Giới thiệu với thầy cô và các em đề thi hết học kì 2 môn ngữ văn của trường THPT Lương Ngọc Quyến, Tỉnh Thái Nguyên. Đề thi có 2 phần : Đọc hiểu và làm văn. Thời gian làm bài 90 phút
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
“…Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu,
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá,
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.
Lại thêm quan bốn mặt vây thành,
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc.
Sĩ tốt kén tay hùng hổ,
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông …”

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? (0,5đ)
2. Xác định nội dung chính của đoạn văn? (1,0đ)
3. Trong đoạn văn,tác giả viết những câu văn dài có nhiều vế ngắn kết hợp với những câu văn ngắn.
Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì? (1,5đ)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Đáp án
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 đ)
1. Đoạn văn trích từ Đại cáo bình Ngô/ Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi. (0,5 đ)
2. Nội dung chính của đoạn văn:
+ Tái hiện lại những trận chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm
lược, sức mạnh và khí thế chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn. (0,5 đ)
+ Sự thất bại thảm hại, nhục nhã của kẻ thù xâm lược. (0,5 điểm)
3.Tác dụng của hình thức nghệ thuật:
– Làm sống dậy những đợt tấn công ào ạt khẩn trương liên tiếp của ta vùi lấp kẻ thù, kẻ thù bị
chia cắt và tiêu diệt triệt để. (0,75 đ)
– Tạo nhịp điệu sảng khoái, khí thế hào hùng trong bản trường ca chiến thắng chống giặc Minh
xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. (0.75 đ)
PHẦN LÀM VĂN: (7,0 đ)
Yêu cầu về kĩ năng:
– Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
– Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.
Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ về nhân vật theo nhiều cách khác nhau
nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu: (1đ)
– Vài nét về tác giả Nguyến Dữ và tập Truyền kì mạn lục
– Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
– Nhân vật chính Ngô Tử Văn với vẻ đẹp đại diện cho người trí thúc nước Việt dũng cảm, kiên
cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí, có tinh thần dân tộc…
2. Nhân vật Ngô Tử văn: (5 đ)
Tính cách nổi bật ở nhân vật Ngô Tử Văn là người cương trực, dũng cảm đấu tranh vì chính
nghĩa:
+ Tính cách thể hiện qua lời giới thiệu của tác giả:
+ Ngay khi mới xuất hiện, tính cách NTV đã bộc lộ khá rõ với hành động châm lửa đốt đền
thiêng trừ hại cho dân.
+ Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần.
+ Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ cõi âm phủ.
+ Ở chốn âm cung, khi đứng trước công đường, Tử Văn càng tỏ rõ khí phách. Chàng không chỉ
kêu to khẳng định:” Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng…”, mà còn dũng cảm vạch mặt tên
tướng gian tà với “ lời lẽ rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào cả”. Chàng chiến đấu
đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng bước, NTV đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù,
cuối cùng đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc.
+ Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa cuối cùng NTV đã
chiến thắng:
– Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
– Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho
Thổ thần nước Việt.
– Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
-> Tác giả đề cao tinh thần khẳng khái cương trực, dũng cảm đấu tranh vì chính nghĩa, giàu
tinh thần dân tộc của nhân vật NTV.
3. Đánh giá chung (1 đ)
– Đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì: yếu tố hiện thực kết hợp hoang đường kì ảo tạo sự hấp
dẫn và thuyết phục về nhân vật NTV.
– Nhân vật NTV mang đầy đủ vẻ đẹp của người trí thức đất Việt, tạo niềm tin vào việc đấu tranh
bảo vệ công lí ở đời.
– Nhân vật thể hiện niềm tự hào, sự khao khát và quan niệm về người trí thức đất Việt của tác
giả.
Xem thêm : Đề thi khối 10

Bài viết gợi ý: