Câu 1 ( 5 điểm ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau :

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

             ( Cây tre Việt NamThép Mới)

Câu 2: ( 5 điểm).

            Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:

"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi

Con là trái xanh mùa gieo vãi

Mẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhà

Nắng đã chiều... vẫn muốn hắt tia xa!"

                                                                                      ("Mẹ" - Phạm Ngọc Cảnh).

Câu 3 ( 10 điểm )

Suy nghĩ của em về hình ảnh ng­ười bà trong bài thơ  Tiếng gà tr­ưa của Xuân Quúnh.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1 : (5 điểm)

+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ

- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) 

- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.

- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.

- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”.

- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.

> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

Câu 2: (5 điểm).

 - Cần nêu và phân tích được cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:

+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ. 

+ n dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu.

              "vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc.

+ Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ

- Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,...  mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ.

- Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận.

=> Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ.

=> Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.

Câu 3: (10 điểm)

a. Mở bài :

+ Giới thiệu tác giả Xuân Quúnh và bài thơ “Tiếng gà trư­a”( Hoặc đi từ đề tài viết về bà ).

+ Nêu khái quát cảm xúc về bà : Yêu mến ng­ười bà có nhiều phẩm chất tốt đẹp .

b. Thân bài :

* Trân trọng  ng­ười bà  tần tảo, chắt chiu, chịu thư­ơng chịu khó  trong khó khăn để bảo tồn sự sống :

+ Bà nhặt nhạnh từng quả trứng hồng để xây dựng cho cuộc sống gia đình no đủ trong cần kiệm.

+ Tay bà khum khum soi trứng với tấm lòng chi chút, nâng đì từng sự sống nhá nhoi trong từng quả trứng.

 “ Tay bà khum soi trứng

       Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp”

* Yêu mến người bà gần gũi, gắn bó và yêu th­ương cháu tha thiết

+  Bà bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi có mắng yêu cháu khi cháu nhìn trộm gà đẻ cũng là vì th­ương cháu “

“ Có tiếng bà vẫn mắng

                                                                      Gà đẻ mà mày nhìn

                                                                            Rồi sau này lang mặt !”

+ Bà dành trọn vẹn tình th­ương yêu  để chăm lo cho cháu :

- Bà dành dụm, chi chút chăm sóc, nâng đì từng quả trứng, từng chú gà con nh­ư chắt chiu, nâng đì những ư­ớc mơ hạnh phúc đơn sơ nhá bé của đứa cháu yêu :

- Bà hi vọng cháu có niềm vui khi mùa xuân đến qua một quá trình lâu dài : Từ lúc soi trứng cho gà ấp, nuôi gà lớn, chăm sóc khi mùa đông đến, bán lấy tiền mua quần áo mới:

“  Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

                                                                           Bà lo đàn gà toi

           Mong trời đừng s­ương muối

Để cuối năm bán gà

       Cháu được quần áo mới”

* Khâm phục người bà  giàu đức hi sinh vì con cháu vì đất n­ước.

+ Bà không dành cho mình điều gì.

c. Kết bài :

+ Khẳng định lại cảm nghĩ : bà hiện lên có nhiều phẩm chất tốt đẹp : Tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu tình th­ương yêu, đức hi sinh. Bà là tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

+ Liên hệ : trân trọng, biết ơn những ng­ười bà…

Bài viết gợi ý: