Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác
chiếc lưỡi đi qua ngàn cơn bão từ vựng
chiếc lưỡi trồi sụt trên núi đồi thanh âm, trên thác ghềnh cú pháp
chiếc lưỡi bị hành hình trong một tuyên ngôn
Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác
cám dỗ xui nhiều điều dại dột
đời cũng dạy ta không thể uốn cong
dù phần thắng nhiều khi thuộc những bầy cơ hội
Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên
Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật
Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt môi em
Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt
Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác
dẫu những lời em làm ta mềm lòng
dẫu tình yêu em từng làm ta cứng lưỡi
Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác
một chiếc lưỡi mang điều bí mật
và điều này chỉ người biết mà thôi.
(Dẫn theo http://www.nhavantphcm.com.vn)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Bài thơ được viết theo thể nào?
Câu 2: (0,5 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ “Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác”?
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
“Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên
Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật
Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt môi em
Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt”
Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/ chị sau khi đọc bài thơ trên là gì?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Bài thơ trong phần Đọc hiểu làm ta suy ngẫm về nhiều cách nói năng cũng như cư xử trong đời sống của giới trẻ hiện nay. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề trên.
Câu 2: (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC- HIỂU 3,0
1 – Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
– Bài thơ viết theo thể thơ tự do 0,5
2 – Câu thơ gợi cho người đọc sự ngỡ ngàng “Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác”. Chuyện tưởng như rất hiển nhiên vì ai mà chẳng nói bằng chính chiếc lưỡi của mình.
– Thế nhưng có nhiều khi ta nói, có khi cả giọng nói không phải thật sự là của ta mà là của một người nào đấy.
– Khi ta không còn là chính mình, ta “nói bằng chiếc lưỡi của người khác” thì phần nhiều lời nói ra sẽ chẳng hay ho gì. 0,5
3 – Biện pháp tu từ: điệp ngữ, lặp cấu trúc câu
– Tác dụng: Có tác động mạnh mẽ đến người đọc, như là lời nhắc nhở về sự thiêng liêng, trân trọng và quý giá của lời nói. Hãy biết giữ gìn để lời nói luôn là của chính mình. 1,0
4 Thông điệp của bài thơ:
– Hãy luôn cẩn trọng với lời nói của chính mình.
– Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi nói và hãy luôn giữ cho lời nói là của mình, cũng giữ cho được sự chận thực của con người mình. 1,0
II Làm văn 7,0
1 Bài thơ trong phần đọc hiểu làm ta suy ngẫm về nhiều cách nói năng cũng như cư xử trong đời sống.
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề trên. 2,0
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách nói năng cũng như cư xử trong đời sống của giới trẻ hiện nay 0,25
c. Triển khai vấn nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:
Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giải thích
Nói năng cũng như cử xử trong giao tiếp thể hiện sự ứng xử của mỗi người trong cuộc sống. Qua cách nói năng cũng như cử xử, có thể đánh giá được con người có văn hóa hay không.
Luôn giữ cho lời nói là của mình, cũng giữ cho được sự chận thực của con người mình.
2. Bàn luận
– Lời nói chân thạt luôn thuyết phục người nghe.
– Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta có những khoảnh khắc suy nghĩ vội vàng rồi bỗng phát ra thành những lời lẽ không hay và sau đó là những lời xin lỗi, sự hối tiếc…hoặc có lời nói không thực lòng, lời nói giả tạo hoặc nghe theo sự xúi giục của kẻ khác sẽ làm mất đi giá trị của bản thân… (dẫn chứng)
– Hãy nói thật lòng mình; chủ động trong lời nói; suy nghĩ thật kĩ trước khi nói để lời nói thuyết phục. Mỗi khi định nói gì phải xem người nghe có muốn nghe không, điều mình sắp nói có quan trong với họ hay không và có thiện chí hay không.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Suy nghĩ trước khi nói, lời nói thực tâm vừa thể hiện sự tôn trọng người nghe vừa để lời mình nói ra được đúng đắn.
– Phê phán những đối tượng ăn nói giả dối, thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng người khác
– Liên hệ bản thân
0,25
0,5
0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể) 0,25
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,25
2 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ cá phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn 0,25
1. Mở bài
– Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong văn học
– Dẫn dắt phạm vi vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặtcủa nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèocủa nhà văn Nam Cao
– Sự gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn
2. Thân bài
Bước 1: Giới thiệu về tác giảtác phẩm và đối tượng nghị luận.
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Kim Lân, Vợ nhặt, nhân vật thị
+ Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở
 Vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật: Thị ( Người vợ nhặt) và Thị Nở
Bước 2: Nghị luận tổng hợp
* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:
– Đằng sau vẻ rách rưới là một khát vọng sống mãnh liệt (phân tích – chứng minh)
– Đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (phân tích – chứng minh)
– Niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống trong tương lai (phân tích – chứng minh ở đoạn cuối truyện)
– Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật – đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động; Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết: hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng; Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, kể chuyện hấp dẫn.
* Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn ChíPhèocủa nhà văn Nam Cao
– Thị Nở một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng:chân thật, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương Khác với những con người ở làng Vũ Đại, thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Nhờ những phẩm chất ấy, Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo trở về với con đường lương thiện (phân tích – chứng minh)
– Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
– Nghệ thuật: xây dựng nhân vật tương phản giữa ngoại hình và phẩm chất, tính cách điển hình, cách miêu tả nhân vật tinh tế
Bước 3: Đánh giá
*Điểmchungtrongkhámphávẻ đẹp
– Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
– Ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người lao động, bộc lộ niềm tin mãnh liệt: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn của họ vẫn ngời sáng.
– Sự cảm hóa, thức tỉnh con người bằng tình yêu thương
* Điểm riêng trong khám phá vẻ đẹp
– Kiểu nhân vật của Kim Lân: đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt
– Kiểu nhân vật của Nam Cao: kiểu nhân vật tương phản giữa ngoại hình và tính cách
* Lý giải nguyên nhân
– Hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử: Chí Phèo viết TCM trong hoàn cảnh đêm tối của XHVN đương thời. Còn Vợ nhặt viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được cách mạng giải phóng.
– Phong cách nghệ thuật của hai nhà văn
* Đánh giá khái quát:
– Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người – đó là tính nhân văn, sự nhìn nhận đa chiều của văn học đã ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao.
– Thông qua hai nhân vật kể trên, người đọc sẽ có sự nhìn nhận đa chiều hơn thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn với những vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước CMT8. Đó là sự nối tiếp xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của VHVN.
3.Kết bài
– Vẻ đẹp tâm hồn của con người là đích đến của người sáng tác và văn chương nghệ thuật muôn đời
– Khẳng định vị trí của hai nhà văn trong nền văn học Việt Nam
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề cần nghị luận 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Tổng điểm: 10
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11
CHÍ PHÈO , VỢ NHẶT

Bài viết gợi ý: