HỘI 08 TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
LẦN THI CHUNG THỨ NHẤT Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh:............................................................................
I.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách.
Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ?,Teo Aik Cher, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016)
Câu 1. Nhận biết
Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Thông hiểu
Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì?
Câu 3. Thông hiểu
Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?
Câu 4. Thông hiểu
Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?
II.Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống?
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Đọc hai đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc (Tố Hữu):
Đoạn 1:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Đoạn 2:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
(Trích Việt Bắc, SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD, 2016)
Anh/chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ để thấy được “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Từ đó nêu nhận xét về nội dung thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu |
Nội dung |
Đọc hiểu |
1. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: Thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Tác dụng: - Tăng sức thuyết phục đối với người đọc. - Khẳng định không ai thành công phải không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại học đã vươn đến thành công. Phương pháp: phân tích,lí giải, tổng hợp Cách giải: Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp. Gợi ý: - Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công. Làm văn *Cách giải: a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn : Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau. b. Xác định vấn đề nghị luận c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động. 2. Giải thích - Thất bại: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. - Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu => Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có thể thành công. 3. Bàn luận - Thái độ trước thất bại: + Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại. + Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũngkhông đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan. + Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại. + Biết rút ra bài học từ những thất bại đãqua để tiếp tục thực hiện công việcvà ước mơ của mình. 4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. - Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh. - Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học : có đủ các phẩn, trong đó phẩn Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm cũng như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. - Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc. - Ý kiến “ “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến” • Phân tích hai đoạn trích *Đoạn 1: - Đoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc thanh bình trong hồi tưởng của tác giả: + Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm. + Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đe p nên thơ rất riêng của miền rừng núi - Đoạn thơ tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn; những hình ảnh hào hùng mạnh mẽ, sôi động, rung chuyển của núi rừng trước chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - cả nước cùng ra trận chiến cuối cùng này. +Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí thế khẩn trương, đông - Thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề lớn, có ý nghĩa đối với cộng đồng, dân tộc • Tổng kết |