Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất - cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may. Mỗi ngày, chỉ riêng việc mở Ti-Vi lên và xem hàng tá những mẩu tin về thế giới đầy biến động, có lẽ cũng đủ làm cho chúng ta mất đi đôi chút sự lạc quan. Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.

Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.

(http://kenh14.vn/wechoice-awards-2017-binh-tinh-song-mot-thai-do-khac-giua-cuoc-song-hien-dai-day-voi-va-20171126121516091.chn)

1. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống.

3. Theo anh/ chị, cần phải làm gì để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài được nêu trong văn bản.

4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không. Nêu rõ lí do .

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống đối với  tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 đim)

Trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân có viết: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một .”  (Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187).

Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắccuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà được giới thiệu như trên, từ đó làm nổi bật phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân.

.-----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu/Ý

Nội dung

Điểm

I

 

Đọc hiểu

3.0

 

1

Biện pháp tu từ cú pháp: liệt kê (cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, vất vả, đua tranh vô hình với xã hội, gánh nặng của chính bản thân...)

Tác dụng: tạo giọng điệu mang tính suy tư, chiêm nghiệm; chỉ ra những khó khăn, thử thách mà con người phải đối đâu hàng ngày.

0.5

 

2

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Câu này có thể hiểu là (gợi ý):

- Những bất trắc vất vả dù không muốn nhưng nó vẫn xảy đến với cuộc sống hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta.

- Hãy đón nhận một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng vì ta có đau khổ hay cố trốn chạy cũng vô ích.

1.0

 

3

Để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài, chúng ta cần

- Tập sống lạc quan, yêu đời; trui rèn bản lĩnh, sức chịu đựng để đón nhận mọi thử thách.

- Cần có sự quan tâm, san sẻ gánh nặng; tình yêu thương để xoa dịu những nỗi nhọc nhằn.

0.5

 

 

 

 

4

HS có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình/đồng tình một phần tùy theo suy nghĩ nhưng cần có lý giải phù hợp, sau đây là gợi ý:

- Đồng tình: Cuộc sống hiện đại luôn đầy những khó khăn thử thách và khi sống trong nó, con người buộc phải chấp nhận những mặt tiêu cực và xấu xí mà cuộc sống ấy mang lại.

- Không đồng tình: Quan niệm trên còn thiên về cái nhìn bi quan, phiến diện vì cho rằng con người chỉ thụ động hút về mình những tiêu cực, xấu xí trong khi hàng ngày vẫn có những điều tốt đẹp đến với mỗi người.

- Đồng tình một phần: dung hòa hai ý trên.

1.0

 

 

 

 

II

 

Làm văn

 

 

1

Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống đối với  tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

 ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống đối với  tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

0.25

 

 

 

 

0.25

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:

c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ văn bản ở phần Đọc hiểu); nêu vấn đề cần nghị luận: thông điệp “Bình tĩnh sống”.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

    * Giải thích:

- Bình tĩnh sống là một thái độ sống chừng mực; biết tiết chế nhịp điệu trong mọi suy nghĩ, hành động; bình tĩnh sống là cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách từ tốn, chín chắn; bình tĩnh sống là cảm nhận sâu sắc ý nghĩa, giá trị sống của bản thân; bình tĩnh sống là không hồ đồ, chạy theo tư duy đám đông, tát nước theo mưa...

- Cần phân biệt “bình tĩnh” với sự chậm chạp, ù lì, lười biếng, thụ động.

- Ví dụ: Tuổi học sinh không nên yêu sớm; một người khởi nghiệp thất bại biết làm lại từ đầu; những câu tục ngữ về đức tính kiên trì , nhẫn nại; những tấm gương điển hình: Hồ Chí Minh dành 30 năm để tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ngọc Kí mất cả thời niên thiếu để luyện viết chữ bằng chân.

    * Bàn luận

- Nêu ý nghĩa: Lối sống bình tĩnh giúp ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống; việc suy nghĩ chín chắn sẽ giúp tránh những sai lầm không đáng có; mở ra những khoảng thời gian để phấn đấu hoàn thành mục tiêu...

- Phê phán: Những con người sống hấp tấp,vội vàng; dễ nản lòng dù vẫn còn có thể tìm ra hướng khắc phục; những người quá tự tin vào bản thân đến độ hành động mà không cần suy nghĩ, đắn đo; những con người lười nhác, ỷ lại; cố tình sống chậm chạp, giả vờ “bình tĩnh” để chờ thời, dựa hơi người khác...

c.3. Câu kết đoạn: Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (cố gắng duy trì sự bình tĩnh trong mọi trường hợp; rèn luyện lối sống ấy từ những việc nhỏ nhất; sau mỗi thành công hay thất bại đừng vội vui mừng hay thất vọng mà phải nhìn vào kết quả để rút ra bài học...).

1.00

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

0,25

 

2

Trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân có viết: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một .”  (Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187).

Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắccuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà được giới thiệu như trên, từ đó làm nổi bật phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân.

 

5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.              

(0,25)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình ảnh thiên nhiên Tây Bắccuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà, phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân.

(0,25)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “NLĐSĐ”, nêu vấn đề chính: hình ảnh thiên nhiên Tây Bắccuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà (Trích dẫn ý kiến).

- Nêu ý phụ: phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân.

3.2.Thân bài: 3.50

a. Khái quát sơ lược về tác phẩm cần cảm nhận: 0.25 đ

b. Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hàng ngày của người lái đò SĐ 2.25

* Vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo của con sông Đà.

- Cảnh tượng đá bờ sông dựng vách thành gây cảm giác sợ hãi, ớn lạnh vì choáng ngợp.

- Đoạn ghềnh Hát Loóng với hàng cây số nước, gió, đá xô đập vào nhau tạo nên lưu tốc kinh hoàng đầy thử thách.

- Quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước khổng lồ, dễ dàng nuốt chửng, nghiền nát những bè gỗ vững chắc chỉ trong “mươi phút”.

- Nguy hiểm nhất là đoạn vượt thác: tiếng nước gầm lên những âm thanh ghê rợn,kì bí, rống lên kinh hoàng; sóng nước như quân liều mạng lao vào tấn công ông đò và con thuyền bằng những đòn hiểm độc, chí tử; đá trên sông được giao nhiệm vụ qua ba vòng vây thạch trận với mục tiêu duy nhất: dìm chết cái thuyền...

=> một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một.

* Vẻ đẹp trong cuộc chiến đấu của ông đò

- Ông đò có lai lịch, ngoại hình như gắn chặt với dòng sông; hay nói đúng hơn dòng sông hung bạo đã tôi luyện thể chất, bản lĩnh và giúp ông tồn tại mưu sinh trên dòng sông dữ.

- Ông lái đò thuộc lòng những ghềnh thác SĐ; nắm vững quy luật của thần sông thần đá -> yếu tố quan trọng để bước vào cuộc chiến.

- Hình ảnh ông đò giữa cuộc chiến với thác dữ hiện lên như vị dũng tướng với nhiều vẻ đẹp:

+ Sự tự tin, mạnh mẽ: đương đầu với những luồng sóng “vô sở bất chí” với những hành động táo bạo nhưng vô cùng chuẩn xác; dù có lúc đau đến méo bệch gương mặt bởi những đòn âm đòn tỉa nhưng ông vẫn ghì chặt cuống lái vì “cưỡi lên thác SĐ phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”.

+ Trí dũng tuyệt vời: Dù thủy thần, hà bá liên tục thay đổi chiến thuật bằng những dàn đá méo mó, quái dị nhưng người lái đò vẫn có những đấu pháp linh hoạt: đứa thì rảo bơi chèo mà tránh xa, đứa thì sấn lên mà tiến tới, đứa thì chặt đôi để lao đi như một mũi tên tre phóng qua màn nước; mỗi cửa tử ông đều nhận ra âm mưu của bọn đá thác và đánh sập trận địa của chúng một cách tài tình.

+ Tay lái tài hoa nghệ sĩ: con thuyền dưới sự điều khiển của ông đò đã trở thành con tuấn mã hiểu ý chủ; với sự điều khiển của ông nó không còn bơi mà như đang lướt, đang bay trên mặt nước cuộn sóng.

=> cuộc chiến đã làm nổi bật tài nghệ, trí dũng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

* Những đặc sắc nghệ thuật: hình tựng dòng sông hiện lên như một sinh thể có linh hồn, tính cách; sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực với trường liên tưởng phong phú; từ ngữ, hình ảnh sống động; câu văn dồn dập, gay cấn.

c. Bàn luận mở rộng: Phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.

- Tác phẩm “NLĐSĐ” là sự tiếp nối trong dòng tác phẩm phụng sự cho chủ nghĩa “xê dịch” và khát vọng “suốt đời đi tìm cái đẹp” của Nguyễn Tuân từ trước CMT8. Qua tác phẩm, một lần nữa Nguyễn Tuân đã chứng tỏ trình độ bậc thầy trong ngôn ngữ tùy bút của mình đồng thời ông tiếp tục chứng minh văn phong độc đáo, uyên bác của mình trong việc khắc họa nên những hình tượng “có một không hai” trong lịch sử văn học VN.

- Nhưng điều đáng quý, đáng trân trọng trong cái tài hoa, uyên bác của nhà văn là việc lựa chọn đối tượng sáng tác.

+ Vẻ đẹp của SĐ là kết tinh của sự chiêm ngắm, của niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương sông núi. Đó không phải là vẻ đẹp hiện lên trong cái “mốt xê dịch” của một con người đang “thiếu quê hương” mà ngược lại sự hùng vĩ và hung bạo của SĐ là một trong những hình tiêu biểu nhât cho nhiều vẻ đẹp đang còn tiềm ẩn, cần được khai phá. Cái dữ dội, hung bạo của SĐ có làm người ta choáng ngợp nhưng đó là vì sự khâm phục bàn tay của tạo hóa, một cái gì đó rất đỗi tự hào từ núi sông đất Việt.

+ Vẻ đẹp của người lái đò lại là chất vàng mười ẩn sâu trong những tầng địa chất của nhân dân lao động. Nhân vật ông đò có thể không thể chạm đến một khí thế “chọc trời quấy nước”, một tài hoa tuyệt đỉnh hay một thiên lương trong ngần như Huấn Cao trong “CNTT” nhưng không vì thế mà hình tượng ấy thua kém vẻ đẹp cao sang kia. Tất cả những phẩm chất, những vẻ đẹp của ông đò là để phục vụ cho cuộc mưu sinh hay khái quát hơn là cho công cuộc xây dựng đất nước. Chiến thắng vĩ đại của ông đò trước thủy quái SĐ vì vậy mà trở nên đơn giản, nhẹ nhàng như cái cách mà nhà đò bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ sau trận chiến ác liệt. Đó thật sự là vẻ đẹp của cuộc sống đời thường – một vẻ đẹp rất đáng trân trọng trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ trước.

=> Vẫn là sự tài hoa, uyên bác hiếm thấy trên văn đàn nhưng tùy bút của NT sau Cách mạng đã thoát ly khỏi ám ảnh về vẻ đẹp “vang bóng một thời”. Nhà văn đã đem cái tài, cái tôi của mình để hòa vào cuộc sống lao khổ nhưng vĩ đại của nhân dân, của đất nước.

3.3.Kết bài: 0.25

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

- Nêu bài học liên hệ: ý thức xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường, tình yêu lao động.

(4.00)

4. Sáng tạo                                                    

            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

 (0,25)

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

(0,25)

Bài viết gợi ý: