ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH HỖN HỢP ĐƠN GIẢN
A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Xét đoạn mạch đơn giản:
Cho đoạn mạch như hình vẽ R2 và R3 mắc song song R1 mắc nối tiếp với đoạn mạch gồm R2 và R3 mắc song song |
Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính như sau
\[\frac{1}{{{R}_{23}}}=\frac{1}{{{R}_{2}}}+\frac{1}{{{R}_{3}}}\,\,\Rightarrow \,{{R}_{23}}=\frac{{{R}_{2}}.{{R}_{3}}}{{{R}_{2}}+{{R}_{3}}}\]
; RAB = R1 + R23
Cường độ dòng diện trong mạch chính là
\[I=\frac{{{U}_{AB}}}{{{R}_{AB}}}\]
và I = I1 = I2 + I3
Hiệu điện thế thành phần : UAC = IR1 ; UCB = IR23 = I2R2 = I3R3
UAB = UAC + UCB = IRAB
B: BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Cho 3 điện trở giống nhau cùng có giá trị là r . Hãy vẽ sơ đồ các cách mắc ba điện trở trên vào hai điểm A , B và tính điện trở của mỗi đoạn mạch . |
Hướng dẫn
RAB = 3R
|
RAB = R + RGB = R + ½ R = 1,5 R |
RAB = \[{{R}_{AB}}=\frac{2\text{R}\text{.R}}{\text{2R+R}}=\frac{2}{3}R\] |
\[{{R}_{AB}}=\frac{1}{3}R\] |
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ Biết UAB = 60V , R1 = 18W , R2 = 30W R3 = 20W a)Tính điện trở của đoạn mạch AB b)Tính cường độ dòng điện qua các điện trở. |
Hướng dẫn
Vì R2 và R3 mắc song song nên
\[{{R}_{23}}=\frac{{{R}_{2}}.{{R}_{3}}}{{{R}_{2}}+{{R}_{3}}}=\frac{20.30}{20+30}=12\Omega\]
Điện trở của đoạn mạch AB là RAB = R1 + R23 = 18 + 12 = 30W
Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là I1 = I =
\[\frac{{{U}_{AB}}}{{{R}_{AB}}}=\frac{60}{30}=2\text{A}\]
Hiệu điện thế đoạn mạch CB là UCB = I.R23 = 2.12 = 24V
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R2 , R3 là
\[{{I}_{2}}=\frac{{{U}_{CB}}}{{{R}_{2}}}=\frac{24}{30}=0,8\text{A ;}{{I}_{3}}=\frac{{{U}_{CB}}}{{{R}_{3}}}=\frac{24}{20}=1,2\text{A}\]
Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ Biết UAB = 35V , R1 = 15W , R2 = 3W R3 = 7W , R4 = 10W a)Tính điện trở của đoạn mạch AB b)Tính cường độ dòng điện qua các điện trở. |
Hướng dẫn
- Ta có R23 = R2 + R3 = 3 + 7 = 10W
\[{{R}_{234}}=\frac{{{R}_{23}}.{{R}_{4}}}{{{R}_{23}}+{{R}_{4}}}=\frac{10.10}{10+10}=5\Omega\]
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là RAB = R1 + R234 = 15 + 5 = 20W
- Cường độ dòng điện qua R1 là
\[{{I}_{1}}=I=\frac{{{U}_{AB}}}{{{R}_{AB}}}=\frac{35}{20}=1,75\text{A}\]
Hiệu điện thế UCB = I.R234 = 1,75 . 5 = 8,75V
Cường độ dòng điện qua R4 là
\[{{\text{I}}_{\text{4}}}=\frac{{{U}_{CB}}}{{{R}_{4}}}=\frac{8,75}{10}=0,875\text{A}\]
Cường độ dòng điện qua R2,R3 là
\[{{\text{I}}_{\text{2}}}={{I}_{3}}=\frac{{{U}_{CB}}}{{{R}_{23}}}=\frac{8,75}{10}=0,875\text{A}\]
Hoặc vì R2 + R3 = R4 nên I4 = I2 = I3 = ½ I = 0,875A
Bài 4: Cho hai bóng đèn loại 12V – 0,8A và 12V – 1,2A
|
Hướng dẫn
- Các kí hiệu ghi trên mỗi đèn cho ta biết : Khi mắc mỗi đèn vào hai đầu mạch điện có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,8A và đèn 2 là 1,2A .
Điện trở của mỗi đèn là
\[{{\text{R}}_{\text{1}}}=\frac{U}{{{I}_{\text{1}}}}=\frac{12}{0,8}=15\Omega \,\,;{{R}_{2}}=\frac{U}{{{I}_{2}}}=\frac{12}{1,2}=10\Omega\]
- Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn vào mạch điện có hiệu điện thế U = 24V
Điện trở của đoạn mạch là Rtđ = R1 + R2 = 15 + 10 = 25W
Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là
\[I={{\text{I}}_{\text{1}}}={{I}_{2}}=\frac{U}{{{R}_{t\text{d}}}}=\frac{24}{25}=0,96\text{A}\]
Đèn 1 bị sáng quá , đèn 2 sáng yếu .
- Để hai đèn sáng bình thường khi mắc vào mạch điện có U = 12V thì ta mắc song song hai đèn vào đoạn mạch có hiệu điện thế trên
- Để hai đèn sáng bình thường ta mắc đèn 2 nối tiếp với đoạn mạch gồm đèn 2 và điện trở Rx mắc song song . Ta có dơ đồ cách mắc như sau :
Trong trường hợp này cường độ dòng điện của mạch chính là 1,2A , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở Rx là 1,2 – 0,8 = 0,4A
Vậy điện trở Rx là
\[{{\text{R}}_{\text{x}}}=\frac{{{U}_{1}}}{{{I}_{\text{x}}}}=\frac{12}{0,4}=30\Omega\]
Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ R1 = R2 = 2R3 = 30 W R4 = 12,5W a)Tính điện trở của đoạn mạch AB b)Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.Biết UAB = 60V |
Hướng dẫn
- Điện trở của đoạn mạch mắc song song được tính
\[\frac{\text{1}}{{{\text{R}}_{\text{123}}}}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}+\frac{1}{{{R}_{3}}}=\frac{1}{30}+\frac{1}{30}+\frac{1}{15}=\frac{4}{30}\]
nên R123 = 7,5W
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là RAB = R4 + R123 = 12,5+ 7,5 = 20 W
- Cường độ dòng điện qua điện trở R4 chính là cường độ dòng điện của mạch chính cho nên
\[{{I}_{4}}=I=\frac{{{U}_{AB}}}{{{R}_{AB}}}=\frac{60}{20}=3\text{A}\]
Hiệu điện thế đoạn mạch U123 = I.R123 = 3, . 7,5 = 22,5V
Vì R1 = R2 nên cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là
\[{{\text{I}}_{\text{1}}}={{I}_{2}}=\frac{{{U}_{123}}}{{{R}_{1}}}=\frac{22,5}{30}=0,75\text{A}\]
Vì R1 = 2R3 nên I3 = 2I1 = 1,5A
Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ R1 = R2 = 2R3 = 20 W R4 = 20 W , R5 = 12W Am pe kế chỉ 4A a)Tính điện trở của đoạn mạch AB b)Tính các hiệu điện thế UAC , UAD |
Hướng dẫn
- Điện trở của đoạn mạch CB là
\[{{R}_{CB}}=\frac{{{R}_{12}}.{{R}_{3}}}{{{R}_{12}}+{{R}_{3}}}=\frac{40.10}{40+10}=8\Omega\]
Điện trở của đoạn mạch gồm R5 nối tiếp với R123 là R1235 = R5 + R123 = 20W
Điện trở của đoạn mạch AB là
\[{{R}_{AB}}=\frac{{{R}_{1235}}.{{R}_{4}}}{{{R}_{1235}}+{{R}_{4}}}=\frac{20.20}{20+20}=10\Omega\]
- Vì điện trở hai mạch nhánh bằng nhau nên I5 = I4 = 4A
Vậy UAC = U5 = I5.R5 = 4 . 12 = 48 V
Mà R1 + R2 = 4R3 cho nên I3 = 4I1 , I1 + I3 = I5 = 4A , nên I1 = 0,8A
Mà UAD = UAC + UCD = 48 + 0,8 . 20 = 64V
Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ . Trong đó R1 = 15Ω,R2=R3=R4=30Ω.Biết cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 0,50A. a) Tính điện trở của đoạn mạch MP b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở c) Tính hiệu điện thế của mỗi điện trở và hiệu điện thế giưuã hai điểm MP |
Hướng dẫn
a)điện trở của đoạn mạch MP là:
Vì R2=R3=R4=30Ω, nên ta có : \[{{R}_{NP}}=\frac{{{R}_{2}}}{3}=10\Omega \]
Vì R1 mắc nối tiếp với RNP , ta có: RMP = R1 + RNP = 15 + 10 = 25Ω.
b)Trong đoạn mạch NP hiệu điện thế của các đoạn mạch rẽ bằng nhau, mà R2=R3=R4, suy ra : I2 = I3 = I4 = 0,50A.
Cường độ dòng điện trong mạch chính là:
I1= I2 + I3 + I4 = 3I2 =3.0,50 = 1,5A.
- Áp dụng định luật ôm cho các mạch ta có :
U1 = I1.R1 = 1,5.15 = 22,5V , UNP = I1.RNP = 1,5.10 = 15V
UNP = U2 = U3 = U4 = 15V.
Hiệu điện thế giữa hai điểm MP là:
UMP = U1 + UNP = 22,5 + 15 = 37,5V.
Bài 8: Cho mạch điện như hình vẽ : UNM = 15V,R1 = 8Ω, R2 = 36Ω, R3 = 24Ω R4 = 6Ω,R5=1 a) Tính điện trở tương đương của mạch. b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. |
Hướng dẫn
a) điện trở tương đương của mạch là : R = R1 + RPQ = 8 + 15,75 = 23,75Ω.
b)ấp dụng định luật ôm, ta có : \[{{I}_{1}}=\frac{{{U}_{MN}}}{R}=\frac{15}{23,75}\approx 0,63A\].
\[{{I}_{2}}=\frac{{{U}_{PQ}}}{{{R}_{2}}}\] mà UPQ = UMN – R1.I1 = 15 – 8.0,63 = 9,96V,
I2 = 9,96/36 = 0,28A.
Đối với đoạn mạch R345 , ta coù : I3 = UPQ / R345 = 9,96 / 28 = 0,36A.
Đối với đoạn mạch song song R45 , ta có : U45 = R45.I3 = 4.0,36 = 1,44V. Do đó: \[{{I}_{4}}=\frac{{{U}_{4}}}{{{R}_{4}}}=0,24A\]
Và I5 = U5 / R5 = U45 / R5 = 1,44 / 12 = 0,12A.
Bài 9: Cho đoạn mạch như hình vẽ: Hiệu điện thế giữa hai điểm BD không đổi. Khi mở và đóng khóa K, vôn kế lần lượt chỉ hai giá trị U1 và U2. Biết R2 = 4R1 và vôn kế có điện trở rất lớn. Tìm hiệu điện thế giữa hai điểm B, D theo U1 và U2. |
Hướng dẫn
Khi K mở, ta có :R0 nt R2 . Do đó : UBD = U1/R0.(R0 + R2) , R0 = R2U1/UBD-U1 (1).
Khi K đóng, ta có :R0 nt (R2//R1). Do đó :
\[{{U}_{BD}}={{U}_{2}}+\frac{{{U}_{2}}}{{{R}_{0}}}.\left( \frac{{{R}_{2}}}{5} \right)\] (vì R2 = 4R1) , \[{{R}_{0}}=\frac{{{R}_{2}}{{U}_{2}}}{5({{U}_{BD}}-{{U}_{2}})}(2)\]
Từ (1),(2) suy ra :
\[\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{BD}}-{{U}_{1}}}=\frac{{{U}_{2}}}{5({{U}_{BD}}-{{U}_{2}})}\Rightarrow \frac{{{U}_{BD}}}{{{U}_{1}}}-1=5\frac{{{U}_{BD}}}{{{U}_{2}}}\Rightarrow {{U}_{BD}}=\frac{4{{U}_{1}}{{U}_{2}}}{5{{U}_{1}}-{{U}_{2}}}\]
C: BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?
- U = U1 + U2 + …+ Un.
- I = I1 = I2 = …= In
- R = R1 = R2 = …= Rn
- R = R1 + R2 + …+ Rn
Câu 2: Đại lượng nào không thay đổi trên đoạn mạch mắc nối tiếp?
- Điện trở.
- Hiệu điện thế.
- Cường độ dòng điện.
- Công suất.
Câu 3: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là:
- R1 + R2.
- R1 . R2
- \[\frac{{{R}_{1}}.{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}\].
- \[\frac{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}.{{R}_{2}}}\]
Câu 4: Cho hai điện trở R1= 12W và R2 = 18W được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:
- R12 = 12W
- R12 = 18W
- R12 = 6W
- R12 = 30W
Câu 5: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu mổi điện trở và điện trở của nó được biểu diễn như sau:
- \[\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\]
- \[\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}}\]
C. \[\frac{{{U}_{1}}}{{{R}_{1}}}=\frac{{{U}_{2}}}{{{R}_{2}}}\]
D. A và C đúng
Câu 6: Cho ba điện trở R1 = R2 = R3 = R mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:
- Rtđ = R
- Rtđ = 2R
- Rtđ = 3R
- \[{{R}_{td}}=\frac{R}{3}\]
Câu 7: Người ta chọn một số điện trở loại 2W và 4W để ghép nối tiếp thành đoạn mạch có điện trở tổng cộng 16W. Trong các phương án sau đây, phương án nào là sai?
- Chỉ dùng 8 điện trở loại 2W.
- Chỉ dùng 4 điện trở loại 4W.
- Dùng 1 điện trở 4W và 6 điện trở 2W.
- Dùng 2 điện trở 4W và 2 điện trở 2W.
Câu 8: Hai điện trở R1= 5W và R2=10W mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A.. Thông tin nào sau đây là sai?
- Điện trở tương đương của cả mạch là 15W.
- Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.
- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V.
- Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 20V.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp?
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.
- Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau.
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn đó.
Câu 10: Cho hai điện trở R1= 5W và R2=10W đđược mắc nối tiếp nhau. Mắc nối tiếp thêm R3=10W vào đoạn mạch trên , thì điện trở tương đương của cả đoạn mạch là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
- 5W đ
- 10W đ
- 15W đ
- 25W đ
Câu 11: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, gọi I là cường độ dòng điện trong mạch. U1 và U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, hệ thức nào sau đây là đúng?
- \[I=\frac{U}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}\]
- \[\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\].
- U1 = I.R1
- Các phương án trả lời trên đều đúng.
Câu 12: Cho dòng điện chạy qua hai điện trở R1 và R2 = 1,5R1 được mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3V thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là
- 2V.
- 3V.
- 4,5v.
- 7,5V
Câu 13: Điện trở R1= 10W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U1= 6V. Điện trở R2= 5W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U2= 4V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là:
- 10V.
- 12V.
- 9V.
- 8V
Câu 14: Điện trở R1= 30W chịu được dòng điện lớn nhất là 2A và điện trở R2= 10W chịu được dòng điện lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế nào dưới đây?
- 40V.
- 70V.
- 80V.
- 120V
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
C |
C |
A |
D |
D |
C |
D |
B |
C |
D |
D |
C |
C |
A |