So sánh Hai quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu và Nam Cao
Trong bài Cảm xúc , nhà thơ Xuân Diệu viết :
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Trong truyện ngắn Giăng sáng , nhà văn Nam Cao lại viết :
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia , thoát ra từ những kiếp lầm than” .
Anh / chị hãy làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật trong những lời thơ, lời văn trên .
Hướng dẫn :
.Phân tích , chứng minh hai quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu và Nam Cao
a.Câu thơ của XD nói lên quan niệm nghệ thuật của một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu ở thời đại Thơ mới .
-Thi sĩ lãng mạn là người có điệu tâm hồn , điệu cảm xúc thăng hoa , bay bổng .
-Cảm hứng sáng tác của thi sĩ lãng mạn chủ quan , tự do , không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì .
-Thi sĩ lãng mạn luôn có xu hướng thoát li thực tại , hướng tới cái đẹp, cái lí tưởng
(chứng minh các ý trên bằng thơ XD và các nhà thơ lãng mạn khác)
b.Câu văn của NC nói lên quan niệm của một nhà văn hiện thực tiêu biểu :
-Nghệ thuật không được tô vẽ cuộc đời bằng cái đẹp ảo tưởng , phù phiếm ; không thể thoát li , chạy trốn hiện thực
-Nghệ thuật phải phản ánh hiện thực cuộc sống , đặc biệt là hiện thực về thân phận con người
-Người nghệ sĩ phải mở lòng ra để lắng nghe , để thấu hiểu , cảm thông với những khổ đau , bất hạnh của con người .
(chứng minh các ý trên bằng sáng tác của Nam Cao và một số nhà văn hiện thực khác)
2.Bình luận về hai quan niệm trên
-Trong giai đoạn 1930-1945 , hai khuynh hướng sáng tác lãng mạn chủ nghĩa và hiện thực chủ nghĩa cùng tồn tại và phát triển .
-Hai khuynh hướng này đối lập nhau , nhưng không loại trừ nhau , thường tác động qua lại , có khi chuyển hoá lẫn nhau .
-Hai khuynh hướng này đã làm nên một nền văn học với nhiều thành tựu rực rỡ , với nhiều tác giả , tác phẩm nổi tiếng .
Xem thêm : Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn