ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LỚP 12 Năm học 2013-2014 MÔN: ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút
(Đề này gồm 02 câu, 02 trang)
Đây là đề soạn theo cấu trúc cũ, các em vào link này để cập nhật những đề thi mới nhất nhé :
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

Phần I- Đọc hiểu:( 04điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :
QUÊ HƯƠNG
Đỗ Trung Quân
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về dợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che…
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
1, Chữa lỗi chính tả ở hai khổ thơ đầu mà người soạn đề đã cố ý viết sai?
2, Nêu chủ đề của bài thơ?
3, Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
4, Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để gợi hình ảnh quê hương ở khổ đầu và khổcuối của bài thơ?
5, Nói về quê hương có ý kiến cho rằng “Nơi nào giầu có nơi ấy là quê hương của tôi”. Quan niệm về quê hương của Đỗ Trung Quân có gì khác với quan niệm trên? Nêu quan điểm riêngcủa em về quê hương và lí giải điều đó?

II. Phần 2- Tạo lập văn bản:(06 điểm).
Phân tích hình tượng ông đò trong trích đoạn người lái đò sông Đà trích tùy bút Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân để từ đó làm bật lên vẻ đẹp của người lao động trên miền núi sông hùng vĩ thơ mộng Tây Bắc? Qua hình tượng Ông đò trong Trích đoạn Người lái đò sông Đà và hình tượng Huấn Cao trong chữ người tử tù em hãy chỉ ra điểm khác nhau trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng tám 1945?

———————- Hết ———————-



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LỚP 12Năm học 2013-2014MÔN: ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút


CâuĐáp ánĐiểm
Phần 1 (04 điểm)a)Yêu cầu về kĩ năng:Học sinh biết cách đọc hiểu một văn bản thơ.b)Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài yêu cầu học sinh đọc hiểu được văn bản và trả lời theo câu hỏi đã định hướng:
Ý 1Chữa lỗi chính tả:chèo -> trèodợp -> rợp0,5điểm
Ý 2Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là những cảm nhận riêng của tác giả về quê hương: quê hương là những gì gần gũi, giản dị gắn bó với đời sống và tâm hồn của mỗi chúng ta. Bài thơ còn là lời nhắn gửi một thông điệp: quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt với chúng ta, nêu ai quên quê hương mình thì không thể trưởng thành
0,5 điểm
Ý 3Hình ảnh về quê hương trong bài thơ(chùm khế ngọt, đường đi học…) là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.0,5 điểm
Ý 4Các biện pháp nghệ thuât: Câu hỏi tu từ, so sánh, lặp cấu trúc cú pháp, dùng câu khảng định. Tác dụng tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng . Nghệ thuật so sánh độc đáo nhằm khảng định sự duy nhất của quê hương. Dùng câu khảng định để khắc sâu vào tâm khảm chúng ta một nhận thức: không nhớ quê hương thì không đủ tư cách làm người.1,0 điểm
Ý 5– Quan niệm của câu nói “Nơi nào giầu có nơi ấy là quê hương của tôi” là đề cao vật chất. Quan niệm này lệch lạc vì nơi giàu có không hẳn là nơi ta sinh ra.- Quan niệm của Đỗ Trung Quân là đề cao thế giới tinh thần. Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành. Đó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của một cuộc đời, là nơi ta cắp sách tới trường, nơi cội nguồn của ta, nơi ta có kỉ niệm tuổi thơ… Mỗi con người không thể có hai quê hương cũng như không có hai người mẹ. Ta cũng không thể lựa chọn quê hương của mình. Nơi ta sinh ra có thể là một miền quê nghèo khổ, hoặc đó là một miền đất xa xôi hẻo lánh nhưng ta không thể chối từ để nhận một miền quê trù phú là quê hương của mình. Lời thơ của Đỗ Trung Quân có ý nghĩa giáo dục tình yêu quê hương đất nước một cách sâu sắc.- Phần trình bày quan niện cá nhân học sinh trình bày theo nhiều cách miễn là hợp lí và trình bày khoa học.1,5 điểm


Phần 2
(6 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học có bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…b) Yêu cầu về kiến thức:Học sinh nắm vững nội dung trích đoạn Người lái đò Sông Đà để làm rõ yêu cầu của đề bài. Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
-Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Nếu trước Cách mạng ông đi tìm cái đẹp trong quá khứ thì sau Cách mạng tháng tám nhà văn lại đi tìm cái đẹp trong cuộc sống lao động của con người.0,5 điểm
– Tùy bút Sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng tám. Tác phẩm đã xây dựng thành công hai hình tượng nghệ thuật là hình tượng sông Đà và hình tượng Người lái đò Sông Đà. Từ hai hình tượng nghệ thuật này tác giả đã làm bật được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Trong đó Hình tượng Người lái đò là hình tượng nghệ thuật độc đáo, qua hình tượng này Nguyễn Tuân đã cho ta thấy vẻ đẹp trí tuệ và tài hoa của người lao động trên miền núi sông hùng vĩ thơ mộng ấy.0,5điểm
– Hình tượng ông đò được tác giả khắc họa hết sức độc đáo. Đó là một ông đò 70 tuổi làm nghề lái đò dọc sông Đà- một người làm ăn giỏi, lái đò lão luyện, thạo nghề sông nước.0,5
– Khắc họa hình tượng ông đò nhà văn tập trung khắc họa cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Đó là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để bảo tồn sự sống. Cuộc sống hàng ngày của ông đò luôn đứng trước những thách thức của Sông Đà với những thế lực ghê gớm, những cạm bẫy kinh hoàng. Nhà văn đặc biệt miêu tả cuộc chiến của ông đò với con Sông Đà qua cảnh vượt cái thác đá. Tính chất cuộc chiến : không cân sức.+ Sông Đà có cả một đội quân sóng nước và đá. Chúng phối kết hợp bày binh bố trận và đánh những đòn hiểm nhằm tiêu diệt toàn bộ thủy thủy và thuyền trưởng trên con thuyền. Sức mạnh của Sông Đà đã nang lên hàng thần thánh.+ Ông đò nhỏ bé, đơn độc vũ khí trong tay là mái chèo và một con đò chỉ có tiến chứ không có lùi. Nhưng ông đò với con thuyền vẫn chiến đấu như một dũng sĩ lao vào mặt trận
+ Kết quả con người chiến thắng thiên nhiên. Ông đò chinh phục Sông Đà suốt cuộc đời cầm lái của mình
+ Nguyên nhân chiến thắng: ông đò có những phẩm chất: dày dặn kinh nghiệm, dũng cảm, trí tuệ và tài hoa
2,5điểm
– Miêu tả tột cùng sự dữ dội của Sông Đà là nguyễn Tuân nhằm ca ngợi chiến thắng vĩ đại của ông đò. Vậy thiên tùy bút Sông Đà đã trở thành một bản anh hùng ca ca ngợi chủ nghĩa anh hùng trong lao động.- Qua hình tượng ông đò Nguyễn Tuân đưa ra một triết lí sống: giữa thế giới độc hiểm của thiên nhiên con người vẫn đủ trí tuệ và sức mạnh để chiến thắng.- Qua hình tượng ông đò Nguyễn Tuân muốn nói với chúng ta: chủ nghĩa anh hùng và cái đẹp hiện hữu ngay trong cuộc sống lao động bình dị. cuộc sống của ông đò là một thiên anh hùng ca và là pho nghệ thuật tuyệt vời.
– Qua hình tượng ông đò Nguyễn Tuân cũng khảng định con người lao động là thứ vàng mười đã qua thử lửa. Con người là đẹp hơn tất cả. Nhờ lao động mà con người trở nên lớn lao kì vĩ.
1,0điểm
-> Đoạn trích nói riêng và thiên tùy bút Sông Đà nói chung là khúc hùng ca ca ngợi người lao động. Ý chí, trí tuệ, tài hoa chính là yếu tố làm nên vẻ đẹp của nhân dân Tây Bắc nói riêng và của người lao động nói chung. Hình tượng ông đò cũng đã thể hiện chất tài hoa uyên bác trong phong cách viết văn của nguyễn Tuân.Qua hình tượng Ông đò trong Trích đoạn Người lái đò sông Đà và hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù ta thấy sự chuển biến trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân. Nếu trước Cách mạng tháng tám nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp chỉ thuộc về những giá trị trong quá khứ gắn với lớp người xưa cũ thì sau Cách mạng nguyễn Tuân lại quan niệm cái đẹp hiện hữu ngay trong cuộc sống bình dị, với những con người vô danh.1,0điểm

(Tài liệu sưu tầm )

Bài viết gợi ý: