Tiết : 73-74

Đọc văn:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

(Nguyễn Minh Châu)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Kiếnthức

Tiếp tục phân tích diễn biến câu chuyện ở chặng thứ ba của quá trình nhậnthứcđểthấyđượcsựvỡnhẽkhôngchỉ ở Phùngmàcòn ở chánhánĐẩu.

– Thấyđượcnghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

Kĩ năng

– Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

– Học sinh tự nhận thức về cách tiếp cận vàthểhiệnhiệnthựctrongtác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư,

trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại, qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân.

– Đồn thời, hình thành tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của

nhà văn trong tác phẩm.

Thái độ

– Ý thức đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt trong cuộc sống.

– Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn.

Năng lực

– Hình thành ở học sinh năng lực phân tích tác phẩm truyện ngắn, năng lực cảm thụ một tác phẩm văn chương.

– Nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.

CHUẨN BỊ BÀI HỌC

Phương pháp: Phương pháp phân tích nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp….và một số kĩ thuật

dạy học tích cực.

Phương tiện

– Giáo viên: SGV, SGK Ngữ văn 11 tập 2 (cơ bản), giáo trình, giáo án, máy chiếu,…

– Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn…

Hình thức: Theo lớp, theo nhóm, hoạt động cá nhân.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Trải nghiệm tròchơi“Đitìm tri thức”

– Mục đích: Thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức

liên quan làm hành trang để tiếpnhậnkiếnthứcmới.

– Phương pháp: Trực quan; trải nghiệm.

– Thời gian: 5 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cơ bản
GV: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm trò chơi “Đitìm tri thức”

– Khái quát nội dung trò chơi: Các thành viên trong lớp đều được tham gia chơi trò chơi. Ai dơ tay nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời câu hỏi.

HS:

– Tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của trò chơi

GV: Từ câu trả lời của HS qua trò chơi khởi động, giáo viên dẫn dắt học sinhvàobàimới

– Củng cố kiếnthứcvềtiếthọchômtrước

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

– Mụcđích: Giúphọcsinhnắmđượcdiễnbiếncâuchuyện ở tòaánhuyệnvàgiátrịnội dung và

nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếcthuyềnngoàixa”.

– Phương pháp: Tái hiện, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình…

– Thờigian: 20phút

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cơ bản

GV: Cho HS trình bày sản phẩm của nhóm mình

( GV đã giao bài tập trước ở nhà).

– Nội dung tìm hiểu:

+ Nhóm 1 và 2 : Tìm hiểu về người đànbà ở tòaánhuyện.

( Thái độ, cách xưng hô, nguyên nhân nào khiến người đàn bà không chịu li hôn chồng?).

– Hình thức: Sơ đồ tư duy

– Thời gian trình bày: 5 phút

HS: Đại diện nhóm trình bày

GV nhận xét, đánh giá

GV : Phân tích

Thái độ lúng túng, sợ sệt chị tìm đến một góc tường để ngồi. Chi tiết : « Đẩu phải nói đến lượt thứ hai, mụ mới dám rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại ».

Sau đó xưng hô lễ phép : Con- quýtòa. Chi tiết : « quýtòabắttội con cũng được bỏ tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó »

Chị thà chấp nhận mọi hình phạt của pháp luật kể cả khung hình phạt cao nhất là đi ở tù cũng dứt khoát không chịu bỏ chồng

GV: Em có suy nghĩ gì về quyết định của nhân vật người đàn bà làng chài? Nếu là em, em có hành động như vậy không?

HS: Đưa ra ý kiến, suy nghĩ cá nhân

GV : Mỗi người trong chúng ta đều có những cách đánh giá, nhìn nhận riêng. Nhưng trong tác phẩm người đàn bà kiên quyết không chịu bỏ chồng ắt hẳn là có nguyên do. Chị đã kể lại câu chuyện của cuộc đời mình nhằm gián tiếp đưa ra những lí do không thể bỏ chồng.

GV : Khi chánh án Đẩu nói : «Tùy bà, chủ trương của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận » thái độ của người đàn bà có sự thay đổi như thế nào ?

GV : Qua câuchuyện ở tòaánhuyệnem có cảm nhận gì về nhân vật người đàn bà ?

HS : Trả lời

GV : Phùng và Đẩu đã vỡ lẽ ra điều gì trong câu nói của người đàn bà ?

HS: Trả lời

GV: Vỡ lẽ về cách nhìn của mình về con người, cuộc sống của người dân hàng chài còn phiến diện chỉ đánh giá ở bên ngoài mà chưa thấu hiểu hết những góc khuất bên trong họ. Và nhận thức ra chân lí của cuộc sống.

– Nhìn đời còn phiến diện, đơn giản xa rời thực tế chưa đi sâu vào cuộc sống của nhân dân để nhận ra những góc khuất lấp ẩn đằng trong mỗi cảnh đời, mỗi con người.

=> Nhận thức mới:

– Cái nhìn con người : Đa chiều, sâu sắc, không chỉ nhìn bằng con mắt mà phải nhìn bằng cả khối óc và con tim để phát hiện ra những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn.

GV: Miêu tả bức ảnh nghệ thuật?

HS: Trả lời

GV: Nghệ sĩ Phùng có cái nhìn về bức ảnh ấy như thế nào?

GV: Em hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm ?

HS: Trả lời

phụnữ lao động vùng biển. Nghèo khổ lam lũ, đông con, gia đình làm nghề chài lưới, sống chen châúctrêncâáithuyềncaAhậthẹp.
+ Có mang với một anh hàng chài, đến mua bảvềđanlưới, rồithành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả.
+ Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngàymột trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận. Khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn mà coi đó là một lẽ đương nhiên. Người đàn bà ấy nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn tất cả vì những đứa con.
– Ngoại hình: xấu xí, thô kệch, mặt rỗ vì hồi nhỏ bị đậu mùa, mụ trạc ngoài 40, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, quần áo rách rưới bạc phếch, thân người ướt sũng …

=> Giàu lòng thương yêu gia đình, lòng vị tha, đức hi sinh. Lấy hạnh phúc của các con làm hạnh phúc cho mình.

Tiết 2

b. Câuchuyện ở tòaánhuyện:

Lúc đầu

+ Thái độ : Lúng túng, sợ sệt

+ Hành động : « rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại ».

+ Cách xưng hô:

con – quýtòa

chị – các chú

+ Không chịu li hôn :

+ Kể lại câu chuyện cuộc đời mình :

Ø Về mình : Hồi nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu xí…về đan lưới.

Ø Về chồng : Lão chồng tôi khi ấy là một thanh niên hiền lành. Chẳng bao giờ đánh đập tôi.

Ø Tự nhận lỗi về mình : Khổ là vì đẻ nhiều, thuyền chật, con đông nhiều lần biển động phải ăn cả xương rồng luộc chấm muối.

Ø Kể tiếp : Mỗi lần thấy khổ quá lão lại xách tôi ra đánh…Vì thương con chị đã gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại.

Sau đó

+ Thái độ : quảquyết, rắnrỏi

+ Cách xưng hô : Tôi- các chú

+ Chị giải thích : Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết được nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông

+ Chị nhấn mạnh : Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó.

ð Kết luận : Qua câuchuyện ở tòaánhuyệncho thấy hình ảnh người đàn bà thất học, quê mùa nhưng không hề cam chịu một cách vô lí. Là người sâu sắc thấu hiểu lẽ đời, có lòng bao dung.

ð Bài học qua câu chuyện ở tòa án huyện:

+ Với chánh án Đẩu: Khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà : “Một cái gì đó vỡ ra trong đầu vị bao công của cái phố huyện vùng biển”. Anh có lòng tốt sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân.

+ Với Phùng: Phùng nhận ra mình còn đơn giản trong cách nhìn nhận cuộc đời và con người. Từ đó đem đến một sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ: “Bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.

c. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

– Là bức ảnh đen trắng chụp cảnh bình minh trên biển và được nhiều người thích.

+ Trưởng phòng ưng ý bằng lòng

+ Người sành nghệ thuật in ra treo trong nhà.

– Nghệ sĩ Phùng bị ám ảnh :Mỗi lần nhìn tấm ảnh, Phùng thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” là vẻ đẹp lãng mạn, biểu tượng của nghệ thuật. Nhìn lâu hơn thấy “người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh” là hiện thân của hiện thực và cuộc đời.

– Ý nghĩa: Vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật không phụ thuộc vào màu sắc bên ngoài.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

– Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: “Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộcgười một cách toàn diện, sâu sắc”.

– Tác phẩm cũng đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.

2. Đặc sắc nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

– Ngôn ngữ linh hoạt, sắc sảo, kể chuyện sinh động bộc lộ nhiều suy tư chiêm nghiệm của tác giả.

– Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, phân tích tâm lí sâu sắc.

đứaời có lòng t

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

– Mục đích: Củng cố kiến thức về nội dung và nghệ thuật của bài “Chiếc thuyềnngoàixa” Nguyễn Minh Châu, rèn luyện kĩ năng tiếp nhận, kĩ năng phân tích, đọc – hiểu tác phẩm.

– Phương pháp: Giao tiếp, thực hành, vấn đáp.

– Thời gian: 10 phút.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cơ bản

GV: Đưa ra các câu hỏi bài tập trắc nghiệm, gợi ý, hướng dẫn HS trả lời.

HS: Suy nghĩ, trả lời nhanh.

GV: Đưa ra bài tập, gợi ý, hướng dẫn HS làm bài tập.

HS: Suy nghĩ, viết đoạn văn ngắn

Bài tập 1: Hãy lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Ban đầu, khi đến tòa án huyện, người đàn bà có thái độ như thế nào?

A. Lúng túng, sợ sệt

B. Mạnh dạn bày tỏ quan điểm

C. Quả quyết, rắn rỏi

Đ/a: A

Câu 2:Saukhikểlạicâuchuyệncủacuộcđờimình, ngườiđànbàđãxưnghônhưthếnàovớiPhùngvàĐẩu?

A. Tôi – các anh

B. Tôi – các chú

C. Con – quý tòa

D. Tôi – quý tòa

Đ/a: B

Câu 3: Tại sai người đàn bà lại quyết định không bỏ chồng?

A. Không muốn cuộc sống của các con thiếu vắng người cha

B. Vì cuộc sống mưu sinh cần người đàn ông

C. Cả hai phương án trên

Đ/a: C

Câu 4:Saukhixemlạibứcảnhtrongbộlịch, nghệsĩPhùngthấy:

A. Người đàn bà bước ra từ tấm ảnh

B. Người đàn ông đánh vợ

C. Bãi xe tăng cũ

D. Hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai

Đ/a: A và D

Câu 5:Đâu không phải là biểu hiện của mọi người khi quan sát tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy?

A. Trưởng phòng ưng ý bằng lòng

B. Người sành nghệ thuật in ra treo trong nhà

C. Nghệ sĩ Phùng bị ám ảnh

D. Chánh án Đẩu cảm thấy chạnh lòng

Đ/a: D

Bàitập 2: Viết một đoạn văn nói lên cảm nhận của anh/chị về phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng ?

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn,

năng lực tự học; năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tăng cường tính thực tiễn cho bài học.

– Phương pháp: Tự học, thuyết trình.

– Thời gian: 5 phút.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cơ bản
Yêucầu: môphỏngpháthiệncủanghệsĩphùngbằngcách

– Đóng vai nhân vật Phùng, kểlạinhữngpháthiệnmớimẻcủacủamình.

– Vẽ lại bức tranh bình minh trên biểnmànhânvậtPhùngđãpháthiệnđược

– Mô phỏng, khái quát lại bức tranh thiên nhiên của nghệ sĩ Phùng

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

– Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp và học tập.

– Phương pháp: Tự học, thực hành.

– Thời gian: Làm ở nhà.

Nội dung yêu cầu:

SưutầmmộtsốtruyệnngắnngắncủaNguyễn Minh Châu, đọcvàkểlạilạimộtcâuchuyệnmàemthíchnhất?

SưutầmnhữnglờinhậnxétvềNguyễn Minh Châucủacácnhàphêbình? Emcóđồng ý vớinhữngnhậnxétấykhông?

– Nhiệmvụnối tiếp:

* Học bài cũ

– Nắm được cốt truyện, ý nghĩa tư tưởng của truyện.

– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.

* Chuẩn bị bài mới

– Soạn bài: “ Thực hành về hàm ý”

– Sưu tầm 5 ví dụ về hàm ý trong ngôn ngữ nói hàng ngày.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

– GV chốt lại kiến thức chính, trọng tâm của bài học.

RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Bài viết gợi ý: