ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Chỗ đứng

Chim én đi suốt mùa đông

Để thấy mùa xuân trong chồi lá

Con thuyền vượt qua biển cả

đến bến bờ xa vời…

Con người-suốt cả cuộc đời

Tìm chỗ đứng cho mình,để sống

Để thấy mình không lạc lõng

Một chỗ nhỏ trong biển đời bao la rộng lớn

Có là bao-nhỏ xíu

Nhưng biển đời bề bộn ồn ào

Tìm đúng chỗ của mình thật khó

Chỉ một chỗ đứng chân nho nhỏ

Nhưng phải đúng của mình

Như bến của thuyền,như én với mùa xuân

Bởi vì sống chẳng đơn thuần là tồn tại

(Nguyễn Quảng Hà, http://forum.hn-ams.org/forum/index.php?threads/chodung.6398)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề “ Chỗ đứng”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả nêu ở câu cuối văn bản “ Bởi vì sống chẳng đơn thuần làtồn tại” không? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7.0điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc Tìm chỗ đứng cho mình trong cuộc đời.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về khát vọng được sống là chính mình của nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Từ đó liên hệ với khát vọng được làm người lương thiện củanhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) để nhận xét quan niệm của hai nhà văn về cuộc sống đúng nghĩa của con người.

———–HẾT———–

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

ĐỀ THI THỬ NGHIỆM Môn thi: NGỮ VĂN

PhầnCâu Nội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU3.0
1Thể thơ: tự do0.5
2– Biện pháp tu tử so sánh trong văn bản: chỗ đứng…phải đúng của mình như bến của thuyền, như én với mùa xuân

– Tác dụng: làm cho chỗ đứng của mỗi người trong cuộc đời hiện lên cụ thể, sinh động; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

0.25

0.25

3Nhan đề “ Chỗ đứng”:

– Là vị trí xã hội của con người ( thường do nghề nghiệp hoặc khả năng làm việc, sự cống hiến mang lại)

– Là vị trí, ý nghĩa của mỗi người trong trái tim của những người khác ( thường là do thái độ, tình cảm, cách đối xử mang lại)

0.5

0.5

4Học sinh có thể đưa ra ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình; hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình. Dù chọn ý kiến nào học sinh cũng phải nêu được lý do hợp lý, diễn đạt trôi chảy là đạt điểm tối đa.

1.0

II LÀM VĂN7.0
1 Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc Tìm một chỗ đứng cho mình trong cuộc đời
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành, móc xích.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

– Ý nghĩa của việc tìm một chỗ đứng cho mình trong cuộc đời.

0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nêu rõ ý, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy là đạt điểm tối đa. Có thể theo hướng sau:

– Để khẳng định giá trị của bản thân ( tài năng, nhân cách, đạo đức…)

– Để sống có trách nhiệm, có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng

– Để được sống một đời sống thực sự có ý nghĩa, không phải là sự tồn tại tầm thường, vô vị…

1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

– Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0.25
e. Sáng tạo

– Có cách diễn đạt mới mẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.25
2Cảm nhận khát vọng được sống là chính mình của nhân vật hồn Trương Ba, liên hệ với khát vọng được làm người lương thiện của Chí Phèo, nhận xét quan niệm của hai nhà văn về cuộc sống đúng nghĩa của con người.5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

– Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

– Khát vọng của Trương Ba, Chí Phèo, quan niệm của hai nhà văn về cuộc sống đích thực của con người

0.5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, luận đề

0.5

* Nội dung

– Cảm nhận khát vọng được sống là chính mình của nhân vật hồn Trương Ba

+ Khát vọng được thoát ra khỏi thân xác kềnh càng, thô lỗ, dung tục, tầm thường của anh hàng thịt; không phải lệ thuộc và chịu sự chi phối, lấn át của cái thân xác không phải của mình.

+ Khát vọng được sống thật với con người của mình; sống đúng với bản chất tốt đẹp vốn có của mình.

è Hồn Trương Ba đã chọn cái chết vĩnh viễn để được sống là chính mình.

* Nghệ thuật

– Sự đặc sắc của việc tạo kịch tính; sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại

2.0
* Liên hệ với khát vọng được làm người lương thiện của Chí Phèo

– Tình thương, sự quan tâm chân thành của Thị Nở đã đánh thức khát vọng được làm người lương thiện trong Chí.

è Chí phèo đã chọn cái chết đau đớn, uất nghẹn khi khát vọng chính đáng đó bị chối từ.

è Quan niệm của hai nhà văn về cuộc sống đúng nghĩa: được sống thật, sống đúng với con người của mình; sống nhân hậu, thanh cao; sống yêu thương mọi người và được mọi người thương yêu, trân quý.

1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

– Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0.25
e. Sáng tạo

– Có cách diễn đạt mới mẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

Bài viết gợi ý: