Đọc hiểu văn bản
THUỐC
(Lỗ Tấn)
(Ngữ văn 12, HK2, tiết 1)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Về kiến thức
– Hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ.
– Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn: cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng.
Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch)
III. Về thái độ
Định hướng góp phần hình thành năng lực
– Năng lực giao tiếp ( nghe, nói, đọc, viết)
– Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học…
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, thiết kế bài học
– Các slide trình chiếu
– Phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
– Đọc trước tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12, tập hai.
– Phân chia bố cục và nội dung từng phần của tác phẩm.
– Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt
Hoạt động 1 – Hoạt động khởi động
GV cho HS chơi trò chơi ô chữ, mỗi câu hỏi tương ứng với một ô chữ hàng ngang. (Bất cứ khi nào HS tìm ra ô chữ hàng dọc thì trò chơi dừng lại, không nhất thiết trả lời hết ô hàng ngang)
1. Đây là tên một truyện ngắn kể về cuộc vùng dậy phản kháng đi tìm cuộc sống tự do của con người vùng cao Tây Bắc?
2. Câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” là câu nói thể hiện tinh thần của tác phẩm nào?
3. Chi tiết nào trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã thể hiện đắt giá hiện thực nghèo đói của người dân, đồng thời cho thấy vẻ đẹp của tình người, sự lạc quan của con người trong nạn đói?
4. Trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, ai là người đã thắp sáng lên niềm tin cho cả gia đình bằng sức mạnh của tình yêu thương và bao dung?
5. Tên của nhân vật chính trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn khắc họa với những phát hiện độc đáo và quá trình vỡ lẽ để nhận ra chân lý trong cuộc sống và nghệ thuật?
6. Trong tác phẩm rừng xà nu, nhân vật nào được coi là “cây xà nu con mới lớn”, là đại diện cho thế hệ trẻ lớn lên kế tục truyền thống của cha anh?
7. Đây là tên 1 nhân vật trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, là đại diện tiêu biểu cho thế lực cường quyền chà đạp lên quyền sống tự do của con người?
Sau khi HS đã tìm ra từ chìa khóa, GV dẫn dắt HS vào bài học.
Từ chìa khóa “GÀO THÉT” chính là tên một tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn, một nhà văn được coi là “Thánh nhân bậc nhất Trung Quốc” theo lời của Mao Trạch Đông năm 1938: “Lỗ Tấn là Thánh nhân bậc nhất Trung Quốc, Khổng Tử là thánh nhân của xã hội phong kiến, Lỗ Tấn là thánh nhân của Trung Quốc Mới”. Và “GÀO THÉT” cũng chính là tập truyện ngắn chứa đựng tác phẩm rất xuất sắc mà chúng ta sẽ học hôm nay: Truyện ngắn “THUỐC” của nhà văn Lỗ Tấn.
HS trả lời các câu hỏi bằng cách tìm ra đáp án cho từng ô chữ hàng ngang và từ chìa khóa hàng dọc.
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
GV nêu câu hỏi gợi ý:
– Nêu vài nét khái quát về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn?




GV gọi HS phát biểu, định hướng trả lời giúp HS nắm những nét chính, sau đó khái lược lại và minh họa tranh ảnh trình chiếu.

– Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?











– Tóm tắt nội dung tác phẩm?
GV gọi HS tóm tắt sau đó khái quát lại bằng sơ đồ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.
– Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
– Chủ trương dùng ngòi bút phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân , lôi hết tật bệnh của xã hội ra chữa chạy…..
2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác:
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “ Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
– Tóm tắt:
+ Cảnh lấy thuốc
+ Cảnh dùng thuốc
+ Cảnh bàn về thuốc
+ Công hiệu của thuốc
II. Đọc – hiểu văn bản
GV giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong tiết 1: Hình tượng thuốc.
Để có thể thấy được ý nghĩa của hình tượng cần đặt Thuốc trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm.
GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận các câu hỏi đưa ra trong phiếu học tập:
Nhóm 1, 2:

– Cảnh tượng đi lấy thuốc của lão Hoa diễn ra trong không gian và thời gian thế nào?


– Thuốc được làm từ những vị gì? Em có nhận xét gì về những vị thuốc và cách chế thuốc ấy?




– Theo nghĩa tường minh, ở tầng nghĩa thứ nhất, thuốc có ý nghĩa như thế nào?

Nhóm 3, 4:
– Thái độ của mọi người về thứ thuốc đó như thế nào?











– Rốt cuộc, thuốc đã phát huy tác dụng ra sao?




– Qua đây, em nhận thấy, bài học cần rút ra với những người dân Trung Quốc là gì?
Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu HS trở về vị trí, lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi để triển khai bài giảng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình tượng thuốc và ý nghĩa nhan đề tác phẩm.




a. Thuốc – Đám đông quần chúng – Con bệnh
– Cảnh pháp trường:
+ Thời gian: Đêm thu gần về sáng
+ Không gian: Lạnh lẽo, vắng vẻ
à Cảnh tượng hết sức ghê rợn như ở thời trung cổ.
– Hình ảnh: “Bánh bao tẩm máu người”
+ Vị thuốc: Bánh bao (có sẵn) + Máu người (khó kiếm)
+ Cách chế thuốc: Tẩm máu người vào từng thớ bánh bao à bọc lá sen già à nướng
à cách chế thuốc rất cầu kì làm ra một thứ thuốc quái đản và man rợ.
=> Tầng nghĩa 1: Thuốc hiểu theo nghĩa đen là một cách chữa bệnh mê tín dị đoan, không có căn cứ khoa học à Phơi bày một hiện thực ngu muội, thiếu hiểu biết của những người dân Trung Quốc.
– Thái độ của mọi người:
+ Lão Hoa: Nâng niu gói bánh bao như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh à sung sướng biết bao!
+ Bà vợ: Giục con ăn, cam đoan: “Sẽ khỏi ngay!” (2 lần)
+ Bác cả Khang: “Nhất định khỏi thôi mà”; “cam đoan khỏi mà”; “Cam đoan thế nào cũng khỏi” (2 lần)
+ Thằng Thuyên: cầm chiếc bánh như cầm tính mệnh của mình trên tay >< không cần biết là thuốc gì, ăn trong vô thức: “mùi vị thế nào cũng đã quên rồi”.
à Tất cả đều tin tưởng chắc chắn, ai cũng mừng cho lão Hoa đã may mắn có được “thần dược”, coi đó là phúc lớn nhà lão.
– Kết quả:
Thằng Thuyên càng lúc càng ho trầm trọng à Qua đời.
à Thứ thuốc quái gở mà bố mẹ thằng Thuyên áp đặt con mình dùng và mọi người đều tin tưởng đã phản tác dụng, thực chất là một thứ thuốc độc, đáng báo động.
=> Tầng nghĩa 2: Thuốc là con đường cần tìm ra để chữa căn bệnh u mê của quốc dân, người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không thể mãi ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Bản thân thế hệ trẻ cũng cần độc lập suy nghĩ, có quyền quyết định tương lai của mình
Trong câu chuyện của mọi người ở quán trà, ngoài việc đề cập đến thuốc thì còn nhắc tới cả kẻ được lấy máu bán cho lão Hoa tẩm bánh bao.
– Đối tượng bị lấy máu tẩm bánh bao là ai? Có quan hệ thế nào với những người trong quán trà?
– Nguyên nhân dẫn đến cái chết của người tử tù?

– Thái độ của mọi người với tử tù là gì?
(GV khái quát bằng sơ đồ)












– Qua đây, Lỗ Tấn muốn gửi gắm thông điệp gì?
b. Thuốc – Đám đông quần chúng – Người tử tù

– Đối tượng: Hạ Du – con bà cụ Tứ– người mà mọi người trong quán trà đều quen biết.

– Nguyên nhân cái chết:
Làm cách mạng, bị cho là giặc à bị cụ Ba tố giác à bị bắt.
– Thái độ của mọi người:
+ Một số người sung sướng được hưởng lợi từ cái chết của Hạ Du: Cả Khang bán bánh bao tẩm máu, Lão Nghĩa mắt cá chép tước được cái áo tử tù, Cụ Ba Hạ tố cáo được thưởng hai mươi lạng bạc, vợ chồng Hoa Thuyên mua được bánh bao chữa bệnh lao cho con.
+ Một số người phỉ báng Hạ Du: Cả Khang “ Cái thằng nhãi con ấy..”, cậu Năm Gù, những người trong quán : “ Cái thằng khốn nạn…”, “ Điên thật rồi!”
à Hoàn toàn không hiểu gì về Hạ Du; Vô cảm trước cái chết của Hạ Du thậm chí còn khinh bỉ, phỉ báng
à Những người trong quán trà là đám đông ngu muội và vô cảm trước lý tưởng, mục đích cao cả và sự hi sinh của người Cách mạng
=> Tầng nghĩa 3: Phải tìm ra một phương thuốc để chữa bệnh vô cảm và để cho quần chúng giác ngộ Cách mạng – Cách mạng gắn bó với quần chúng.
Hoạt động 3: Thực hành
GV đưa ra một bài tập để học sinh củng cố lại kiến thức mà mình đã học.
GV gợi ý cho học sinh bằng các đáp án trắc nghiệm.







Bài tập:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn văn:
Lỗ Tấn được tôn vinh là ……(1)…… vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì …..(2).….còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người đã thức tỉnh nhân dân Trung Quốc trước những căn bệnh trầm kha của quốc dân, đó là: u mê về khoa học,….(3) …..và vô cảm trước đồng loại của mình.
(1)
A. “Anh hùng dân tộc”
B. “Linh hồn dân tộc” (X)
C. “Lãnh tụ dân tộc”
(2)
A. “Thao thức trong đêm dài mùa đông”
B. “Ngủ quên trên chuyến tàu sinh mệnh”
C. “Ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” (X)
(3)
A. U mê về nghệ thuật
B. U mê về chính trị (X)
C. U mê về thời trang
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng.
GV cho HS chơi trò chơi “Chiếc nón kì diệu” để chọn ra câu hỏi ngẫu nhiên.
1. Câu chuyện diễn ra ở đâu?
2. Bạn ấn tượng nhất với nhân vật nào trong truyện?
3. Bạn muốn hỏi tác giả điều gì?
4. Hãy đặt một nhan đề khác cho tác phẩm?
5. Bạn ấn tượng với chi tiết nào nhất trong tác phẩm?
6. Nếu được sinh ra trong bối cảnh thời đại như trong câu chuyện, em sẽ làm gì?
7. Nếu là Thuyên, em có uống thứ thuốc đó không? Vì sao?
8. Theo em, tình trạng đám đông ngu muội có còn tồn tại trong xã hội chúng ta hiện nay không?
GV đọc câu hỏi, HS tự do đưa ra quan điểm của bản thân, GV định hướng để tránh những quan điểm lệch lạc. Tùy vào thời lượng còn lại mà đưa ra số câu hỏi, không nhất thiết phải trả lời hết.
HS bằng việc trả lời các câu hỏi sẽ thể hiện quan điểm của mình về tác phẩm và cuộc sống…

Bài viết gợi ý: