CỤM CHUYÊN MÔN IV ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPTQG

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Môn thi: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn… Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn… Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức).

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị.Vì sao ?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1(2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.

Câu 2: (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợchồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về cách nhìn và tình cảm của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.

—————— HẾT —————-

Họ tên thí sinh…………………………………………………….Số báo danh………………………………..

Đề thi có 02 trang

Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

I.PHẦN ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ chính luận. (0.5 điểm)

Câu 2:

– Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: + So sánh: Cuộc đời – con đường đi khó. + Ẩn dụ: những hố sâu do người khác đào ra/ sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh – tượng trưng cho những cạm bẫy do con người tạo ra hoặc những khó khăn do thiên nhiên gây ra.

+ Liệt kê những cạm bẫy, khó khăn trên đường đời: những hố sâu do người khác đào ra/ sự tấn cống của thú dữ/ mưa bão/ tuyết lạnh

– Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng, hàm súc gợi nhiều suy ngẫm về những khó khăn, cạm bẫy, thử thách trong cuộc sống. (0.5 điểm)

(Lưu ý: Chỉ cần học sinh chỉ ra được 02 biệp pháp tu từ là cho điểm tối đa)

Câu 3: Câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi khẳng định trong cuộc đời nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại, nếu có những quyết định, lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp. (1.0 điểm)

Câu 4: Học sinh cần rút ra thông điệp phù hợp. Có thể rút ra một trong những thông điệp sau:

  • Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua.
  • Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn. (0 điểm)
  • II.PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Câu 1 (2.0 điểm)

    Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.

    Gợi ý: Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn. Cuộc hành trình: chuyến đi dài, cách nói chỉ con đường đời. – trì hoãn: là sự chần chừ, do dự thậm chí là trốn tránh. => Câu nói khẳng định trên đường đời, con người không thể chọn cách chần chừ, trốn tránh mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua mọi khó khăn thử thách để đi đến thành công. (0.5 điểm) Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách vì vậy nếu sợ hãi, nếu “ trì hoãn”, trốn tránh, con người sẽ không bao giờ có thể bước đi, rời xa xuất phát điểm của mình; cuộc sống sẽ là sự dậm chân tại chỗ và không bao giờ có được thành quả. – Cuộc đời của mỗi người là hữu hạn vì vậy nếu còn chần chờ, do dự ta sẽ bỏ lỡ thời gian và những cơ hội quý giá để xây dựng cuộc sống và tìm kiếm thành công. Dũng cảm bước đi, chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, con người sẽ trưởng thành, được sống một cuộc đời phong phú, giàu trải nghiệm và có ý nghĩa. Phê phán những con người gặp khó khăn, thử thách là “trì hoãn”, không dám đương đầu, thậm chí là bỏ cuộc, buông xuôi. (1.0 điểm) Bàihọc nhận thức và hành động: Cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của cuộc đời để trên một hành trình dài, chúng ta có thể từng bước rời xa xuất phát điểm, tiến về phía trước, đi đến đích của sự thành công. Đồng thời cần có ý chí, nghị lực, có quyết tâm để thực hiện những ước mơ, những dự định đã đặt ra. Cuộc sống của mỗi người là quý giá, vì vậy hãy sống sao cho không phải nuối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí. (0.5 điểm).

    Câu 2: (5.0 điểm) :

    Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợchồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về cách nhìn và tình cảm của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.

    Yêu cầu chung:

    – Đảm bảo cấu trúc đề nghị luận: mở bài – thân bài – kết bài.

    – Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

    – Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

    – Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    Yêu cầu nội dung:

    Học sinh trình bày theo nhiều cách nhưng cần cơ bản đáp ứng theo hướng sau:

    1. Mở bài: (0.5 điểm)
  • Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị
  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, cuộc đời nhân vật Chí Phèo.
    1. Thân bài:
  • Giới thiệu về nhân vật Mị và cuộc đời đau thương tủi nhục của Mị khi về làm dâu trong gia đình thống Lí Pá Tra. (0.5 điểm)
  • Hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: Thể hiện sức sống tiềm tàng trong Mị: (1.5 điểm)
  • * Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng đó là khung cảnh ngày xuân: Màu sắc rực rỡ, Âm thanh náo nhiệt; tiếng sáo, hơi rượu.

    * Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình đó là sự tương tranh, mâu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:

    + Sức sống tiềm tàng: nhớ về quá khứ, thức dậy ý thức quyền con người và khát vọng sống mãnh liệt.

    + Thực tại hiện hữu: Mị đang trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình. Nhưng Mị bị A sử trói đứng và dây trói đưa Mị về thực tại. Mị thổn thức thấy mình thua thân trâu ngựa.

    * Nghệ thuật: tác giả khắc họa thành công tính cách, sự phát triển tâm lí nhân vật, diễn biến tâm lí rất đặc sắc, am hiểu phong tục tập quán của người dân Tây Bắc.

  • Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu đây chính là sự hồi sinh trong Chí Phèo: (1.0 điểm)
  • * Nguyên nhân: Chí Phèo tỉnh rượu, cảm lạnh, nôn mửa, nhận thức được cuộc sống xunh quanh: qua ánh sáng, âm thanh

    * Nhận thức về bản thân: Nhớ về quá khứ từng có ước mơ, quay về với thực tại: nhận thấy mình đã sang dốc bên kia của cuộc đời, nghĩ về tương lai: sợ đói rét, ốm đau, cô độc.

    * Biểu hiện của sự hồi sinh:

    – Thức tỉnh tính người qua giọt nước mắt khi nhận bát cháo hành của Thị Nở.

    – Thức tỉnh tình người – biểu hiện cao nhất là tình yêu với Thị Nở.

    – Thức tỉnh khát vọng làm người: Khát vọng hoàn lương, hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

    * Nghệ thuật: độc thoại nội tâm, diễn biến tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ đậm chất nông thôn,…

    n Cách nhìn và tình cảm của nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ:

    *Điểm tương đồng: ( 0.5 điểm)

    – Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng của nhân vật. Ở Mị là vẻ đẹp và sức sống cũng như tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người miền núi, ở Chí Phèo là bản chất lương thiện của con người.

    – Thông cảm, đồng cảm với số phận bất hạnh của những người lao động nghèo.

    – Lên án, tố cáo những thế lực gây ra số phận đau khổ cho người lao động.

    – Niềm tin vào nhân cách, phẩm chất của người lao động.

    *Điểm khác biệt:(0.5 điểm)

    – Nam Cao nhìn con người trong số phận bi kịch, nhân vật của ông chưa tìm được con đường đi, con đường giải phóng cho chính mình.

    – Tô Hoài nhìn con người trong sự vận động đến với cuộc sống tốt đẹp, tương lai tươi sáng.

    1. Kết bài: (0.5 điểm)

    Bài viết gợi ý: