Mục Lục

  • 1 ĐỀ THI THỬ- KỲ THI THPT QUỐC GIA Môn: Ngữ Văn
  • 1.1 Phẩn I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
  • 1.2 Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
  • 1.3 Đáp án :
  • ĐỀ THI THỬ- KỲ THI THPT QUỐC GIA Môn: Ngữ Văn

    Thời gian làm bài: 180 phút (Không kế thời gian phát để)
    ĐỀ thi gồm 10 câu, trong 02 trang

    Phẩn I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

    Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu l đến Câu 4:
    Một lần, một thương nhân được hỏi vì đâu ông có được thành công như ngày hôm nay. Câu trả lời của ông chỉ tóm gọn trong vài chữ: “Cố gắng thêm chút nữa!”. Thật vậy, sự khác biệt giữa những người bình thường và những người thật sự thành công có thể được phát biểu đơn giản bằng câu nói này.
    Chúng ta có thể làm được mọi điều mình mong ước, đó hoàn toàn không phải là niềm tin thơ ngây mà là thực tế trong cuộc sống này. Có biết bao tấm gương những người nghèo khó vươn lên trở thành những vĩ nhân, những nghệ sĩ nổi tiếng, những doanh nhân thành đạt, những nhà chính trị đầy quyền lực… Và điểm giống nhau ở họ đó là luôn thực hiện những ước mơ bằng tất cả nỗ lực của mình, rồi sau đó cố gắng thêm một chút nữa.
    Hãy để câu “Cố gắng thêm chút nữa!” trở thành phương châm sống của chúng ta.
    Hãy rèn luyện cho mình sự kiên cường, quyết tâm theo đuổi những điều mình mong muốn. Và rồi, gắng sức thêm một chút nữa.
    Hãy cho đi tất cả những gì chúng ta có, và cố gắng cho thêm một chút nữa.
    Hãy chào đón những người chúng ta gặp bằng một nụ cười, và cố gắng mỉm cười nhiều hơn một
    chút nữa.
    Hãy thực hiện những nghĩa vụ của mình, và rồi nỗ lực thực hiện nhiều hơn một chút nữa.
    Hãy hành động bằng tất cả khả năng, vào mọi lúc, và đừng quên cố gắng thêm một chút nữa.

    (Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, tập 8, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2015)
    Câu 1 (0,25 điếm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
    Câu 2 (0,5 điêm). Nêu nội dung chính của văn bản trên (diễn đạt trong 1- 2 câu).
    Câu 3 (0,25 điểm). Đặt nhan đề cho văn bản.
    Câu 4 (0,5 điểm). Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về câu: “Hãy rèn luyện cho mình sự kiên cường, quyết tâm theo đuổi những gì mình mong muốn”
    Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
    Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
    Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
    Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
    Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
    (Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ, Dần theo Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985)
    Câu 5 (0,25 điểm). Khổ thơ trên được viết theo thể thơ nào?
    Câu 6 (0,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ: “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/óng tre ngà và mềm mại như tơ”.
    Càu 7 (0,25 điểm). Trong khổ thơ trẽn, tác giả đã thề hiện tình cảm gì đối với tiếng Việt?
    Câu 8 (0,5 điểm). Hãy nêu ít nhất một việc mà anh/chị cho là nên làm để giữ gìn hoặc phát triển tiếng Việt trong thời điểm hiện nay (trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

    Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)

    Câu 1. (3,0 điếm)
    Nhiều người Việt Nam cho rằng; Sứ mệnh của cha mẹ là làm’chỗ dựa cho con cái. Các nhà giáo dục người Nhật Bản lại chỉ rõ: Sứ mệnh của cha mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa đó trở nên không cần thiết.
    Trình bày suy nghĩ cùa anh chị về hai quan điểm trên, (bài viết khoảng 600 từ)
    Câu 2. (4,0 điểm)
    Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trước khi đâm chết Bá Kiến và tự kêt thúc cuộc đời mình đã nói: ”Ai cho tao lương thiện? ”
    Nhân vật Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, khi gặp Đế Thích đòi trả lại thân xác người hàng thịt đã nói: “Không thể bên trong một, đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
    Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về những câu nói đó?
    Hết-—

    Đáp án :

    Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
    Cảu 1.
    Văn bàn trên dùng phương thức biểu đạt nghị luận/ phương thức nghị luận.

  • Điểm 0,25: Trà lời theo một trong các cách trên.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
  • Câu 2.
    Nội dung chính của văn bản trên: Mỗi con người, muốn thành công trong cuộc sống cần cố gắng và nỗ lực không ngừng.
    Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải họp lí, thuyết phục.

  • Điểm 0,5: Nêu được nội dung chính cùa văn bản.
  • Điểm 0,25: Diễn đạt dài dòng, không trọng tâm.
  • Điểm 0: Sai lạc hoặc không có câu trả lời.
    Câu 3.
    Nhan đề cho văn bản có thể đặt là: cố gắng thêm chút nữa/điều kiện của thành công/…

  • Điểm 0,25: Nhan đề được đặt như đáp áp hoặc khác song phải hợp lí, thuyết phục (phù hợp với nội dung của văn bản).
  • Điểm 0: Nhan đề đặt không họp lí hoặc không có câu trả lời.
  • Câu 4.
    Học sinh viết đoạn văn trình bày được suy nghĩ về việc rèn luyện cho mình sự kiên cường, quyết tâm theo đuổi những gì mình mong muốn/vai trò của lòng quyêt tâm. sự kiên cường đối với mỗi người.

  • Điểm 0,5: Học sinh trình bày suy nghĩ, quan điểm thuyết phục, văn phong trồi chảy.
  • Điểm 0,25: Nội dung chưa thuyết phục.
  • Điểm 0: Không có câu trả lời.
  • Câu 5.
    Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tám chữ.

  • Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
  • Cău 6.

  • Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh (so sánh tiếng Việt với các sự vật: đất cày, lụa, tre ngà, tơ).
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, cửng cỏi nhưng cũng mềm mại, dịu dàng, mượt mà, tinh tế của tiếng Việt.
  • Điểm 0,5: Trả lời đủ theo nội dung trên.
    + Điểm 0,25: Trả lời được một trong hai ý trên.
    + Điểm 0: Không trả lời.
    Câu 7. •
    Tình cảm, thái độ của tác giả đối với tiếng Việt: Niêm tự hào, tình yêu đối với tiếng Việt.
    Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải họp lí, thuyết phục.

  • Điểm 0,25: Diễn đạt theo ý trên.
  • Điểm 0: Sai lạc hoặc không có câu trả lời.
  • 8‘
    Học sinh nêu ít nhất một việc mà mình cho là nên làm để giữ gìn hoặc phát triển tiếng Việt ưong thời điểm hiện nay (không sử dụng ngôn ngữ lai căng; không nói tục chửi bậy; dùng những từ ngữ thuần Việt, trong sáng…).

  • Điêm 0,5: Đàm bào yêu câu câu hỏi (có lập luận chặt chẽ).
  • Điểm 0,25: Diễn đạt dài dòng, không thoát ý hoặc trả lời cộc lốc không có lập
  • luận.

  • Điểm 0: Sai lạc hoặc không có câu trả lời.
  • Phần n. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
    Cẵu 1. (3,0 điểm)

    1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viêt phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viêt có cảm xúc; diên đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
    2. Yêu cầu cụ thể:
  • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm)
  • Điêm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận.
  • Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đê; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kêt chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vân đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

  • Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thần bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
  • Xác định vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
  • Trình bày suy nghĩ, nhận thức của bản thân về hai quan điểm giáo dục con cái.

  • Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
  • Điềm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
    1. Chia vấn để cằn nghị luận thành các luận điểm phù hợp (2,0 điểm):

    Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó có các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.
    Có thể trình bày theo định hướng sau:

  • Giải thích:
  • Sừ mệnh: Nhiệm vụ quan trọng, cao cả.
  • Sứ mệnh của cha mẹ: Nhiệm vụ cao cả của cha mẹ (nuôi dạy, giáo dục con cái)
  • Chỗ dựa: Nơi con người có thể tìm thấy những trợ giúp về vật chất và tinh thần.
  • + Quan điểm 1: Nhiệm vụ cao cả của cha mẹ là làm tất cả để giúp đỡ, bảo vệ, làm chỗ dựa vững chắc cho con cái trong cuộc sống.
    + Quan điếm 2: Cha mẹ là người nuôi dưỡng giáo dục, định hướng cho con cái biết sống chủ động, tự lập, không dựa dẫm, ỉ lại.

  • Bình luận:
  • Hai quan điểm mang tính thực tiễn cao, chúng bồ sung hỗ trợ cho nhau tạo nên phương châm giáo dục con cái đúng đán, hợp lý, khoa học. Tùy theo từng thời điểm, từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể mà có phương châm giáo dục thích ứng.
  • + Quan điểm 1: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm rõ mặt tích cực và bất cập khi coi trọng, đề cao yai trò của cha mẹ trong quá trình trưởng thành của con cái.
    + Quan điểm 2: Dùng lý lẽ và dẫn chứng thực tế để chứng minh tính đúng đắn khi coi trọng đề cao tính tự lập. chủ động của con cái trong quá trình trưởng thành và phát triển.

  • Sứ mệnh của cha mẹ: Nuôi dạy con cái trở thành người hữu ích, còn con cái có nhiệm vụ kính trọng, biết ơn bố mẹ và làm chủ cuộc sống của mình.
  • Mở rộng, nâng cao:
  • Cha mẹ cần phải biết giáo dục con đúng cách’Và hãy cho chúng trở thành chính mình. Trẻ em được cha mẹ giáo dục tính tự lập từ khi còn nhỏ sẽ trở thành những con người có bản lĩnh, chủ động, tự tin phát huy năng lực sở trường, đạt được thành công trong; cuộc sống và ngược lại.
    ( Học sinh lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để bảo vệ quan điểm phần mở rộng, nâng cao)

  • Cách cho điểm:
  • Điềm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên.
  • Điểm 1,5: Đáp ứng các yêu cầu cơ bản (phần giải thích và bình luận).
  • Điểm 1,0: Đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu cơ bản.
  • Điểm 0,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu cơ bàn.
  • Điểm 0: Bài làm sai lạc nội dung hoặc không làm bài.
  • Sáng tạo: (0,25 điểm)
    Điểm 0,25: Có cách diễn đạt độc đáo sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ hình ảnh và các ỵếu tố biểu cảm); thể hiện quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
    Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
    Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm)
    Điểm 0,25: Không mác lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  • Câu 2. (4,0 điểm)

  • Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  • Yêu cầu cụ thể:
    Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm)
    Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết diễn đạt họp lí và nêu được vấn đề, phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
    Điểm 0: Thiếu Mờ bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
    Xác định vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
    Vấn đề nghị luận: Bỉnh luận về ý nghĩa của hai câu nói

  • Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vân đê khác.
  • Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp (3,0 điểm):
    Các luận điểm được triển khai theo trình tự họp lí; có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó có các thao tác phân tích, so sánh chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dân chứng.
    Có thề trình bày theo định hướng sau:
    * Khải quát về nội dung 2 tác phẩm; vị irỉy ỷ nghĩa câu nói của 2 nhân vật:

  • Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
  • + Nội dung: Tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã tái hiện quá trình tha hóa của Chí Phèo. Từ một người nông dân lương thiện bị giai cấp thống trị chà đạp, đầy đọa trở thành lưu manh hóa. Từ đó Chí sống kiêp đời quỷ dữ …Gặp được thị Nở, tình yêu mộc mạc, chân thành của thị đã đánh thức phần lương thiện tốt đẹp trong con người Chí khiến Chí có khao khát được hoàn lương. Nhưng những định kiến nghiệt ngã của dân làng Vũ Đại về Chí đã khiến Chí bị Thị Nở cự tuyệt. Chí Phèo đau đớn nhận ra mình đã bị tước đoạt quyền làm người lương thiện. Chí uống rượu, xách dao đến nhà Bá Kiên, đòi lương thiện, tuyên án, trừng trị kẻ thù rồi tự sát.
    + Câu nói của Chí Phèo: “Ai cho tao lương thiện ?” là một câu hỏi đau đớn, nhức nhôi. Câu nói chứa đựng bi kịch của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

  • Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
  • + Nội dung: Tác phẩm dựng lại bi kịch của nhân vật Trương Ba, một ông già làm vườn, có nhân cách, rất giỏi đánh cờ. Vì sự tắc trách của Nam Tào — Bắc Đẩu, Trương Ba bị chết nhâm. Để sửa sai, tiên cờ Đế Thích đã giúp cho hồn Trương Ba sống lại trong thân xác người hàng thịt mới chết. Sống trong những xung đột mâu thuẫn về sự vênh lệch giữa cái bên ngoài và bên trong, giữa tâm hồn và thể xác, giữa ham muốn tầm thường, và nhân cách trong sạch, cao khiết…khiến nhân vật Trương Ba rơi vào bi kịch…Để chấm dứt bi kịch Trương Ba quyết định gặp Đế Thích trả lại thân xác hàng thịt, chấp nhận chết hẳn, không còn tồn tại nhưng được là mình toàn vẹn.
    + Câu nói của nhân vật Trương Ba: Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muôn được là tôi toàn vẹn thê hiện khát vọng được sống là mình, sự lựa chọn giải thoát của nhân vật Trương Ba để chiến thắng nghịch cảnh thể hiện rõ chủ đề tư tường của tác phẩm.
    Suy nghĩ về 2 câu nói của 2 nhân vât:

  • Nét tương đồng:
  • + Cùng xuât phát từ nỗi đau bị chối bỏ; cùng là những lời hết sức tỉnh táo. sáng suốt, có tính chất như lời trăng trối của nhân vật trước khi từ giã cuộc đời. không còn tồn tại.
    + Thể hiện khát vọng sống, sự ý thức sâu sắc của con người cá nhân;
    —> Thông qua lời của mỗi nhân vật, cả 2 nhà vàn đều thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc. Sự sống của con người lúc nào cũng là đáng quý, đáng trân trọng nhưng nó chỉ thực sự đáng quý khi con người được sống trọn vẹn là mình với phần lương thiện, tốt đẹp chân chính, được mọi người tôn trọng, thương yêu.

  • Nét khác biệt
  • + Câu nói của nhân vật Chí Phèo:

  • Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, vô nhân tính đã cướp đi quyền sống của con người. Ở xã hội đó, con người muốn tôn tại thì phải bán linh hồn cho quỷ dữ; muốn giữ phần lương thiện trong sạch thì phải đánh đổi mạng sống;
  • Câu nói tạo nên một kết thúc bế tắc, đau đớn, để lại ám ảnh, day dứt trong người đọc về số phận con người trước năm 1945.
  • + Câu nói của nhân vật Trương Ba:

  • Thể hiện một quyết định dứt khoát thanh thản; khẳng định lòng dũng cảm, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng chính mình của nhân vật. (Trương Ba là một nhân vật kịch, câu nói của Trương Ba thể hiện sự đấu tranh giữa 2 tiếng nói, 2 phần trong một con người. Đó là lí trí và bản năng; tâm hồn và thể xác, nhu cầu tinh thần và nhu cầu vật chất…Hồn Trương Ba không chấp nhận bị tha hóa, bị lấn át bởi sự phàm tục nên đã lựa chọn giải thoát không tồn tại trong cuộc đời thực nhưng được là mình, được sống trong tâm trí người thân.).
  • Câu nói tao nên một kết thúc đẩy chất thơ, thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.
  • Lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt

  • Do hoàn cảnh sáng tác và những chi phối của đời sống xã hội, văn hóa…
  • + Nam Cao là nhà văn hiện thực của văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ văn học được hiện đại hóa, sự thức tinh về ý thức về cái Tôi cá nhân đã khiến cho Nam Cao nhìn thấy bi kịch lớn nhất, sâu sắc nhất của nhân sinh là không được sống đúng với bản ngã của mình. Sáng tác của Nam Cao tập trung khai thác con người ở bên trong con người, con người ý thức, con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh, sản phẩm của hoàn cảnh.
    + Trong văn học kháng chiến, vấn đề con người cá nhân không được đê cập, nhường chỗ cho con người tập thể. Lưu Quang Vũ viết kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt vào những năm đầu hòa bình, thống nhất đất nước (sau 1975). Kịch của Lưu Quang Vũ mang tính thời sự ở chỗ đặt ra vấn đề con người cá nhân cần được quan tâm, chăm lo cả về vật chất và tinh thần; con người cần được sống là mình, không giả tạo, chắp vá, vay mượn. Sự tha hóa của con người thời bình bắt đầu xuất hiện, Lưu Quang Vũ muôn gửi gắm thông điệp dự báo và cảnh báo nhắc nhở con người phải biết đấu tranh với hoàn cảnh, đấu tranh với chính bản thân để hoàn thiện.

  • Do đặc trưng thể loại của mỗi tác phẩm
  • + Chí Phèo là truyện ngắn thuộc khuynh hướng hiện thực. Nhân vật Chí Phèo là nhân vật trong tác phẩm tự sự, nhà văn xây dựng nhân vật thông qua nhiều cách: ngoại hình diện mạo, hành động, ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại, nửa trực tiếp) và thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác. Câu nói “Ai cho tao lương thiện ? “chính là một cái đinh trong tác phẩm để nhà văn ghim vào trí nhớ người đọc, tạo ấn tuợng sâu sắc về tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
    + Hồn Trương Ba da hàng thịt thuộc thể chính kịch, nhân vật Tnrơng Ba là nhân vật kịch, được khắc họa tâm lý, tính cách thông qua hành động, ngôn ngữ. Câu nói của Trương Ba : Không thể bên trong một, đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thể hiện hành động lựa chọn dứt khoát sau những đấu tranh, dằn vặt, trăn trở của nội tâm và khát vọng được sống là mình với những giá trị tốt đẹp.

  • Do quy luật của sáng tạo nghệ thuật
  • Mỗi tác phẩm là sự độc đáo không lặp lại. Những tư tưởng lớn có thể gặp nhau, Lưu Quang Vũ có thể có sự kế thừa, ảnh hưởng từ Nam Cao nhưng cách thể hiện của mỗi tác giả là riêng biệt; chính phong cách riêng của mỗi nghệ sỹ làm nên sự phong phú của diện mạo văn học dân tộc.
    Lưu ý:
    Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phảỉ hợp lí, có sức thuyêt phục.

  • Để tiệm cận với yêu cầu phân loại của đề thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPTQG – 2016, nên đáp án phần luận giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trong 2 câu nói được yêu cầu rất cao. Giám khảo nghiên cứu kĩ biểu điểm trong phần này để cho điểm hợp lí

  • Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
  • Điểm 2,0: Đáp ứng được các ý sau:
  • + Bài làm khái quát về nội dung 2 tác phẩm;
    + Nêu được vị trí, ý nghĩa câu nói của 2 nhân vật;
    + Trình bày suy nghĩ về 2 câu nói của 2 nhân vật. (ít nhất bài làm phải chỉ ra được điểm tương đồng)

  • Điểm 1,0 : Bài làm chỉ khái quát nội dung 2 tác phẩm và giới thiệu được câu nói của hai nhân vật;
  • Điểm 0,5: Bài làm chiếu lệ (văn viết quá sơ sài).
  • Điểm 0: Không làm bài.
  • Sáng tạo (0,25điểm)

  • Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viêt câu sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…), văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25điểm)
  • Điểm 0,25: Mắc 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
  • Lưu ý: Giáo viên cần kết hợp linh hoạt các tiêu chí về nội dung và hình thức để đánh giá chính xác bài làm của học sinh, linh hoạt vận dụng đáp án, biểu điểm./.
    Hết
    Xem thêm : đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2017 có đáp án
    Bộ đề luyện thi về Chí Phèo Ngữ văn 11
    Bộ đề luyện thi về Hồn Trương Ba da hàng thịt

    Bài viết gợi ý: