ĐỘT BIẾN GEN

A. LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

PHẦN I: LÝ THUYỂT

I. Khái niệm và các dạng ĐBG

- Khái niệm: ĐBG là các biến đổi trong cấu trúc của AND(gen) liên quan đến một hoặc một số cặp

Nu (Thay đổi trật tự Nu trong gen)

- Các dạng ĐBG điểm : mất, thêm hoặc thay thế một cặp Nu

II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh ĐBG

- Nguyên nhân: do các tác nhân lý hóa sinh của môi trường bên ngoài và sự rối loạn sinh hóa lý từ

bên trong tế bào và cơ thể

- ĐBG phụ thuộc vào:

+ Thời gian tác động, bản chất – loại tác nhân

+ Đặc điểm cấu trúc của gen, tổ hợp gen. Gen bền vững khó ĐB, gen dễ ĐB sinh ra nhiều alen

- Cơ chế sinh ra ĐBG: sự sao chép nhầm lẫn(rối loạn sao chép) hoặc tác nhân biến đổi cấu trúc gen

1. Dạng ĐB thay thế cặp Nu (thường gặp nhất)

- dạng đồng hoán (hay đồng chuyển): A-T => G-X hoặc G-X => A-T

- dạng dị hoán (hay dị chuyển): A-T => T-A hoặc X=>G và ngược lại

Tác nhân là 5-BU

Tác nhân là Adenin A* hỗ biến:

Tác nhân là Guanin G* hỗ biến:

 Hậu quả:

+ Số lượng Nu, khối lượng gen, chiều dài không thay đổi

+ Số liên kết Hidro có thể tăng giảm hoặc không

+ Biểu hiện lên kiểu hình phụ thuộc nhiều yếu tố, vì: ĐB này có thể tạo ra mã câm, mã mở đầu, sai

nghĩa và không đổi nghĩa.

 

*Hậu quả ít nghiêm trọng hơn hai dạng còn lại

 

2. Dạng ĐB thêm hoặc mất cặp Nu

- Tác nhân là acridin:

+ Nếu nó xen vào sợi khuôn sẽ làm thêm cặp Nu

+ Nếu nó xen vào mạch mới đang tổng hợp thì gây mất cặp Nu

=>Dựa vào dạng này để xác định MDT là mã bộ ba

- Hậu quả:

+ Số lượng Nu, khối lượng gen, chiều dài, số liên kết Hidro thay đổi => ĐB lệch khung

+ Nếu vị trí ĐB càng gần mã mở đầu thì hệu quả càng nghiêm trọng. đặc biệt là ở vị trí mã mở đầu

+ Ảnh hưởng lớn đến trình tự Nu trong gen=> cấu trúc codon thay đổi theo kiểu “dồn toa” hay dịch

khung => trình tự đọc codon thay thay đổi => thành phần và trình tự a.a thay đổi: Pro giảm hoặc mất

hoạt tính.

+ ĐB tạo ra mã câm và xảy ra ở vị trí gần mã MĐ là nguy hiểm nhất

=>Các dạng ĐBG ở trên xảy ra vào Pha S và đều có khả năng phục hồi

III. Sự di truyền và Biểu hiện của ĐBG

ĐBG khi đã phát sinh sẽ được sao chép qua cơ chế nhân đôi và truyền lại cho thế hệ sau qua phân bào

- ĐB giao tử: ĐBG phát sinh trong qua trình hình thành giao tử và qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử

+ Nếu ĐBG là trội sẽ biểu hiện ngay

+ Nếu ĐBG là lặn thì thường tồn tại trong hợp tử dạng dị hợp và không biểu hiện ở thế hệ đầu tiên.

Qua quá trình giao phối nó mới có cơ hội biểu hiện

- ĐB tiền phôi: xảy ra ở giai đoạn hợp tử có 2-8 phôi bào. Di truyền được qua SSHT và SSVT.

+ Nếu là ĐB trội sẽ biểu hiện ra kiểu hình => thể ĐỘT BIẾN

+ Nếu là ĐB lặn nó có khả năng tiềm ẩn và truyền lại cho thế hệ sau

- ĐB xôma: xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên ở một mô cơ quan nào đó. Di truyền qua sinh sả vô tính  không di truyền qua sinh sản hữu tính.

+ Nếu là ĐB trội => tạo thành thể khảm

+ Nếu là ĐB lặn không biểu hiện

Chú ý:

- khả năng di truyền của ĐBG phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

+ Giao tử mang ĐBG phải trực tiếp thụ tinh tạo hợp tử

+ Không gây chết

+ Không gây bất thụ...

- ĐBG có tính thuận nghịch, nhưng chủ yếu là ĐB lặn. Giá trị thích nghi của Thể ĐB thay đổi phụ

thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.

IV. Hậu quả và vai trò của ĐBG

1. Hậu quả:

- Gen bị ĐB mARN bị đột biến thay đổi số lượng, thành phần, trật tự a.a trên Protein gây ra

một biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó trên một hoặc một số ít cá thể.

- Đa số có hại, một số ít ĐBG là trung tính và có lợi

Vì: ĐBG thường gây rối loạn quá trình sinh tổng hợp Protein, gây mất cân bằng ổn định cũ trong kiểu

gen và giữa kiểu gen với môi trường nên đa số ĐBG có hại cho cơ thể.

*Ví dụ: Hemoglobin ở người trưởng thành là HbA gồm 4 chuỗi(2α và 2β). Trên chuỗi ĐB β thay thế

cặp A-T thành cặp T-A (dị hoán) ở : a.a thứ 6 là a.glutamic thay thế bằng a.valin, làm cho HbAHbS:

gây bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Nếu trong cơ thể tồn tại dạng HbS HbS: sẽ bị thiếu máu nặng và thường

chết sớm

2. Vai trò:

- Làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú

- ĐBG di truyền được, do đó nó là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống

PHẦN II : CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Áp dụng các công thức ở phần biến dị và di truyền

 DẠNG 1: THAY ĐỔI LIÊN KẾT HIĐRÔ

- Mất :

         + Mất 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm 2 .

         + Mất 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô giảm 3 .

-Thêm :

         + Thêm 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô tăng 2 .

          +Thêm 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 3 .

-Thay :

         + Thay 1 (A – T) bằng 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 1 .

         + Thay 1 (G – X) bằng 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm1 .

            5-BU:

+ Gây đột biến thay thế cặp A – T  bằng cặp G – X

            + Sơ đồ: A – T ¦ A – 5-BU ¦ 5-BU – G  ¦ G – X

            EMS:

+ Gây đột biến thay thế cặp G –X bằng cặp T –A hoặc X – G

+ Sơ đồ: G – X ¦ EMS – G  ¦ T (X) – EMS ¦ T – A hoặc X – G

Lưu ý: 

Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số liên kết hyđrô, số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.

- Đột biến gen không thay chiều dài nhưng 

+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng A-T thay bằng G-X; 

+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng G-X thay bằng A-T.

- Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong ba bộ 3: UAG, UGA, UAA => Vị trí kết thúc dịch mã.

- Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong các bộ 3 AUG, UAG, UGA, UAA => Thay đổi axit amin

 

DẠNG 2 :  LIÊN QUAN ĐẾN CHIỀU DÀI GEN

a) Chiều dài không thay đổi :Thay số cặp nucleotit bằng nhau .

b) Chiều dài thay đổi :

- Mất : Gen đột biến ngắn hơn gen ban đầu .

- Thêm : Gen đột biến dài hơn gen ban đầu

- Thay cặp nucleotit không bằng nhau.

Lưu ý: Các công thức phần vật chất di truyền.

Ví dụ 1. Gen A dài 4080 Ao, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498  nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.

Hướng dẫn

- Đột biến không thay chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit  này bằng cặp nuclêôtit khác

                           NA = 4080x2/3.4 = 2400.

A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 - 720x2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.

- Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.

- Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1 

=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.

=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719x2 + 481x3 = 1438 + 1443 = 2881.  

Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hyđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.

Hướng dẫn

- Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.

- Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3x390)/2 = 250.

Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.

Ví dụ 3. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.

Hướng dẫn

- Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1,5G

- 2A+ 3G = 3600 => 2x1,5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900.

- Gen d có A = T = 899; G = X = 600.

Ví dụ 4. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.

Hướng dẫn

1. Gen ban đầu

- Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200.

2. Gen sau đột biến

- Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.104: 300 = 3600.

- Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600.

=> G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599.

Ví dụ 5. Gen A dài 4080Ao bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng

Hướng dẫn

            N = 2l/3,4=2400

Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 => mất 2 cặp.


 

 

DẠNG 3 : LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TỬ PROTÊIN :

a) Mất hoặc thêm : Phân tử prôtêin sẽ bị thay đổi từ axít amin có nuclêôtit bị mất hoặc thêm .

b) Thay thế :

- Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu cùng mã hóa 1 axít amin thì phân tử prôtêin sẽ không thay đổi .

- Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu mã hóa  aa khác nhau thì phân tử protein có 1 aa thay đổi .

DẠNG 4: PHÂN LOẠI ĐỘT BIẾN ĐIỂM

+ Đột biến Câm: xảy ra bazơ thứ 3 của 1 bộ ba nhưng aa không bị thay đổi

+ Đột biến dịch khung: Xen mất Nu khung sẽ đọc thay đổi

+ Đột biến Vô nghĩa: - tạo bộ ba quy định mã kết thúc

+ Đột biến nhầm nghĩa- thay đổi bộ ba và làm xuất hiện bộ ba mới

Dạng 5: TẦN SỐ ĐỘT BIẾN GEN

VD1 :Trong 100.000 trẻ sơ sinh có 10 em lùn bẩm sinh, trong đó 8 em có bố mẹ và dòng họ bình thường, 2 em có bố hay mẹ lùn. Tính tần số đột biến gen

A. 0,004%                  B. 0,008%                   C. 0,04%                     D. 0,08%

Giải

 (theo cách hiểu alen đột biến không xuất hiện đồng thời trong phát sinh giao tử của Bố và Mẹ)

Theo đề → lùn do ĐB trội và có 10-2 = 8 em lùn do đột biến

TS alen =100000x2; số alen ĐB = 8 → Tần số ĐB gen = 8/200000

= 0,004%. (Đáp án: A)

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại

A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit.

B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit.

C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.

D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.

Câu 2: Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là:

A. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

B. đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen lặn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử.

C. đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các giao tử không tham gia thụ tinh.

D. đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen ở trạng thái dị hợp.

Câu 3: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. aaBb và Aabb        B. AABB và AABb

C. AABb và AaBb        D. AaBb và AABb

Câu 4: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể xảy ra như thế nào?

A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.

B. Đột biến gen lặn không được biểu hiện.

C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.

D. Đột biến gen trội biểu hiện cả khi ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.

Câu 5: Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen, không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến.

B. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột biến, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

C. Đột biến gen không phụ thuộc vào loại tác nhận, mà chỉ phụ thuộc liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.

D. Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

Câu 6: Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng

A. thay thế cặp G – X bằng T – A.

B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G.

C. thay thế cặp A – T bằng T – A.

D. thay thế cặp A – T bằng G – X.

Câu 7: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:

A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit trong cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.

C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

 

Câu 8: Đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình

A. nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

B. nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng.

C. giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

D. nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân ở tế bào sinh dục.

Câu 9: Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứu 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?

A. Thay thế các nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

B. Mất 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

C. Thêm 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

D. Thay thế hoặc mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến xảy ra ở tế bào xoma (đột biến xoma) được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.

B. Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (đột biến tiền phôi) thường biểu hiện ra kiểu hình cơ thể

C. Đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.

D. Đột biến xoma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.

 

Câu 11: Gen có 1170 nucleotit và có G=4A. Sauk hi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:

A. 11417        B. 13104

C. 11466        D. 11424

Câu 12: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein.

C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein.

D. gen bị biến đổi dẫn tới không truyền đạt được vật chất di truyền qua các thế hệ.

Câu 13: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2A° và mất 8 liên kết hidro. Khi gen ban đầu và gen đột biến đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:

A. A=T=8; G=X=16.

B. A=T=16; G=X=8

C. A=T=7; G=X=14

D. A=T=14; G=X=7

Câu 14: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến điểm dạng

A. thêm một cặp G – X.

B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.

C. mất một cặp A – T.

D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.

 

Câu 15: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.

B. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit.

C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.

D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

 

Câu 16: Một gen dài 3060A° có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ≈ 79,28%. Loại đột biến đó là

A. thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.

B. thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.

C. thay thế 2 nucleotit loại A bằng 2 nucleotit loại G.

D. đảo vị trí cặp A – T và G – X ở 2 bộ ba khác nhau.

Câu 17: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. (1), (3) và (5)

B. (1), (2) và (3)

C. (3), (4) và (5)

D. (2), (4) và (5)

Câu 18: Một đoạn ADN mạch kép có 4050 liên kết hidro, biết rằng trong đó hàm lượng nucleotit loại T chiếm 15%. Khi gen bị đột biến, tỉ lệ A/G của gen là 43,27%. Nếu chiều dài của gen đột biến không đổi so với gen bình thường thì đột biến gen thuộc dạng

A. thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A - T

B. thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A - T

C. thay thế 3 cặp G – X bằng 3 cặp A - T

D. thay thế 4 cặp G – X bằng 4 cặp A - T

Câu 19: Cho biết gen A đột biến thành gen a, gen B đột biến thành gen b. 2 cặp gen này qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn di truyền phân li độc lập. Trong các cá thể mang kiểu gen sau đây:

   1. AABB              2. AaBB            3. Aabb                   4.  aabb                              5. AaBb

Những cá thể là thể đột biến là:

A. 4                               B. 2, 3, 4, 5                       C. 1, 4                                      D. 3, 4

Câu 20 : Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây đều là của thể đột biến ?

A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc.                B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc.

C. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc.                D. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc.

Câu 21:  Giả sử một thể đột biến lặn ở một gen trên NST thường quy định . giả sử trong một phép lai trong các loại giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% . Trong số các giao tử cái thì đột biến lặn chiếm 20% . Tỷ lệ kiểu hình thể đột biến là

A . 3%                      B 17%                         C . 68%                          D 12%

Câu 22:  Ở một sinh vật nhân sơ có đoạn đầu của gen cấu trúc có trình tự nucleotit trên mạch gốc là

5‘..ATG- TXX- TAX–TAX– TXT -TAG–TXT – AGX – GXG – GTX – ATT.. 3’

Tác nhân đội biến làm cặp nucleotit 16 G – X bị mất thì phân tử protein tương ứng được tổng hợp từ gen đột biến có số aa là

A . 4                    B .  5                              C. 8 .                    D. 9

Câu 23 : Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:

3’TAXXTAXGXGXGGXTXGAXXXXGXAXGGGAAAAAAXXXA5’

Nếu một đột biến xảy ra làm thay thế nuclêôtit thứ 2 kể từ đầu 3’ của mạch làm khuôn bằng một nuclêôtit khác (giả sử thay A bằng G) thì khả năng nào dưới đây có thể xảy ra?

A.  Chuỗi pôlipeptit không được tổng hợp do đột biến làm mất mã mở đầu.

B.  Quá trình dịch mã không thể xảy ra do không có tARN vận chuyển axit amin tương ứng với bộ ba sau đột biến.

C.  Không để lại hậu quả gì nghiêm trọng do tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau đột biến và trước đột biến cùng mã hóa cho một axit amin.

D.  Quá trình phiên mã không thể xảy ra do đột biến làm mất bộ ba mở đầu.

Câu 24:   Một phân tử ADN có chiều dài 408nm và có hiệu số phần trăm giữa nucleotit loại A và một số nucleotit khác loại là 20 % . Một đột biến xảy ra làm tăng chiều dài của đoạn ADN thêm  17 A  và nhiều hơn ADN  ban đầu là 13 liên kết hidro . Số nucleotit loại A sau đột biến là

A . 843                      B . 842                  C . 840 .                              D 363

Câu 25 :  Gen A dài 5100 A và có hiệu số tỷ lệ giữa A với một loại Nu khác là 10 % Gen bị đột biến điểm  thành gen a có số liên kết giảm đi 2 so với gen A . Số lượng nucleotit từng loại của gen a là

A . A = T = 898 , G = X = 602                                     B. A = T = 902 , G = X = 598

C . A = T = 900, G = X =600                                       D. A = T = 899 , G = X = 600

Câu 26:   Một gen có chiều dài là 2805A có tổng số liên kết hidro 2075 . Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng  giảm đi 2 liên kết H . Số nucleotit từng loại khi gen đột biến là

. A= T = 399 , G = X = 426                    . A= T = 401 , G = X = 424

C.A= T =  402 , G = X = 423                     D. A= T = 403 , G = X = 422

Câu 27:  Gen A có 3120 liên kết Hidro, trong đó số lượng A chiếm 20% số nu của gen. Gen A bị đột biến do tác động của một phân tử 5BU thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 2 đợt môi trường nội bào cung cấp số nu từng loại là :

A. A=T=1446, G=X=2154                             B. A=T=1443, G=X=2157    

C. A=T=1434, G=X=2166                              D. A=T=1437, G=X=2163

Câu 28: Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro trên mạch  của một gen có A= T , G = 2A , X = 3T . Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm hai liên kết H . Gen đột biến có

A.A=  558         B. G = 226          C.  X= 478          D.       T = 226

Câu 29:  Gen ban đầu có 3600 liên kết hidro và có tỷ lệ A:G = 1:2 . Sau đột biến gen có 2400 nucleotit với 3200 liên kết hidro .Số nucleotit mỗi loại bị mất là bao nhiêu

A. A= T = 100, G=X = 200          B. A= T = 50 , G= X = 100

C. A= T = 100 ; G= X = 50          D. G = X = 100 , A= T = 200

Câu 30:  Một gen dài 4080 A và có T = 1.5 X .Sau đột biến mất một đoạn gen , gen còn lại có A= 640 và 2240 liên kết hidro . Tính số nucleotit loại G đã mất

A. 320         B. 160           C. 120          D. 240   

Câu 31:  Gen B có chiều dài 0.51 µm và có tỷ lệ A/G = 3/7. Gen B bị đột biến tạo thành alen b có kích thước không đổi và có 4051 liên kết hidro . khi tế bào bước vào nguyên phân ở kì giữa tổng số nucleotit từng loại trong gen B và b là

A. A=T = 4202 , G = T = 1798                          B. A=T = 999 , G = T = 2101

C. A=T = 900, G = T = 2010                             D. A=T = 1798 , G = T = 4202

Câu 32:  Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành gen a . Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất tạo ra các gen con . Các gen con lại tiếp tục nhân đôi lần thứ 2 . Trong hai lần nhân đôi môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclotit loại A và 1617 nucleotit loại G . Dạng đột biến xảy ra với gen A là

A . Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X   B . Thay thế một cặp nucleotit G- X  bằng một cặp A- T

C. Mất một cặp G- X                                                     D. Mất một cặp  A- T

Câu 33: Gen S bị đột biên thành gen s .Khi gen S và gen s cùng nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nucleotit . Dạng đột biến xảy ra với gen S là

A. Bị mất một cặp nucleotit                            B. đảo vị trí 2 cặp nucleotit 

C . Mất hai cặp nucleotit                                  D.Thay thế một cặp nucleotit

Câu 34: Một gen A có 3598  liên kết hóa trị giữa các nucleotit gen này bị đột biến điểm thành gen a . Khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 25214  nucleotit tự do . Đột biến gen a thành gen a thuộc dạng đột biến nào

A. Thay thế một cặp nucleotit cùng loại                    B. Thay thế một cặp nucleotit khác loại

C. Mất một cặp nucleotit                                         D. Thêm một cặp nucleotit 

Câu 35:  Một gen có cấu trúc có 150 chu kì xoắn có số nucleotit loại T chiếm 30 % tổng số nucleotit của gen . Một đột biến điểm đã tạo ra gen đột biến có chiều dài 5100 A  0  và có 3599 liên kết hidro . Gen trên đã  bị đột biến dạng

. Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X   B . Thay thế một cặp nucleotit G- X  bằng một cặp A- T

C. Thêm  một cặp  A- T                                                D. Mất một cặp  A- T

Câu 36: Gen A bị đột biến thành gen a . Chiều dài của mỗi gen là bằng nhau và bằng 4080 A 0 . Gen trội A có A- G = 20% tổng số nucleotit của gen . Gen a có 2758 liên kết hidro . Gen A bị đột biến dạng gì ? 

A.  Thay thế 2 căp A- T bằng 2 cặp G- X          B.  Thay thế 2 căp G- X bằng 2 cặp A- T 

C.  Thay thế 3 căp A- T bằng 3  cặp G- X         D.  Thay thế 3 căp G- X bằng 3 cặp A- T 

Câu 37:  Ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng mắt đỏ bị biến đổi thành gen a quy định mắt trắng. Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong gen mắt đỏ ít hơn trong các gen mắt trắng 32 nucleotit tự do và gen mắt trắng tăng thêm 3 liên kết hidro . Hãy xác định những biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến .

A. Thêm một cặp G- X                                     B. Mất một cặp G-X

C. Thay thế môt cặp A- T bằng G- X                  D. Thay thế một cặp G- X bằng 1 cặp A- T 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

A

D

D

D

D

D

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

C

D

C

A

D

C

D

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

D

B

D

C

D

D

B

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

A

C

D

B

B

A

 

 

 


 

Bài viết gợi ý: