QUẦN THỂ SINH VẬT

Loga.vn

 

A - LÍ THUYẾT TRNG TÂM

 

  1.  Khái niệm quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1. Khái niệm về quần thể

Quần thể là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ.

 

     2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

2.1 Quan hệ hỗ trợ

- Sự tụ họp hay sống bầy đàn là hiện tượng phổ biến trong sinh giới, nhất là ở nhiều  loài côn trùng, chim, cá và thú. Trong nhiều trường hợp, quần tụ chỉ là tạm thời ở những thời gian nhất định như các con sống quây quần bên cha mẹ hoặc các cá thể học đàn để sinh sản, săn mồi hay chống kẻ thù.

- Sống trong đàn, cá thể nhận biết nhau bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn (các chấm, vạch màu trên thân hoặc bằng các vũ điệu (ong).

- Trong bầy, đàn, các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm lượng tiêu hao ôxi, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi cho đời sống... Hiện tượng đó được gọi là "hiệu suất nhóm".

- Sống thành xã hội theo kiểu mẫu hệ (ong, kiến, mối) với sự phân chia thứ bậc và chức năng rất rõ ràng. Sống kiểu xã hội của những loài trên mang tính bản năng, rất nguyên thuỷ và cứng nhắc. Ở người, nhờ có bộ não phát triển và dựa trên những kinh nghiệm đúc kết được trong cuộc sống nên tổ chức xã hội mềm dẻo và linh hoạt, thích nghi rất cao với mọi | tình huống xảy ra trong môi trường

2.2 Quan hệ đối kháng

- Cạnh tranh cùng loài: Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, do đó, kích thước quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường. Đó là hiện tượng "tự tỉa thưa” thường gặp ở cả thực vật và động vật.

- Kí sinh cùng loài.

- Ăn thịt đồng loại.

Những quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà giúp cho loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.

 

  1. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

1. Sự phân bố của các cá thể trong không gian

- Phân bố đều: Dạng này ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.

- Phân bố theo nhóm (hay điểm): Dạng phân bố này rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.

- Phân bố ngẫu nhiên: Dạng này ít gặp, xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.

 

2. Cấu trúc của quần thể

2.1. Cấu trúc giới tính

- Trong thiên nhiên, tỉ lệ đực cái của các loài thường là 1: 1. Ở những loài trinh sản, tỉ lệ con đực rất thấp, có khi không có.

- Tỉ lệ đực, cái có thể bị thay đổi do ảnh hưởng của môi trường.

Ví dụ: khi trứng vịch được ấp ở nhiệt độ thấp hơn 15oC thì số con đực nở ra nhiều hơn con cái, khi ấp ở nhiệt độ cao khoảng 34oC thì số con cái nở ra nhiều hơn con đực.

 

2.2. Cấu trúc tuổi

• Tuổi được tính bằng thời gian. Có 3 khái niệm về tuổi thọ

+ Tuổi thọ sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến lúc chết vì già.

+ Tuổi thọ sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì những nguyên nhân sinh thái.

+ Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

- Quần thể thường gồm có 3 nhóm tuổi sinh thái; nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số,

 

2.3. Cấu trúc dân số của quần thể người

 Dân số của nhân loại phát triển theo 3 giai đoạn: ở giai đoạn nguyên thuỷ, dân số tăng chậm; ở giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng; vào thời đại công nghiệp, nhất là hậu công nghiệp, dân số bước vào giai đoạn bùng nổ.

 

3. Kích thước quần thể

3.1. Khái niệm

- Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay năng lượng của quần thể đó, còn mật độ quần thể chính là kích thước quần thể được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích.

- Kích thước tối thiểu là số lượng các cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đặc trưng cho loài, còn kích thước tối đa là số lượng lớn nhất các cá thể mà quần thể có thể đạt được cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.

 

3.2. Những nguyên nhận gây ra sự thay đổi kích thước quần thể

- Kích thước quần thể được mô tả bằng công thức tổng quát dưới đây:

 

Nt = No+B – D + I - E

Trong đó:

Nt và N là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to,

B : mức sinh sản,

D: mức tử vong,

I: mức nhập cư và E - mức xuất cư,

 

Bốn yếu tố trên là những nguyên nhân gây ra sự biến đổi số lượng của quần thể.

+ Mức sinh sản là số cá thể mới do quần thể sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Mức tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vì già hoặc do tác động của các nhân tố môi trường (quá nóng bị ăn thịt, dịch bệnh... ).

+ Mức nhập cư của quần thể là số cá thể từ các quần thể khác chuyển đến. Khi điều kiện sống thuận lợi, sự nhập cư ít gây ảnh hưởng cho quần thể sở tại.

+ Mức xuất cử ngược với mức nhập cư, thường trong điều kiện kích thước quần thể vượt khỏi mức sống tối ưu, một bộ phận cá thể có thể xuất cư khỏi quần thể. Xuất cư có tác dụng giảm bớt sức ép về dân số.

Mức sống sót (Ss) ngược với mức tử vong, tức là số cá thể còn sống đến một thời điểm nhất định: Ss = 1-D (1 là kích thước quần thể được xem như một đơn vị; D là mức tử vong. D<1)

 

3.3 Sự tăng trưởng kích thước quần thể

Sự tăng trưởng kích thước quần thể của các loài có thể xảy ra theo một trong 2 kiểu:

Theo "tiềm năng sinh học" hay trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (gọi là chọn lọc r) và trong điều kiện thực tế hay trong điều kiện môi trường bị giới hạn (gọi là chọn lọc kì.

- Những loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao chịu tác động chủ yếu của các nhân tố môi trường vô sinh có sự tăng số lượng gần với kiểu tăng trưởng trong môi trường không bị giới hạn (theo tiềm năng).

Sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn: Nếu môi trường là lí tưởng, mọi nhân tố của nó không hề gây ảnh hưởng lên đời sống thì mức sinh sản của quần thế là tối đa, còn mức tử vong là tối thiểu, do đó, mức tăng trưởng là tối đa, quần thể tăng trưởng theo "tiềm năng sinh học" vốn có của nó, tức là số lượng cá thể của quần thể tăng rất nhanh theo thời gian, kiểu hàm mũ với đường cong hình chữ J và được viết dưới dạng:

 

Kích thước quần thể

                                                 \[\frac{\Delta N}{\Delta t}=rN\]

 

Trong đó: AN là mức tăng trưởng số lượng cá thể

Thời gian của quần thể có số lượng N sau khoảng thời gian At,

r: hệ số tăng trưởng của quần thể.

 

Đường cong nó tả sự tăng trưởng số

lượng cá thể của quần thể trong một - Những loài có kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, trường không bị giới hạn mức sinh sản thấp, chịu tác động chủ yếu của các điều kiện môi trường hữu sinh có kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn. Đương nhiên, môi trường lí tưởng chỉ là giả định. Sự tăng trưởng kích thước quần thể của đa số loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường. Sự giới hạn đó chính là không gian sống các nhu cầu thiết yếu của đời sống (thức ăn, nước uống, dưỡng khí...), số lượng cá thể của quần thể và các rủi ro của môi trường (nhất là các nhân tố hữu sinh: dịch bệnh, vật kí sinh, vật ăn thịt...). Do đó quần thể có thể đạt khối lượng tối đa, cân bằng với sức chịu của môi trường.

 

Kiểu tăng trưởng này về mặt toán học, được viết dưới dạng hàm

$\frac{\Delta N}{\Delta t}=rN(\frac{K-N}{K})$

Trong đó: K là số lượng cá thể tối đa mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường,

 

 Đường cong của nó có dạng chữ S. Từ đồ thị có thể thấy, ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ. Sau đó, số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong. Qua điểm uốn, sự tăng trưởng chậm dần do nguồn sống giảm, tốc độ tử vong tăng lên và cuối cùng, số lượng bước vào trạng thái ổn định, cân bằng với sức chứa của mỗi trường, nghĩa là ở đó tốc độ sinh sản và tốc độ tử vòng xấp xỉ như nhau.

 

III - Biến động số lượng cá thể của quần thể

1. Biến động số lượng

- Biến động số lượng là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. Thông thường khi đạt đến kích thước tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường sinh sản cân bằng với tử vong) thì số lượng cá thể của quần thể thường biến động quanh giá trị cân bằng. Có 2 dạng biến động số lượng: biến động không theo chu kì và theo chu kì.

- Biến động không theo chu kì gây ra do các nhân tố ngẫu nhiên, chẳng hạn, bão, lụt, cháy, ô nhiễm...

-Biến động theo chu kì gây ra do các yếu tố hoạt động có chu kì như chu kì ngày đêm, chu kì mùa hay chu kì thuỷ triều, chu kì nhiều năm...

 

2. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

2.1.Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Khi mật độ quần thể tăng vượt quá sức chịu đựng của môi trường thì không một cá thể nào có thể kiếm đủ thức ăn. Cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm. Do đó, kích thước quần thể giảm, phù hợp với sức chứa của môi trường.

- Hiện tượng "tự tỉa thưa" là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Trong tự nhiên, “tự tỉa thưa" gặp phổ biến đối với cả thực và động vật.

2.2. Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

ở động vật, mật độ đông tạo ra những thay đổi đáng kể về các đặc điểm hình thái, sinh lý và tập tính sinh thái. Những biến đổi đó có thể gây ra sự di cư của cả đàn hay một bộ phận của đàn, làm cho kích thước của quần thể giảm.

2.3.Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh là những nhân tố điều chỉnh kích thước quần thể .

Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc mật độ, nghĩa là tác động của chúng tăng lên khi mật độ quần thể cao, còn tác động của chúng giảm khi mật độ quần thể thấp.

Trong quan hệ kí sinh - vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà chỉ làm cho nó suy yếu, do đó, dễ bị vật ăn thịt tấn công. Đó cũng là cách để vật kí sinh đa vật chủ làm phương tiện xâm nhập sang một vật chủ khác.

- Vật ăn thịt ăn thịt con mồi là nhân tố quan trọng khống chế kích thước quần thể con mồi, ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt Mối quan hệ 2 chiều này tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong thiên nhiên.

 

B - BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN:

 

Câu 1. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được coi là một quần thế?

A. Những con voi sống trong vườn bách thú.

B. Các con chim nuôi trong vườn bách thú.

C. Đàn gà nuôi trong gia đình.

D. Đàn voi trong sống trong rừng.

+ Đáp án D

 Hướng dẫn giải: Để được coi là một quần thể, tập hợp các cá thể phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

 - Các cá thể cùng loài.

 - Cùng sinh sống trong một không gian xác định vào một thời gian nhất định.

 - Có khả năng sinh sản để tạo ra các thế hệ mới hữu thụ.

Như vậy, những con voi sống trong vườn bách thú, những con chim nuôi trong vườn bách thú hay đàn gà nuôi trong gia đình đều không thỏa mãn cả 3 điều kiện trên. Đàn voi sống trong rừng thỏa mãn các điều kiện trên và được gọi là một quần thế.

 

Câu 2. Khái niệm nào đúng về quần thể sinh vật?

A. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

B. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, sống trong nhiều khoảng không gian khác nhau, ở các thời điểm khác nhau và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

C. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

D. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và không có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

+ Đáp án C

Hướng dẫn giải: Để được coi là một quần thể, tập hợp các cá thể phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

- Các cá thể cùng loài,

- Cùng sinh sống trong một không gian xác định vào một thời gian nhất định.

- Có khả năng sinh sản để tạo ra các thế hệ mới hữu thụ.

 

Câu 3. Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi

A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể.

B. Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.

C. Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.

D. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thế.

+ Đáp án C

Hướng dẫn giải: Sự phân bố trong không gian tạo điều kiện thuận lợi cho các cá thể sử dụng tối ưu nguồn sống trong những môi trường khác nhau.

 

Câu 4. Trong bầy đàn, hiệu suất nhóm là hiện tượng:

A. Các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm lượng tiêu hao ôxi, giảm dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi cho đời sống.

B. Các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm lượng tiêu hao ôxi, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi cho đời sống.

C. Các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm lượng tiêu hao cacbonic, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi cho đời sống

D. Các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm lượng tiêu hao cacbonic, giảm dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi cho đời sống.

+ Đáp án B

Hướng dẫn giải: Hiệu suất nhóm là hiện tượng có lợi cho sinh vật, sống trong bày đàn, các cá thể có thể hỗ trợ cho nhau để thích nghi với môi trường sống.

Ví dụ: Ong, kiến, mối sống thành xã hội theo kiểu mẫu hệ với sự phân chia thứ bậc rất rõ ràng.

 

Câu 5. Đối với động vật, hiện tượng một số cá thể cùng loài tách ra khỏi nhóm có tác dụng

A. Tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.

B. Làm cạn kiệt thêm nguồn thức ăn.

C. Làm giảm nhẹ sự cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở giữa các cá thể cùng loài.

D. Cả A và B,

+ Đáp án C

Hướng dẫn giải: Khi sống trong bày, đàn ở mật độ phù hợp, các cá thể có thể hỗ trợ cho nhau để tạo hiệu suất nhóm. Khi mật độ quá cao, không phù hợp với sức chứa của môi trường và mức sống tối ưu, các cá thể cùng loài có thể tách ra khỏi nhóm tìm đến một sinh cảnh mới hoặc đến quần thể khác có mật độ thấp hơn. Hiện tượng này làm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về thức ăn và nơi ở.

 

Câu 6. Biến động số lượng của quần thể thường là

  1. Sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, chưa cân bằng với sức chứa của môi trường.
  2. Sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng với sức chứa của môi trường
  3. Sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị trung bình.
  4. Sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh giá trị cân bằng khi mức sinh sản cân bằng với mức tử vong.

+ Đáp án B

Hướng dẫn giải:  Sự biến động số lượng cá thể của quần thể xảy ra khi khi kích thước quần thể không cân bằng với sức chứa của môi trường. Quần thể có xu hướng tăng hay giảm số lượng cá thể để phù hợp với nơi ở và nguồn sống.

 

Câu 7. Sự biến động số lượng thỏ rừng Bắc Mĩ và mèo rừng diễn ra theo chu kì nào?

A. Chu kì nhiều năm.

C. Chu kì ngày đêm.

B. Chu kì mùa.

D, Chu kì tuần trăng.

+ Đáp án A

Hướng dẫn giải: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể có thể diễn ra theo chu kì ngày, đêm; chu kì mùa, chu kì tuần trăng hoặc chu kì nhiều năm.

Ví dụ, ở chu kì nhiều năm thường thấy ở nhiều loài chim, thú sống ở phương bắc. Loài thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ có sự biến động số lượng cá thể theo chu kì 9-10 năm.

 

Câu 8. Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?

A. Tập hợp một số các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng trong rừng mưa nhiệt đới.

B. Tập hợp một số các cá thể cá chép, cá rô phi, cá mè sống chung trong một ao.

C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

D. Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng Đông Bắc Việt Nam.

+ Đáp án D

Hướng dẫn giải: Để được coi là một quần thể, tập hợp các cá thế phải thỏa mãn 3 điều kiện sau: - Các cá thể cùng loài. - Cùng sinh sống trong một không gian xác định vào một thời gian nhất định. - Có khả năng sinh sản để tạo ra các thế hệ mới hữu thụ.

Xét 3 điều kiện trên thì chỉ có rừng thông nhựa phân bố ở vùng Đông Bắc Việt Nam là thỏa mãn.

 

Câu 9. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở là: A. 100/100.           B. 50/50      C. 70/30.                D. 75/35

+ Đáp án B

Hướng dẫn giải: Trong thiên nhiên, theo cấu trúc giới tính, tỉ lệ đực/cái của các loài thường là 1/1/, tỉ lệ này có thể thay đổi do ảnh hưởng của môi trường. Ở các loài trinh sản, tỉ lệ con đực thấp hoặc có thể không có.

 

Câu 10. Quần thể gồm những thành phần nhóm tuổi nào?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản.

B. Nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

C. Nhóm tuổi sau sinh sản và nhóm tuổi trước sinh sản.

D. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

+ Đáp án D

Hướng dẫn giải: Quần thể thường gồm 3 nhóm tuổi sinh thái: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

 

Câu 11. Có những dạng thấp tuổi nào để biểu diễn thành phần nhóm tuổi trong quần thể?

A. Dạng tháp tuối phát triển và dạng ốn định.

B. Dạng thái tuổi ấn định và dạng suy thoái.

C. Dạng thái tuổi suy thoái và dạng phát triển.

D. Dạng thái tuổi phát triển, dạng suy thoái và dạng ổn định.

+ Đáp án D

Hướng dẫn giải: Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản ta có tháp tuổi. Nhìn vào tháp tuối ta có thể thấy trạng thái phát triển của quần thế: quần thể đang phát triển (quần thể trẻ), quần thể ổn định, quần thể suy thoái (quần thể già).

 

Câu 12. Khi mật độ quần thể tăng quá cao dẫn tới:

A. Thừa thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết và mật độ quần thể lại trở lại mức độ cân bằng.

B. Đủ thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết và mật độ quần thể lại trở lại mức độ cân bằng.

C. Thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết và mật độ quần thể lại trở lại mức độ cân bằng.

D. Dồi dào thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết và mật độ quần thể lại trở lại mức độ cân bằng

+ Đáp án C

Hướng dẫn giải: Khi quần thể tăng cao, vượt quá sức chứa của môi trường sẽ dẫn tới một số hiện tượng: thiếu thức ăn, chỗ ở, lượng chất bài tiết nhiều dẫn tới môi trường ô nhiễm, các cá thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật và bị chết - Đưa quần thể trở lại mức độ cân bằng với sức chứa của môi trường.

 

Câu 13. Giữa các cá thể cùng loài thường có những mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ và cạnh tranh.

B. Cá thế này ăn cá thể khác, kí sinh.

C. Cộng sinh và cạnh tranh.

D. Cả B và C.

+Đáp án A.

Hướng dẫn giải: Các cá thể trong quần thể có quan hệ với nhau theo một trong 2 cách sau:

- Hỗ trợ cho nhau thể hiện ở hiện tượng sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội.

- Cạnh tranh với nhau thể hiện ở các hiện tượng như: tự tỉa thưa..; kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại.

Trong những điều kiện môi trường xác định, các mối quan hệ này giúp cho loài tồn tại và phát triển ổn định

 

Chúc các bạn học tốt!

Bài viết gợi ý: