CỤM CHUYÊN MÔN IV ĐỀ LUYỆN TẬP THI THPT QUỐC GIA.
TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH MÔN: NGỮ VĂN.
|
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 01 trang)
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4:
(1) …Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?
(2) Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt – Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?
Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn (2) của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới”.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hành động của Tràng chấp nhận lấy người đàn bà về làm vợ (Vợ nhặt – Kim Lân). Liên hệ với câu của Chí Phèo nói với Thị Nở “Hay là mình về đây ở với tớ một nhà cho vui” (Chí Phèo – Nam Cao). Từ đó bình luận quan điểm của các tác giả về con người.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 05 trang)
HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và phải được thống nhất trong Ban giám khảo.
- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN | ĐIỂM | |
PHẦNI: ĐỌC – HIỂU (3.0đ)
| Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: | |
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. | ||
phương thức biểu đạt chính : Nghị luận | 0.5 | |
Câu 2. Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào? | ||
Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong những hoàn cảnh: – … khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca – … khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước – … chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. | 0.5 | |
Câu 3. : Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn (2) của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó. | ||
– Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc cú pháp: “Tự hào dân tộc không phải… mà là…” Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về niềm tự hào dân tộc. Chú ý: Học sinh có thể trình bày phép Liệt kê. |
1.0 | |
Câu 4. Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới”. | ||
Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn, xác đáng bởi lẽ: – Bản sắc dân tộc là những nét riêng ưu việt nhất của dân tộc đó cần được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập. – Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về văn hóa dân tộc, tích cực quảng bá những nét độc đáo của văn hóa quê hương, những hình ảnh đẹp trên khắp mọi miền đất nước, luôn gìn giữ, phát huy những vẻ đẹp truyền thống…. | 1.0 | |
Lưu ý: Thí sinh phải chọn ý: có/không, sau đó giải thích, diễn đạt rõ ràng, hợp lí thì mới được điểm tối đa. | ||
PHẦNII: LÀM VĂN Câu 1: (2.0đ)
| Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. | |
a. Yêu cầu về kĩ năng: – Thí sinh biết cách xây dựng một đoạn văn nghị luận xã hội: đúng về dung lượng, đúng về hình thức, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn. – Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và sự thẩm mĩ của đoạn văn. (Không gạch xóa nhiều trong bài làm). | 0,25 | |
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình nhưng cũng phải có những suy nghĩ tích cực, không vi phạm đạo đức, pháp luật, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: – Giải thích ngắn gọn khái niệm tự hào dân tộc: Đó là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc. Tự hào dân tộc là biểu hiện của tình yêu đất nước, ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước… Bàn luận: – Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ: – Tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao văn hóa dân tộc mình mà hạ thấp văn hóa các dân tộc khác. – Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần hòa nhập để thể hiện bản sắc văn hóa nhưng không hòa tan và luôn có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. – Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về văn hóa dân tộc, những nét đẹp và cả những điểm hạn chế, phát huy nét đẹp và loại trừ những hủ tục lạc hậu, thói quen xấu… – Phê phán những người quay lưng lại với văn hóa dân tộc, bài xích, xem thường văn hóa cha ông, chạy theo lối sống lai căng, học đòi, sùng ngoại… – Bài học nhận thức hành động: Mỗi cá nhân cần có những hành động thiết thực, trực tiếp để thể hiện niềm tự hào dân tộc. |
0.25
1,5
0.25 | |
Lưu ý: – Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. – Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. – Yêu cầu không được xuống dòng. | ||
Câu 2: (5.0đ)
| Cảm nhận của anh/chị về hành động của Tràng chấp nhận lấy người đàn bà về làm vợ (Vợ nhặt – Kim Lân). Liên hệ với câu của Chí Phèo nói với Thị Nở “Hay là mình về đây ở với tớ một nhà cho vui” (Chí Phèo – Nam Cao). Từ đó bình luận quan điểm của các tác giả về con người. | |
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0.25
| |
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hành động của Tràng, Liên hệ với câu nói của Chí Phèo để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Từ đó bình luận quan điểm của các tác giả về con người. | 0.25 | |
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận đặc biệt là thao tác phân tích, so sánh; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau: | 4.0 | |
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: – Cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông chuyên viết về đề tài nông thôn, người nông dân – Vợ nhặt, lấy bói cảnh nạn đói năm 1945, được viết năm 1954, trích trong tập Con chó xấu xí in năm 1962 2. Phân tích hành động của Tràng: @Giới thiệu sơ nét về nhân vật Tràng: – Tràng là người xấu xí, thô kệch – Sống với mẹ già trong căn nhà tồi tàn ở cuối xóm ngụ cư – Nghề nghiệp bấp bênh: Đi kéo xe bò thuê. @Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945. Giữa thời buổi đói kém, cái chết đang đe dọa Tràng lại dám lấy vợ àĐiềuthật kì lạ và đáng ngạc nhiên. +Sự cao đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn của Tràng. – Dù hoản cảnh khó khăn nhưng thấy người phụ nữ nghèo đói, lang thang, vô gia cư nhưng Tràng lại tốt bụng chia sẻ miếng ăn cho người đàn bà xa lạ – Không chỉ cho Thị một bữa ăn mà còn cưu mang cho người lang thang đáng thương có một mái ấm “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi về” – Lấy vợ ở đây không phải xuất phát từ tình yêu mà xuất phát từ lòng thương người. + Khát vọng tình yêu cháy bỏng, hạnh phúc gia đình mãnh liệt: – Lai lịch: Nông dân nghèo, xấu xí, thô kệch, dân ngụ cư àhội tụ các yếu tố không lấy được vợ, bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ. Do đó khát vọng tình yêu và hạnh phúc gia đình cháy bỏng trong con người Tràng. – Trên đường dẫn vợ về nhà anh hiểu tâm trạng của vợ, có ý che chở, bảo vệ cho người phụ nữ của mình. – Tràng mua cho thị một cái thúng con để đựng vài thứ lặt vặt àđó vừa là món quà, vừa là tình ý, sự quan tâm anh dành cho vợ. àTràng xấu xí, nghèo khổ nhưng nhân hậu. Dù cái đói, cái chết có bao trùm nhưng anh vẫn khao khát hạnh phúc gia đình. @ Các giá trị nghệ thuật: Xây dựng tính cách nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ… | 2.5 | |
3. Liên hệ câu nói của Chí Phèo: + Khái quát nhân vật Chí Phèo: – Đứa trẻ bị bỏ rơi lớn lên nhờ vào sự cưu mang của những người dân lương thiện ở làng Vũ Đại.Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá Kiến. Ôm ấp ước mơ rất giản dị có một mái ấm gia đình, chồng làm thuê cuốc mướn… Gặp biến cố,sau khi ra tù, Chí rạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm thuê, chém mướn àCon quỷ dữ của làng Vũ Đại. + Nội dung: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ Chí Phèo có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lý. – Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức ở Chí Phèo khát vọng được sống cuộc sống của một con người bình thường “Hắn thèm lương thiện”. Cử chỉ mộc mạc của Thị gieo vào lòng Chí niềm hi vọng: Thị Nở là người mở đường dẫn Chí về với: “cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. – “Lời tỏ tình”: “Hay là mình về đây ở với tớ một nhà cho vui”à khát vọng hạnh phúc, được yêu thương ẩn sâu trong con quỷ dữ Chí Phèo sau bao năm tháng bị vùi lấp bởi rượu, máu và nước mắt. Chí không dám nói một lời “cầu hôn” thẳng thắn, rõ ràng mà chọn cách nói lấp lửng thể hiện sự âu lo, phấp phỏng của một thân phận bị chối bỏ với một niềm hi vọng mong manh. + Nghệ thuật: – Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu nét tính cách tâm lí và cảnh ngộ của nhân vật. – Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, bất ngờ của ngòi bút Nam Cao. àCả hành động của Tràng và câu nói của Chí Phèo đều bộc lộ khát khao hạnh phúc gia đình và quyền được sống làm người… | 1.0 | |
4.Bình luận quan điểm của các tác giả về con người: Bằng tình yêu thương, sự đồng cảm và thấu hiểu, các tác giả đã xây dựng thành công hình tượng các nhân vật để thấy được sức mạnh tiềm tàng, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. @Kim Lân: – Đặt nhân vật của mình vào tình huống bất ngờ éo le, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm của mình. Với việc xây dựng tình huống truyện độc đáo hiện thực xã hội đã tước đoạt hết quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Nhưng con người không bị vùi dập, họ vẫn tin tưởng vào tương lai. Dù cái đói, cái chết đe dọa nhưng sức sống, khát vọng hạnh phúc của con người không bị mất đi. @Nam Cao: – Tác phẩm “Chí Phèo” đã góp phần làm cho tiếng nói lên án tố cáo càng mạnh mẽ hơn. Chí Phèo thức tỉnh sắp bước qua ngưỡng cửa của cuộc đời lương thiện lại bị cướp đi mạng sống. Khẳng định con người có thể vượt lên chính mình để chiến thắng sự xa lạ. Đó là sự chiến thắng của lương tâm và nhân phẩm trước sự tha hóa và tội ác. d. Nhận xét, đánh giá yêu cầu đề. | 0.5
0.5 | |
Lưu ý: – Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết cho từng ý nhỏ. – Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. – Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. |