Xây dựng chủ đề dạy học, soạn giáo án Ngữ văn lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm. Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

Tuần
theo chủ đề
Số tiếtChủ đề Tiết PPCTTiết theo chủ đềTên bài
142Chủ đề 13
Biện pháp tu từ
3140Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
143641Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ

a.Kiến thức
Sau bài học, người học hiểu được:
-Phương thức cơ bản trong một số phép tu từ ngữ âm (tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu; điệp âm, điệp vần , điệp thanh)
– Tác dụng nghệ thuật của những phép tu từ ngữ âm nói trên.
– Phép lặp cú pháp; Phép liệt kê;Phép chêm xen.
Kĩ năng
Sau bài học, người học có thể:
Nhận biết phép tu từ ngữ âm trong văn bản .
– Phân tích tác dụng của phép tu từ ngữ âm trong văn bản : phân tích mục đích và hiệu quả của phép tu từ, sự phối hợp với các phép tu từ khác…
Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen trong văn bản.
– Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ kể trên.
– Bước đầu sử dụng các phép tu từ cú pháp trong bài làm văn.
Thái độ:
Sau bài học, người học ý thức:
-Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
-Nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp

  1. Hình thành năng lực:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp
– Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học có sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp.
– Năng lực trình bày, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp.

  1. Phát triển phẩm chất:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp trong văn bản nghệ thuật; văn nghị luận.
-Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

  1. Thời gian thực hiện

-Thực hiện trong 01 tuần: 14
-Số tiết thực hiện trên lớp: 02
+ 1 tiết: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
+ 1 tiết: Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

  1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Những ngữ liệu có sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập

  1. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấpVận dụng cao
Biết phép tu từ ngữ âm trong văn bản .Phương thức cơ bản trong một số phép tu từ ngữ âmPhân tích tác dụng của phép tu từ ngữ âm trong văn bảnCảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ ngữ âm trong văn xuôi, thơ trữ tình
Biết các phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen trong văn bản.
Hiểu cách sử dụng các phép tu từ cú pháp văn bản.
Tác dụng nghệ thuật của các phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen trong văn bản.
Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ cú pháp trong thơ trữ tình.

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng câu hỏi trải nghiệm sau:
Trong bài thơ Đây mùa thu tới,nhà thơ Xuân Diệu có viết: Những luồng run rẩy rung rinh lá.
Trong bài thơ Việt bắc,nhà thơ Tố Hữu có viết: Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Em hãy chỉ ra tài năng sử dụng phụ âm của các nhà thơ trong các câu thơ trên

Gợi ý trả lời:
Những luồng run rẩy rung rinh lá: phụ âm r được điệp lại 4 lần
Nhớ cô em gái hái măng một mình.:phụ âm m được điệp lại 3 lần
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Chúng ta đã thực hành biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ ( Ngữ văn 10). Trong bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục thực hành một số phép tu từ ngữ âm, cú pháp, trong đó 2 câu thơ trên đã thể hiện phép tu từ ngữ âm ( điệp âm) nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tiết thứ: 40/ Tuần: 14
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

Nội dungMô tả hoạt động của thầy và tròTư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầyHoạt động của trò
Họat động 1: Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.(10 phút).
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.
Bài tập 1:
-Đoạn văn gồm bốn nhịp (hai nhịp dài trước, hai nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:
+Hai nhịp dài :
+Hai nhịp ngắn :
-Kết thúc ba nhịp đầu :
-Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc đã gan góc, nay phải được) :
* Thao tác 1 :
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Thực hành về phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.
HS hoạt động nhóm (từng bàn) thảo luận
Lần lượt các bài tập 1,2,3

Bài tập 1: đoạn văn trích đọc trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
-Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài trong đoạn văn.
Giáo viên đọc đoạn văn, phát hiện và nhận xét về cách ngắt nhịp.
-Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp và tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp
Giáo viên phát hiện và nhận xét về thanh điệu và tính chất cảu các âm tiết cuối nhịp






Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài tập 1:
-Đoạn văn gồm bốn nhịp (hai nhịp dài trước, hai nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:
+Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).
+Hai nhịp ngắn khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta (phải được).
-Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) tạo ra âm hưởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ bốn là một thanh trắc với một âm tiết kép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc (người nghe).
-Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc đã gan góc, nay phải được) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn đanh thép cho lời tuyên ngôn.
Họat động 2: II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.( 35 PHÚT)
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.
1.Bài tập 1:
a. “Dưới quyên trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần :






b. ” Làn ao long lánh bóng trăng loe”









2. Bài tập 2:
a. Trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, vần “eo” là vần chủ đạo …









b. Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần “ang” xuất hiện 7 lần. …
* Thao tác 1 :
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng gợi hình tượng của biện pháp điệp phụ âm đầu trong các câu thơ.
HS hoạt động theo nhóm, trả lời các bài tập và nhân xét của các nhóm còn lại.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Bài tập 1a.


Nhóm 2: Bài tập 1b
Nhóm 3: Bài tập 2a.
Nhóm 4: Bài tập 2b.









Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ và đoạn thơ đã cho. Xác đinh vần và nhận xét về tác dụng của biện pháp điệp vần.



* HS đại diện nhóm trả lời

* Nhóm 1
“Dưới quyên trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành những đốm lửa lập loè. ánh lửa đó như đang phát sáng lung linh lập loè trên ngọn cây.
* Nhóm 2
” Làn ao long lánh bóng trăng loe”
-Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm đầu “l” – Sự cộng hưởng của 4 lần lặp lại tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không gian rộng lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nước …

* Nhóm 3
Trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, vần “eo” là vần chủ đạo (xuất hiện 5 lần trong thơ). Điều đó góp phần khắc hoạ hình tượng mùa thu yên tĩnh, trong trẻo ở làng quê Bắc Bộ – đồng thời cũng bộc lộ một tâm hồn thơ thanh khiết đắm say với thiên nhiên của nhà thơ.
* Nhóm 4
Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần “ang” xuất hiện 7 lần. Đây là vần chứa một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm mũi). Vần “ang” vì vậy gợi cảm giác rộng mở và chuyển động thích hợp với sắc thái miêu tả sự chuyển động mùa (từ mùa đông sang mùa xuân).
Họat động 3: III. Tổng kết:( 5 PHÚT)
III. Tổng kết:
– Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn xuôi nhất là văn chính luận.
– Phép tu từ tạo nhịp điệu điệp thanh thường được sử dụng nhiều trong thơ ca.
* Thao tác 1 :
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về phạm vi sử dụng của các phép tu từ ngữ âm đã thực hành. Hướng dẫn HS tổng kết bài học
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép điệp âm điệp vần, điệp thanh trong ca dao, câu đối, thơ
So sánh để nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa các phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp đã học ở lớp 10.
– Chuẩn bị bài:

TIẾT THỨ 41/ Tuần: 14
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP

Nội dungMô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầyHoạt động của trò
Họat động: TÌM HIỂU Phép lặp cú pháp (15 phút).
I. Phép lặp cú pháp
1. Bài thực hành 1
a) Bốn câu vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp là :
– “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp”..
b) Đoạn thơ
+ Câu 1 và 2 :
+ Câu 3, 4,5 :
c) Đoạn thơ :
2. Bài thực hành 2
+ Giống nhau :
+ Khác nhau :
– Ngữ liệu 1 :
– Ngữ liệu 2 :
3. Bài thực hành 3
* Thao tác 1 :
– Tổ chức thực hành phép lặp cú pháp
-HS thảo luận nhóm.
– Cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.

Nhóm 1,2: Bài thực hành Phép lặp cú pháp :
Dựa vào ngữ liệu đưa ra trong SGK, HS cho biết những câu nào có phép lặp cú pháp ? Kết cấu cú pháp đó là như thế nào ? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào ?



2. Bài thực hành 2 :
GV yêu cầu HS so sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp ở những ngữ liệu trong bài thực hành 1 và bài thực hành 2 để chỉ ra điểm giống và khác nhau về hiện tượng lặp cú pháp.
3. Bài thực hành 3 :
Tìm 3 câu văn hoặc thơ có dùng phép lặp cú pháp trong văn học lớp 12


* HS đại diện nhóm trả lời, nhóm còn lại góp ý bổ sung

* Nhóm 1,2:
1. Bài thực hành 1
a) Bốn câu vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp là :
– “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp”..
Hiệu quả nghệ thuật : mang tính khẳng định, nhấn mạnh, lời văn hài hoà, nhịp nhàng, bổ sung cho nhau.
b) Đoạn thơ
+ Câu 1 và 2 : CN – là – của chúng ta
+ Câu 3, 4,5 : CN – Vn
c) Đoạn thơ : Câu 1-3-5 Nhấn mạnh nỗi nhớ và kỷ niệm.
2. Bài thực hành 2
+ Giống nhau : đăng đối, nhịp nhàng, cân xứng.
+ Khác nhau :
– Ngữ liệu 1 : Lặp giữa những câu khác nhau.
– Ngữ liệu 2 : Lặp cú pháp ngay trong một câu tạo sự đối lập.
3. Bài thực hành 3
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Họat động 2: Phép liệt kê( 10 PHÚT)
II. Phép liệt kê
Bài thực hành :
Hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong 2 đoạn văn…

* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
– Tổ chức thực hành phép liệt kê ( nhóm 3)
HS đọc các ngữ liệu, phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong 2 đoạn văn.

* HS đại diện nhóm trả lời, nhóm còn lại góp ý bổ sung
* Nhóm 3
Hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong 2 đoạn văn :
– Lời văn nhịp nhàng
– Chỉ ra từng biểu hiện cụ thể, sự tiếp nối liên tục tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn.
Họat động 3: Phép chêm xen ( 10 PHÚT)
III. Phép chêm xen
1. Bài thực hành 1
– Vị trí :
– Vai trò ngữ pháp :
– Dấu ngoặc đơn hoặc dấu phẩy.
– Nói rõ thêm bổ sung thông tin, bộc lộ một thái độ, cảm xúc
2. Bài thực hành 2
Đoạn văn cần đảm bảo :
* Thao tác 1 :
– Tổ chức thực hành phép chêm xen
* Nhóm 4: GV hướng dẫn HS làm bài thực hành 1: HS đọc 4 ngữ liệu và nhận biết bộ phận in đậm về :
– Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu.
– Dấu câu tách biệt bộ phận đó.
– Tác dụng đối với việc bổ sung thông tin, tình cảm.
2. HS viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) theo yêu cầu trong SGK. Sau đó cho 1 Hs trình bày, cả lớp tham gia nhận xét, thảo luận.
Thao tác 2:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
* HS đại diện nhóm trả lời, nhóm còn lại góp ý bổ sung
* Nhóm 4
1. Bài thực hành 1
– Vị trí : nằm giữa hoặc cuối
– Vai trò ngữ pháp : chú giải (phụ chú).
– Dấu ngoặc đơn hoặc dấu phẩy.
– Nói rõ thêm bổ sung thông tin, bộc lộ một thái độ, cảm xúc
2. Bài thực hành 2
Đoạn văn cần đảm bảo :
– Nội dung ý nghĩa.
– Các câu có liên kết chặt chẽ.
– Sử dụng câu có thành phần chêm xen.

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 10 PHÚT)
-Tìm thêm ngữ liệu về các phép tu từ cú pháp trong các văn bản văn học trong SGK Ngữ Văn 12.
-So sánh phép lặp cú pháp với phép điệp âm, vần, thanh hay điệp từ ngữ để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
– Chuẩn bị bài: Chủ đề 14- Thao tác lập luận và phương thức biểu đạt

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật phép điệp vần trong văn bản sau:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
(Lưu Trọng Lư)
Trả lời: – Điệp vần: thu-phu-phụ
– Hiệu quả nghệ thuật: tạo cảm giác buồn mênh mang
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật phép tu từ ngữ âm đoạn thơ sau:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm một giọng đàn
(Tố Hữu)
Trả lời: Điệp vần: Đoạn thơ tạo ra một âm hưởng du dương, thanh thoát bởi một loạt các tiếng (có chứa vần) như “tan, tràn, đàn” đều có âm chính là nguyên âm “a” bổng/sáng (vang sáng).
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Sưu tầm ngữ liệu về các phép tu từ ngữ âm, cú pháp trong các văn bản văn học trong SGK Ngữ Văn 12. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Xem thêm : Lý thuyết và bài tập về các biện pháp tu từ trong tiếng Việt

Bài viết gợi ý: