TRƯỜNG TH, THCS, THPT (…) ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG
Môn: Ngữ văn-Lớp 12- Năm học 2017-2018
Thời gian: 90 phút
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Kiến thức
- Kĩ năng: Vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận
- Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản thơ lãng mạn theo đặc điểm thể loại
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
PHẦN 2: KHUNG NĂNG LỰC
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Cấp độ thấp | Vận dụng cao | ||
– Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại | – Lí giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng hình tượng và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm | – Vận dụng hiểu biết về tác giả để phân tích lí giải nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. | – Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại |
– Nhận diện cách miêu tả, trình tự miêu tả. | – Hiểu được ảnh hưởng của cách viết đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm | – Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm | – Nhận diện cách miêu tả, trình tự miêu tả. |
– Nắm được nội dung của tác phẩm, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo | – Hiểu được mối liên hệ giữa các hình ảnh, sự kiện | – Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm | – Nắm được nội dung của tác phẩm, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo |
– Nhận diện hệ thống các hình tượng chính trong tác phẩm | – Phân tích, lí giải về đặc điểm của hình tượng. Khái quát được nét tiêu biểu của hình tượng | – Trình bày cảm nhận về hình tượng, về tác phẩm | – Nhận diện hệ thống các hình tượng chính trong tác phẩm |
PHẦN 3. MA TRẬN ĐỀ
Mức độ Chủ đề | Biết | Hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng số |
I. Đọc hiểu | – Nhận diện nội dung | – Hiểu được nội dung của vấn đề – Hiểu được tính hiệu quả trong xây dựng kết cấu của đoạn trích – Hiểu được bài học | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 3 2.5 25% | 4 3,0 30% | ||
II. Làm văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí | | Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 2,0 20% | 1 2,0 20% | |||
II. Làm văn Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành | Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận văn học về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. | | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 5,0 50% | 1 5,0 50% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 3 2.5 25% | | 2 7,0 70% | 6 10,0 100% |
PHẦN 4: NỘI DUNG ĐỀ
Phần 1: ĐỌC- HIỂU(3 ĐIỂM):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…
Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)
Câu 1: Chỉ ra vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích?
Câu 2: Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?
Câu 3: Chỉ ra tính hiệu quả trong xây dựng kết cấu của đoạn trích trên?
Câu 4: Trong khoảng 5 đến 7 dòng, anh/chị hãy chỉ ra bài học mà đoạn trích mang đến cho bản thân?
Phần II. LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1. (2 điểm) Anh /chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm sau: “Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp”.
Câu 2( 5,0 điểm ) : Về nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Ý kiến khác lại khẳng định: Tnú là con người chan chứa tình yêu thương, có số phận đau thương.
Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN | HƯỚNG DẪN CHẤM | THANG ĐIỂM |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU | Câu 1: Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc (0,5đ) | 0,5 |
Câu 2: Các yếu tố sau thể hiện rõ con người có trí tuệ cảm xúc là – Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó – Biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt với mọi người | 0,5 0,5 | |
Câu 3: Đoạn trích xây dựng một kết cấu hiệu quả như sau – Đoạn trích gồm 2 luận điểm rõ ràng. Luận điểm 1 là người có trí tuệ cảm xúc là người hiểu rõ bản thân và chế ngự được cảm xúc của mình. Luận điểm 2 là người có trí tuệ cảm xúc là người biết cảm thông cho người khác để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với người khác. – Đoạn trích dẫn dắt vấn đề một cách khoa học, logic. Đầu tiên nêu khái niệm trí tuệ cảm xúc, sau đó kết thúc bằng việc chỉ ra vai trò ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc đối với mỗi con người. | 1,0 | |
Câu 4: Hs có thể rút ra nhiều bài học khác nhau: bài học về việc rèn trí tuệ cảm xúc, chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân, tránh nóng giận gây hậu quả nghiêm trọng; bài học về việc cần đặt mình vào vị trí người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lý… | 0,5 | |
LÀM VĂN | Câu 1 (2,0 điểm) – Yêu cầu chung: + Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần bám sát vào quan niệm sống được thể hiện qua hai câu thơ ở phần Đọc – hiểu, từ đó bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về quan điểm sống đó. + Đảm bảo bố cục một đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn , thân đoạn , kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. – Yêu cầu về kiến thức:Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. | 0,25 |
– Giải thích : Thành công là thành quả đạt được sau một quá trình phấn đấu, mang đến niềm vui sướng hạnh phúc cho con người. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và tác động của nó với những người xung quanh. Cả câu nói là lời khẳng định vai trò, tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với thành công của con người trong cuộc sống. – Phân tích, chứng minh: Vì sao trí tuệ cảm xúc là yếu tố giúp con người đạt thành công trong sự nghiệp? + Để thành công trong sự nghiệp phải trải qua rất nhiều khó khăn, nếu chỉ có trí thông minh thôi chưa đủ mà cần phải có ý chí nghị lực, sự kiên trì, lòng quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Đó là những yếu tố thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) + Để thành công trong sự nghiệp còn cần có sự giúp đỡ của nhiều người xung quanh. Do đó người có trí tuệ cảm xúc tốt dễ thành công hơn người không có hoặc ít có trí tuệ cảm xúc, bởi vì họ biết nắm bắt cảm xúc của người xung quanh, biết thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp…vì vậy họ nhận được nhiều sự ủng hộ giúp đỡ từ mọi người. – Bàn luận, mở rộng + Phê phán những người không chịu rèn luyện trí tuệ cảm xúc, không biết chế ngự cảm xúc của bản thân, thiếu sự cảm thông với mọi người xung quanh. Họ sẽ khó có được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống + Tuy nhiên để thành công không phải chỉ cần trí tuệ cảm xúc, vẫn cần học tập nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. – Bài học bản thân: Nhận thức được vai trò của trí tuệ cảm xúc, rèn luyện trí tuệ cảm xúc …kết hợp hài hòa giữa IQ và EQ sẽ dẫn ta đến thành công vang dội | 1,75 | |
2 | – Giới thiệu tác giả, tác phẩm – Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Tnú là con người chan chứa tình yêu thương, có số phận đau thươnga. | 0,5 |
– Khái quát tác phẩm | 0,5 | |
* Tnú là nhân vật kết tinh được những phẩm chất tiêu biểu nhất của con người Tây Nguyên thời chống Mĩ: vừa bất khuất, kiên trung, trọn đời gắn bó với cách mạng “trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng” vừa thủy chung, trong sáng, giàu tình nghĩa “chan chứa tình yêu thương”. Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp ở nhân vật – một người anh hùng lí tưởng trong thời đại cách mạng. * Phẩm chất, tính cách người anh hùng: – Gan góc, dung cảm, mưu trí + Địch khủng bố: vẫn cùng Mai tiếp tế và làm giao liên + Khi đưa thư: xé rừng mà đi, chọn thác dữ mà vượt + Khi học chữ chậm: giận mình, tự đập đá vào đầu – Có tính kỉ luật và tuyệt đối trung thành với cách mạng: + Rơi vào ổ phục kích của địch = > nuốt lá thư + Bị địch bắt và tra tấn: không hề nai núng, không hề khai một lời + Ba năm sau vượt ngục cùng dân làng mài vũ khí đánh giặc – Giàu yêu thương, sôi sục, căm thù + Người chồng, người cha nặng trĩu yêu thương + Người con của quê hương => Tnú là con người giàu nghĩa tình, luôn mang trong tim ba mối thù: bản thân, gia đình và quê hương * Số phận đau thương: – Tin dân làng mài vũ khí: giặc kéo về làng + Bắt Mai và con trai tra tấn bằng gậy sắt + Tnú nhảy ra cứu, bị bắt, bị trói bằng dây rừng. dùng giẻ tẩm dầu xà nu đốt 10 đầu ngón tay – Cuộc đời bi tráng của Tnú + Tnú không cứu được vợ con không có + Dân làng không cứu được Tnú vũ khí => Sẽ thế nào nếu kẻ thù cầm súng mà ta chưa kịp cầm giáo? – Khi tất cả trai tráng trong làng mỗi người một cây rựa sáng loáng thì: + Kẻ thù phải đền tội ./ Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết ./ Xác 10 tên lính xếp ngổn ngang + Lửa tắt trên đầu 10 ngón tay của Tnú là chi tiết nghệ thuật đặc sắc: ./ Khi lành lặn: bàn tay tình nghĩa ./ Khi bị giặc đốt chứng tích của tội ác biểu hiện của sự mất mát, đau thương ./ Tàn nhưng không phế: tham gia lực lượng cách mạng => Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm “Chúng nó cầm súng, mình phải cẩm giáo”, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng * Mối quan hệ giữa rừng cây xà nu và nhân vật Tnú: gắn bó, bổ sung => Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cá tính sống động, phẩm chất khái quát, lời văn giàu chất tạo tình, giàu nhạc điệu, màu sắc đậm chất Tây Nguyên | 0.5 1.0 1.0 0.5 | |
Nghệ thuật | 0,5 | |
Khẳng định lại vấn đề | 0,5 |
Xem thêm : RỪNG XÀ NU