XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC- NGUYỄN KHOA ĐIỀM
NHÓM 5: Các trường THPT Cẩm Thuỷ, Như Thanh

Bước 1: xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Văn bản thơ : Đất nước trích: Trường ca” Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
* Kiến thức
– Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ Nguyễn Khoa Điềm
– Đặc sắc của thơ Việt Nam 1945- 1975
* Kĩ năng
– Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại thơ ca hiện đại.
– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
+ Nhận diện thể thơ
+ Nhận diện chủ đề, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bà thơ
+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa hình tượng thơ
+ Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình
+ Đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ
+ Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, sự thể hiện hình tượng đất nước của bài thơ.Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, chất chính luận và chất trữ tình của bài thơ, về sự thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.
– Đọc diễn cảm sáng tạo những đoạn thơ hay
– Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để kiến giai, bày tỏ suy nghĩ, đối chiếu với các bài học cùng chủ đề; Viết bài văn nghị luận, rút ra những triết lí, lí tưởng sống, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
* Thái độ
– Yêu truyền thống, nguồn cội, con người, quê hương đất nước.
– Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng cao đẹp.
– Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
– Tự nhận thức về tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.
* Định hướng hình thành năng lực
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực tạo lập văn bản
– Năng lực thẩm mĩ
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học.

Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập

Mức độ nhận biếtMức độ thông hiểuMức độ vận dụng và vận dụng cao
Nêu những nét chính về tác giả– Chỉ ra những biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong bài thơ– Nêu những hiểu biết thêm về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ– Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ– Nêu những việc sẽ làm nếu ở vào hoàn cảnh tác giả.
Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng để sáng tác bài thơ– Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh… trong các câu thơ.– Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.
Xác định thể thơ– Chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, …của thể thơ trong bài thơ– Đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
Xác định nhân vật trữ tình– Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu/cặp câu thơ
– Khái quát bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
– Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu/cặp câu /bài thơ.
Xác định hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong bài thơ– Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật thơ.
– Nêu tác dụng của hình tượng nghệ thuật trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người.
– Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật
– Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của bản thân về hình tượng nghệ thuật
Chỉ ra câu/cặp câu thể hiện rõ nhất tư tưởng của bài thơ– Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó– Nhận xét về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ.


Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.

Nhận biếtThông hiểuVận dụng và vận dụng cao.
– Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? – Văn bản giúp em hiểu thêm gì về tác giả
– Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? Từ tập thơ nào?
– Hãy xác định thể thơ mà tác giả sử dụng?
– Xác định bố cục bài thơ?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
– Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình?
– Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ?– Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
– Câu thơ mở đầu mở ra hình ảnh nào?
– Em ấn tượng với từ ngữ nào trong câu thơ này?
– Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào?
– Hãy cắt nghĩa lí giải từ ngữ ấy?
– Hình ảnh ĐN thể hiện qua phương diện nào?







– Đất nước có từ bao giờ
– Đất nước là gì?
Đất nước được cảm nhận trên phương diện kgian như thế nào? Nhận xét gì về những kgan đó?
Xét về phương diện thời gian, đất nước tồn tại trong thời gian “đằng đẵng”. Em hãy tìm dẫn chứng để làm rõ ý trên?
– Chỉ ra các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ?– Nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ?-Nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ?
– Thể thơ?
– Giọng thơ?
– Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tg ? Vì sao có thể nói chất liệu văn hoá dân gian ở đoạn này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
– Tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất trong câu/cặp câu thơ nào?– Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/ cặp câu thơ đó?– Em có nhận xét gì về tư tưởng ấy của tác giả được thể hiện trong bài thơ?
– Em rút ra được gì về trách nhiệm bả thân với Đất nước?
Hãy nhận xét chung về cách cảm nhận đất nước của nhà thơ? Qua đó giáo dục chúng ta điều gì?
– Tác giả suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với đất nước?


Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học.
– Văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu ở văn bản: Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).
– Văn bản để HS luyện tập đọc hiểu theo đặc trưng thể loại: Đất nước– Nguyễn Đình Thi.

Hoạt động của GV và HSYêu cầu về kiến thức, kĩ năng
I. Hoạt động 1: Khởi động
GV: giới thiệu một số hình ảnh, thơ, nhạc về đề tài Đất nước.
HS: làm việc cá nhân và trả lời.
“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
Nguyễn Trãi
– “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa.mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre và đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.”
Nguyễn Khoa Điềm
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Lời bài hát: Đất Nước- Phạm Minh Tuấn
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im.
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi
Từ thuở còn nằm nôi
Sáng chắn bão giông chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Lao xao trưa hè một giọng ca dao.
Xin hát về Người đất nước ơi
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi
Suốt đời lam lũ thương lũy tre làng bãi dâu bến nước
Yêu trọn tình đời muối mặn gừng cay.



? Em cảm nhận gì về hình ảnh Đất nước trong thơ ca từ xưa đến nay?
GV chuyển vào bài: cũng về đề tài quen thuộc này Nguyễn Khoa Điểm có cách cảm nhận và thể hiện như thế nào?
HS quan sát, đọc thơ, nghe nhạc rút ra cảm nhận về chủ đề Đất nước trong thơ ca.















































































-> Đất nước là một đề tài lớn xuyên suốt thơ ca dân tộc
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
1. Trước khi đọc:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời theo câu hỏi sau:
– Hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
– Xác định vị trí đoạn thơ?
– Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên 1971 .
– Nội dung: thức tỉnh tuổi trẻ đô thi vùng tạm chiếm miền Nam.
– Nghệ thuật: mang đậm phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: giàu chất suy tư triết luận về vai trò của người trí thức với quê hương đất nước.
– Đoạn trích thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
2. Trong khi đọc:
– Xác định thể thơ?
– Cảm hứng chủ đạo của văn bản?

Với cảm hứng ấy, nhà thơ đã triển khai đoạn thơ theo trình tự như thế nào?






HS làm việc độc lập: đọc văn bản, suy nghĩ, trả lời

Cảm hứng này được bộc lộ qua cái tôi trữ tình giàu suy tư và ưa phân tích, lí giải, biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng thiết tha.
– Thể thơ tự do
– Cảm hứng chủ đạo: tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
Bố cục: Hai phần
Phần 1 : 42 câu đầu :
+ Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.
+ Quan hệ giữa con người và đât nước.
Phần 2: 47 câu cuối : Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước : Đất nước của Nhân dân
Tác giả đã sử dụng những chất liệu văn hoá và lịch sử nào để thể hiện sự cảm nhận về đất nước?

?Đất nước được cảm nhận trên phương diện kgian như thế nào? Nhận xét gì về những kgan đó?


? Xét về phương diện thời gian, đất nước tồn tại trong thời gian “đằng đẵng”. Em hãy tìm dẫn chứng để làm rõ ý trên?


? Hãy nhận xét chung về cách cảm nhận đất nước của nhà thơ? Qua đó giáo dục chúng ta điều gì?





? Tác giả suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với đất nước?





































?Tác giả đã cảm nhận đất nước qua những địa danh , thắng cảnh nào?
?Những địa danh gắn với cái gì, của ai ?
HS: trao đổi, thảo luận, trả lời


















? Vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, tác giả không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách? Đối tượng mà tác giả muốn nhắc đến là ai? Vì sao tác giả lại nhắc đến họ? (Họ là những con người như thế nào?)
Khi nói về truyền thống của nhân dân tg đã chọn những yếu tố văn học dân gian nào để làm sáng tỏ? Đó là những truyền thống gì ?

? Khi nói về truyền thống của nhân dân tg đã chọn những yếu tố văn học dân gian nào để làm sáng tỏ? Đó là những truyền thống gì ?














? Tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất trong câu/cặp câu thơ nào?
Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/ cặp câu thơ đó?








?Nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ?
– Thể thơ?
– Giọng thơ?
– Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tg ? Vì sao có thể nói chất liệu văn hoá dân gian ở đoạn này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
a. Cảm nhận về đất nước:
a1. Đất nước được cảm nhận ở nhiều phương diện:
* Phương diện lịch sử, văn hoá dân tộc:
(Đất nước có từ bao giờ?)
– Đất nước gắn liền với:
+ Văn hoá lâu đời của dân tộc: truyện cổ tích, phong tục.
+ Cuộc trường chinh không nghỉ ngơi: chống ngoại xâm, cuộc sống lao động vất vả.
=> Đất nước được hình thành và phát triển theo quá trình sống của mỗi con người, rất bình dị, thân thộc và gần gũi.
Nghệ thuật: Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ đã đưa ta về với cội nguồn của đất nước : Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo đã có từ rất lâu đời.

*Phương diện không gian địa lí và thời gian lịch sử:
(Đất nước là gì?)
Phương diện không gian:
Chiết tự: Đất/ nước (mới mẻ, độc đáo, mang tính cá thể, hết sức táo bạo)
+ Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào.
+ Không gian đại lí mênh mông từ “núi bạc” đến “biển khơi” và không gian sinh tồn của dân tộc bao thế hệ: “Những ai đã khuất…mai sau“.
=>Đất nước hiện lên thiêng liêng những vẫn gần gũi, gắn bó với mỗi con người. Là sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng.
Phương diện thời gian:
+ Nhắc đến cội nguồn dân tộc: “Lạc Long Quân và Âu Cơ” và ngày giỗ Tổ cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc.
+ Đất nước là sự kế tục của các thế hệ: quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất…mai sau“.
Tóm lại: Tác giả đã hướng tới cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều về đất nước để khơi dậy một đất nước có chiều dài của thời gian lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của truyền thống văn hoá dân tộc.
c. Trách nhiệm của thế hệ mình với đất nước:
+ Đất nước kết tinh trong sự sống, trong máu thịt của mỗi cá nhân.
+ Tình yêu lứa đôi thống nhất, hài hoà với tình yêu đất nước.
+ Sự phát triển từ cá nhân, tình yêu lứa đôi đến tình yêu đồng loại + kết hợp với hình ảnh “Đất nước vẹn tròn to lớn” => gợi tả tình đoàn kết dân tộc (làm nên sức mạnh Việt Nam).
– Niềm tin vào thế hệ mai sau.
– Trách nhiệm của thế hệ mình:
+ Đất nước – “máu xương” của mỗi con- là những giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi người được thừa hưởng
Trách nhiệm của mỗi người:phải biết san sẻ, hoá thân
=>Xây dựng và bảo vệ Đất nước muôn đời. (nghĩa vụ).
+ Nghệ thuật:
. Điệp ngữ “phải biết” => giọng thơ chính luận.
. Âm điệu “em ơi em”=> trữ tình thiết tha.
. Dùng từ “hoá thân”(# hi sinh): hiến dâng, hoà nhập, sống còn vì đất nước => sâu sắc, giàu ý nghĩa.
. Lời thơ giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu xa.
=> Ý thơ mang tính chất tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn nên sức truyền cảm rất mạnh.
2. Tư tưởng cốt lõi : “Đất Nước của Nhân Dân“.
Phương diện địa lí: cảm nhận đất nước qua những địa danh thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách số phận của nhân dân:
+ Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng Phu, hòn trống mái).
+ Sức mạnh bất khuất (Chuyện Thánh Gióng).
+ Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương).
+ Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non nghiêng).
+ Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà , dòng sông)
=> Đất nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
– Phương diện lịch sử: Nhìn vào bốn nghìn năm đất nước mà nhấn mạnh đến những con người vô danh- Họ âm thầm cống hiến và hi sinh.




– Truyền thống của nhân dân:
+ Say đắm trong tình yêu (Yêu em từ thuở trong nôi.)
+ Biết quý trọng tình nghĩa (Biết quý công…)
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (Biết trồng tre...)
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về đất nước được triển khai trên hai hướng vừa khơi sâu, vừa phát triển những ý nghĩa mới trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàng vẻ đẹp của đất nước đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị .
Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là “Đất Nước của Nhân Dân” : Vì Đất Nước là của nhân dân nên Đất Nước là của ca dao thần thoại. Đây là một định nghĩa giản dị mà độc đáo.
c. Nghệ thuật :
– Thể thơ tự do phóng túng .
– Giọng thơ suy tưởng: đặt câu hỏi và tự trả lời.
– Sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian không phải là thủ pháp nghệ thuật mà là để chi phối tư tưởng “Đất Nước là của Nhân Dân”.
– Giọng thơ trữ tình – chính luận .
3. Sau khi đọc
– Qua đoạn trích em hiểu gì về tác giả?
– Là một người của thế hệ trẻ, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với Đất nước?
– Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước : Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra đất nước.
– Đoạn trích nằm trong ý đồ tư tưởng cua tác giả: thức tỉnh tinh thần dân tộc.
Hoạt động 3: Luyện tập
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ hiện đại.
GV phát phiếu học tập cho HS
Hoạt động 4: Vận dụng
GV yêu cầu HS sưu tầm những bài thơ về đề tài Đất nước, những bài phê bình văn học về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất Nước
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
– Ra bài tập về nhà
Là một người của thế hệ trẻ, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với Đất nước trong giai đoạn hiệ nay?

Bài viết gợi ý: