ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 90 phút- không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Ngày nghỉ lễ con cun cút về với mẹ
Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng
Ở giữa quê mà nhớ quê quá thể
Mở ti vi. Lòng chộn rộn mông lung…
Đây xứ sở hoa anh đào, hoa tuy líp
Những làng mạc, cánh rừng, những thành phố từng qua
Đây ngập nắng, đây bạt ngàn trắng tuyết
Căn nhà này nối chuyến những miền xa
Nối mảnh ruộng mẹ suốt đời mất được
Với quả cà, hạt thóc với nắng hạn mưa giông
Nối cui cút và lặng thầm mơ ước
Với con cháu bên bồi mẹ bên lở một dòng sông
(Nguyễn Trọng Hoàn, Năm mới, Tri thức thời đại 1+2/2005)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ trên .
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một phép tu từ đặc sắc nhất trong khổ 2 và 3.
Câu 3: Từ láy lập cập cho ta hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ trong câu thơ Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng?
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 ,0điểm)
Từ nội dung của bài thơi đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ cảm nghĩ của của anh (chị) về ý nghĩa của quê nhà đối với cuộc sống mỗi con người .
Câu 2 (5,0 điểm)
“ Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường :
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang dập dờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
– Mày muốn đi chơi à ?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.”
Trích “Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài”
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
HẾT
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 90 phút- không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Đọc hiểu
Câu 1 Phong cách ngôn ngữ : Nghệ thuật/ Nghệ thuật 0,5
Câu 2 -Biện pháp tu từ đặc sắc của khổ 2, 3: Điệp/ lặp từ, cấu trúc
– Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vai trò của quê hương đối với sự trưởng thành của mỗi con người, nhấn mạnh nỗi vất vả gian nan, tình yêu thương, sự hi sinh lặng thầm của mẹ;
+ Nhấn mạnh cảm xúc của tác giả: từ cảm xúc dạt dào về vẻ đẹp của xứ người mà càng thấm thía, biết ơn, thương yêu quê hương và mẹ. 0,25
0,5
Câu 3 – Từ láy lập cập cho ta hình dung về hình ảnh người mẹ: Thân hình run rẩy vì tuổi cao, sức yếu, công việc nặng nhọc, thời tiết khắc nghiệt; qua đó thấy được sự tảo tần, lam lũ của mẹ. 0,75
Câu 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất:
– Quê hương và mẹ trong hành trình của con người.
– “Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”.
– Hs có thể đưa ra những thông điệp khác…. miễn đảm bảo bám nội dung văn bản đọc hiểu. 1,0
II.Làm Văn
Câu 1 Từ nội dung của bài thơi đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ cảm nghĩ của của anh (chị) về ý nghĩa của quê nhà đối với cuộc sống mỗi con người .
1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ ( tổng – phân – hợp).
– Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
+Phần mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
+Phần phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề nghị luận.
+Phần kết đoạn: Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của quê nhà đối với cuộc sống mỗi con người. 0,25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần bám sát vào nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, từ đó thể hiện suy nghĩ hợp lí, thuyết phục
* Câu mở đoạn: Ý nghĩa của quê nhà đối với cuộc sống mỗi con người. (0,25)
– Ai cũng có một mái ấm gia đình, quê hương. Nơi cho ta tiếng khóc chào đời, tiếng khóc làm người, nơi chôn rau cắt rốn và dưỡng dục ta khôn lớn, trưởng thành. Gia đình truyền thống, quê hương thân yêu, nơi nguồn cội ấy đối với người Việt ta càng có ý nghĩa lớn lao trong suốt cuộc đời của một con người.
* Thân đoạn: Bày tỏ cảm nghĩ về hình ảnh quê nhà trong cuộc sống của mỗi con người. (có thể trình bày theo hướng: chính mảnh đất quê hương còn nghèo khó và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ là nơi chắp cánh ước mơ cho mỗi con người được đến những chân trời xa. Vì vậy, cần phải trân trọng biết ơn những điều nhỏ bé, giản dị, lặng thầm mà thiêng liêng ấy).
* Câu kết đoạn: Rút ra bài học
– Cần sống có bản lĩnh, biết trân trọng những gì mình có song cũng cần phấn đấu vươn lên để chinh phục thế giới, chinh phục khó khăn thử thách để khẳng định bản lĩnh của mình. 1,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
* Yêu cầu chung
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
– Thí sinh có thể phân tích và bình luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải xuất phát từ việc hiểu đúng ý kiến và bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
* Yêu cầu cụ thể
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5điểm)
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn, hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5điểm)
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích và chỉ ra và đánh giá được nét đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài trong tác phẩm.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận ra thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa lí lẽ và đưa dẫn chứng.(3,0điểm)
– Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên có thể trình bày theo định hướng sau:
Cụ thể:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Mị (0,5 điểm)
2. Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích (30 điểm)
– Cuộc đời, số phận (đau khổ, mang thân phận éo le của người con dâu gạt nợ) (0,5 điểm)
– Tính cách, phẩm chất: Sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao (2,0 điểm)
+ Vốn là cô gái mạnh mẽ, giàu sức sống, bị bắt về nhà thống lí, bị tước đoạt tự do, bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần Mị trở nên vô cảm; Sức sống trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân, đặc biệt là sự tác động của tiếng sáo đã khiến cảm xúc Mị hồi sinh.
+ Ý thức trở lại về bản thân, nhận thức về hôn nhân và thực tại; nhận thức về bóng tối xung quanh mình và có nhu cầu thắp sáng cuộc đời mình; thản nhiên chuẩn bị váy áo đi chơi trước mặt A Sử (hành động tưởng như vô thức nhưng lại bắt nguồn từ nguyên cớ sâu xa đó là khát vọng hạnh phúc, từ sức sống mãnh liệt bên trong thôi thúc)
+ Khi bị trói, chìm vào những mơ tưởng về cuộc chơi, thân xác và linh hồn sống ở hai thế giới khác biệt, Mị thức tỉnh trước thực tại, nhận thức sâu sắc về thân phận; tiếng sáo vẫn ám ảnh thôi thúc Mị hướng tới những ước mơ, khát vọng.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng nhân vật điển hình vừa có nét chung cho số phận người dân lao động miền núi trước cách mạng vừa mang nét riêng; nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt (ngôi kể ở ngôi thứ ba nhưng có lúc tác giả nhập sâu vào dòng tâm tư nhân vật nói lên tiếng nói bên trong của nhân vật khiến giọng văn đậm màu sắc trữ tình), ngôn ngữ phù hợp với đối tượng miêu tả, câu văn uyển chuyển co duỗi nhịp nhàng đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. (0,5 điểm)
3. Nét đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật (1,0 điểm)
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật theo một trình tự lôgic hết sức hợp lí.
+ Các sự kiện, hành động, tâm trạng của nhân vật được miêu tả hết sức chân thực, khách quan: vừa ngẫu nhiên (về mặt thời điểm), nhưng lại tất yếu về mặt quy luật phát triển tính cách nhân vật. Sự tất yếu đó dựa trên bản chất và phẩm chất tồn tại của con người khiến nhân vật hiện lên vừa chân thực, sinh động, cụ thể, vừa có chiều sâu, sức bao quát sâu sắc.
++ Đánh giá về tài năng, vốn sống, tấm lòng của nhà văn với con người trong tác phẩm.
d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận (0,25 điểm) 0,25
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) 0,25
1,0
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
* Yêu cầu chung
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
– Thí sinh có thể phân tích và bình luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải xuất phát từ việc hiểu đúng ý kiến và bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
* Yêu cầu cụ thể
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5điểm)
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn, hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5điểm)
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích và chỉ ra và đánh giá được nét đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài trong tác phẩm.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận ra thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa lí lẽ và đưa dẫn chứng.(3,0điểm)
– Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên có thể trình bày theo định hướng sau:
Cụ thể:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Mị (0,5 điểm)
2. Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích (30 điểm)
– Cuộc đời, số phận (đau khổ, mang thân phận éo le của người con dâu gạt nợ) (0,5 điểm)
– Tính cách, phẩm chất: Sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao (2,0 điểm)
+ Vốn là cô gái mạnh mẽ, giàu sức sống, bị bắt về nhà thống lí, bị tước đoạt tự do, bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần Mị trở nên vô cảm; Sức sống trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân, đặc biệt là sự tác động của tiếng sáo đã khiến cảm xúc Mị hồi sinh.
+ Ý thức trở lại về bản thân, nhận thức về hôn nhân và thực tại; nhận thức về bóng tối xung quanh mình và có nhu cầu thắp sáng cuộc đời mình; thản nhiên chuẩn bị váy áo đi chơi trước mặt A Sử (hành động tưởng như vô thức nhưng lại bắt nguồn từ nguyên cớ sâu xa đó là khát vọng hạnh phúc, từ sức sống mãnh liệt bên trong thôi thúc)
+ Khi bị trói, chìm vào những mơ tưởng về cuộc chơi, thân xác và linh hồn sống ở hai thế giới khác biệt, Mị thức tỉnh trước thực tại, nhận thức sâu sắc về thân phận; tiếng sáo vẫn ám ảnh thôi thúc Mị hướng tới những ước mơ, khát vọng.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng nhân vật điển hình vừa có nét chung cho số phận người dân lao động miền núi trước cách mạng vừa mang nét riêng; nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt (ngôi kể ở ngôi thứ ba nhưng có lúc tác giả nhập sâu vào dòng tâm tư nhân vật nói lên tiếng nói bên trong của nhân vật khiến giọng văn đậm màu sắc trữ tình), ngôn ngữ phù hợp với đối tượng miêu tả, câu văn uyển chuyển co duỗi nhịp nhàng đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. (0,5 điểm)
3. Nét đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật (1,0 điểm)
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật theo một trình tự lôgic hết sức hợp lí.
+ Các sự kiện, hành động, tâm trạng của nhân vật được miêu tả hết sức chân thực, khách quan: vừa ngẫu nhiên (về mặt thời điểm), nhưng lại tất yếu về mặt quy luật phát triển tính cách nhân vật. Sự tất yếu đó dựa trên bản chất và phẩm chất tồn tại của con người khiến nhân vật hiện lên vừa chân thực, sinh động, cụ thể, vừa có chiều sâu, sức bao quát sâu sắc.
++ Đánh giá về tài năng, vốn sống, tấm lòng của nhà văn với con người trong tác phẩm
d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận (0,25 điểm) 0,25
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) 0,25
(Đề sưu tầm )
Xem thêm Tuyển tập đề thi môn Ngữ văn lớp 12 :
Tổng hợp những đề thi và bài văn mẫu về Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài :