Soạn giáo án bài Tây Tiến Ngữ văn 12 theo phương pháp mới. Bộ giáo án chuẩn cấu trúc mới nhất , giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Soạn giáo án theo hình thức mới : 4 bước, 5 hoạt động
GIÁO ÁN MINH HỌA Môn: Ngữ Văn
Năm học: 2017 – 2018
TÂY TIẾN (tiết 2 )
QUANG DŨNG
Tiết 20: Đọc văn
Ngày soạn: …../…./……
Ngày dạy:…../…./……
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT / MỤC TIÊU

    1. .


Về kiến thức:
Nhận diện được bố cục của văn bản ” Tây Tiến”.
– Nhận biết, lí giải và phân tích các thông tin nổi bật trong văn bản như:
+ Nhận biết những nét khái quát chung nhất về tác giả và tác phẩm.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và hình tượng người lính Tây Tiến.
+ Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản về thơ theo đặc trưng của văn bản thơ.
– Kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được từ văn bản “Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” vào việc đọc hiểu văn bản “Tây Tiến”.
– Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng người lính của bài thơ so với thơ ca cách mạng cùng thời đại.
– Năng lực: Phát huy năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ…
III. Về thái độ:
Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây Tiến, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân:Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước. Chủ động, tích cực học tập, sáng tạo.
– Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Định hướng góp phần hình thành năng lực
– Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
– Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học…
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án/thiết kế bài học
– Các slides trình chiếu (nếu có)
– Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
– Đọc trước bài “Tây Tiến” trong SGK Ngữ văn 12, Tập một.
Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.
– Các sản phẩm chuẩn bị được giao.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thức cần đạt
I. Hoạt động 1- Khởi động
B1:GV chia HS thành 4 nhóm tham gia trò chơi ô chữ.
B2: HS thảo luận suy nghĩ, thống nhất đáp án.
B3: HS cử đại diện trình bày
B4: GV nhận xét, đánh giá chốt lại
– Nội dung: Giải các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc.
– GV nêu câu hỏi ô chữ hàng ngang từ 01 đến 09. Nhóm nào trả lời nhanh nhất và chính xác sẽ được tính điểm tối đa.
– Sau khi HS giải đầy đủ các ô chữ, GV chốt kiến thức bài cũ, lí giải ô chữ hàng dọc để dẫn dắt sang kiến thức bài mới
– Kiến thức trọng tâm bài mới ( tiết 2): Những kỉ niệm đẹp và chân dung người lính Tây Tiến.





II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
.2. GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 của văn bản.
Mục tiêu: Nắm được vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, oai phong, lẫm liệt của người lính Tây Tiến, cảnh sông nước Miền tây thơ mộng. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Có thái độ trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước.
HS phát triển năng lực: Năng lực chuyên môn, năng lực làm việc theo nhóm.
Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm; kĩ thuật công não, phòng tranh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– Câu hỏi: Kỉ niệm vui tươi hào hứng của tình quân dân được mt qua những chi tiết nào?Cảnh sông nước miền Tây Bắc được miêu tả như thế nào?
-Nhận xét về nghệ thuật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt





















3..3. GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 của văn bản
GV chia lớp thành 4 nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Nhóm 1: Vẻ đẹp kiêu hùng ( dung mạo bề ngoài) của lính Tây Tiến.
Nhóm 2: Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của lính Tây Tiến.
Nhóm 3: Tinh thần hi sinh của các anh.
Nhóm 4: Bút pháp nghệ thuật miêu tả.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Dựa vào sgk, thảo luận, ghi sản phẩm ra bảng phụ, gv quan sát hỗ trợ hs các nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
– Gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm,
– HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung,
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
– GV kết luận.































3.4. GV hướng dẫn HS đọc đoạn 4 của văn bản
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được tác giả tô đậm bằng hình ảnh nào? ( Nhóm 1)
– Em có nhận xét gì về nhịp điệu và giọng điệu của đoạn thơ?( Nhóm 2)
– Tác dụng của việc đưa địa danh vào khổ thơ?( Nhóm 3)
– Nhận xét đoạn 4(Nhóm 4)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Dựa vào sgk, thảo luận, ghi sản phẩm ra bảng phụ, gv quan sát hỗ trợ hs các nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
– Gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm,
– HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung,
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung

III. Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập.
* Tổng kết:
Hình thức: HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản nhất về nd và nt của bài thơ.
Phương pháp: Phát vấn, kĩ thuật trình bày1 phút
Bước 1:
GV yêu cầu: Xác định nội dung chính của bài thơ?Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm của tác giả?
– Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Quang Dũng?
Bước2: HS suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
Bước 3: GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
Bước 4: – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại
* Luyện tập- củng cố
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
B1: GV chia lớp thành 4 đội, phổ biến luật chơi
Luật chơi:
+ 7 ô chữ hàng ngang
+ 1 ô chữ hàng dọc
+ Sau khi nghe câu hỏi gợi ý, đội nào có tín hiệu nhanh được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Từ ô hàng ngang thứ 3 đội nào có tín hiệu sẽ có quyền trả lời ô hàng dọc, nếu trả lời đúng được 40 điểm, trả lời sai mất quyền được chơi tiếp.
B2: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất cử đại diện trình bày.
B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm hoặc gọi nhóm khác.
* Gợi ý về ô chữ hàng dọc: (có 7 chữ cái) Từ diễn tả Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng người lính Tây Tiến cũng như cảm hứng sáng tác của Quang Dũng trong bài thơ.
* Gợi ý về ô chữ hàng ngang:
Ô chữ số 1 (có 6 chữ cái): Tên địa bàn in dấu những chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến
Ô chữ số 2: (có 5 chữ cái) Nét riêng của thiên nhiên nơi người lính TT hành quân, được thể hiện qua những câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
– Ô chữ số 3: (có 6 chữ cái) Vẻ đẹp độc đáo của người lính TT được thể hiện qua những câu thơ:
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Ô chữ số 4: (có 7 chữ cái)Những câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Thể hiện nét đẹp nào nữa của thiên nhiên nơi đơn vị TT hành quân qua.
– Ô chữ số 5: (có 8 chữ cái) Địa danh xuất hiện trong câu thơ
………..hoa về trong đêm hơi
– Ô chữ số 6: (có 6 chữ cái): Hai câu thơ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Nói lên hiện thực gì?
– Ô chữ số 7: (7 chữ cái) Vẻ đẹp tinh thần của người lính thể hiện qua câu thơ:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

IV.Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
GVYêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau.
HS lựa chọn một trong số các vấn đề sau:
– So sánh nét giống và khác nhau giữa hình tượng người lính Tây Tiến với hình tượng người lính trong một số bài thơ khác cùng viết về đề tài người lính chống Pháp như:
( Nhớ – Hồng Nguyên; Đồng chí – Chính Hữu)
– Cảm nhận về hình tượng người lính thủ đô sau khi đọc bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng; Nhật kí Đặng Thùy Trâm; Nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi” – Nguyễn Văn Thạc
– Có ý kiến cho rằng: Hiện nay, Rất nhiều học sinh giỏi đăng kí vào các trường quân đội chứng tỏ phẩm chất của người lính VN đang được kế thừa phát huy
Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không?Vì sao?
– Từ hình tượng người lính Tây Tiến, anh/chị có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay.

– Nội dung câu hỏi giải ô chữ:
1. Tên con sông ở miền Bắc được nhắc đến trong bài thơ Tây Tiến?
2. Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ Tây Tiến?
3. Bài thơ tây Tiến được in trong tập thơ nào?
4. Tên đơn vị sát nhập của đoàn quân Tây Tiến sau khi trở về Hòa Bình?
5. Hình ảnh thơ độc đáo có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn 01 của bài thơ?
6. Tên địa danh nơi Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến?
7. Cho biết tên khác của bài thơ Tây Tiến?
8. Một trong những vùng giải phóng đầu tiên của lực lượng kháng chiến Pa-thét Lào tại Thượng Lào được nhắc đến trong bài thơ?
9. Cho biết tên của bài thơ ra đời cùng bài thơ Tây Tiến đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS?
* Đáp án giải các ô chữ hàng ngang:
1. Sông Mã
2. Lãng mạn
3. Mây đầu ô
4. Trung đoàn 52
5. Súng ngửi trời
6. Phù Lưu Chanh
7. Nhớ Tây Tiến
8. Sầm nứa
9. Đồng chí
* Ô chữ hàng dọc: Người lính.

3.2 Đoạn 2: Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc
a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ
– Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc đêm liên hoan văn nghệ bắt đầu.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
+ Chữ “bừng”: vừa diễn tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sáng không gian, xua đi màn đêm bóng tối.
+ Hai chữ “đuốc hoa”: chỉ ngọn đuốc thắp sáng trong đêm văn nghệ, vừa chỉ ngọn đuốc thắp sáng trong đêm tân hôn. Ý thơ thể hiện sự tinh nghịch của chàng trai Tây Tiến.
– Hình ảnh của “em” chính là trung tâm, là linh hồn của đêm văn nghệ:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
+ Đó là cô gái dân tộc dịu dàng, duyên dáng (e ấp), trong trang phục dân tộc (xiêm áo), trong vũ điệu dân tộc “man điệu”. Vẻ đẹp của em đã thu hút sự chú ý của các chàng trai Tây Tiến.
+ Hai chữ “kìa em” biểu lộ sự ngõ ngàng đến ngạc nhiên của chàng trai Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái.
+ Âm thanh của tiếng khèn, cảnh vật và tình quân dân ấm áp đã thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
b) Cảnh sông nước Tây Bắc.
Nếu đêm liên hoan văn nghệ đem đến cho người đọc không khí say mê ngây ngất, thì cảnh sông nước Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang huyền ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
+ Nhà thơ không tả mà chỉ gợi. Vậy mà cảnh vẫn hiện lên thơ mộng.
+ Không gian của buổi chiều giăng mắc một màn sương – “chiều sương”.
+ Bông hoa lau như có hồn, phảng phất trong gió.
+ Bến bờ tĩnh lặng, hoang dại như thời tiền sử.
+ Bông hoa rừng không “đung đưa” mà “đong đưa” như làm duyên với cảnh, với người.
– Trên dòng sông ấy là hình ảnh một cô gái duyên dáng, uyển chuyển, khéo léo trên chiếc thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh đó tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn cho bức tranh thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
– Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng thể hiện tập trung ở đoạn này, chất nhạc hòa quyện chất thơ. Vì thế, Xuân Diệu có lí khi cho rằng: “Đọc đoạn thơ này như ngâm nhạc trong miệng”.
=> Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên thơ mộng, duyên dáng, mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc.

3.3 Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
Đoạn thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân Tây Tiến vừa kiêu hùng, vừa lãng mạn, vừa bi tráng.
a) Vẻ đẹp kiêu hùng của lính Tây Tiến
– Chân dung của người lính Tây Tiến được vẽ bằng nét bút khác lạ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+ Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành làm cho mái tóc xanh hôm nào rụng hết (không mọc tóc) và hậu quả của bệnh sốt rét rừng đã để lại làn da xanh xao như “màu lá”. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng những mái đầu không mọc tóc, màu nước da xanh như màu lá lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Dường như họ xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn.
– Nét độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ là không miêu tả cụ thể một gương mặt nào của người lính Tây Tiến mà tập trung khắc họa rõ nét mặt chung của cả đoàn quân Tây Tiến.
+ Hai chữ “đoàn binh” tạo một âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát còn hình ảnh “không mọc tóc” lại gợi lên nét ngang tàng của người lính Tây Tiến.
– Thơ ca kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Quang Dũng không hề che dấu những gian khổ đó nhưng ông không miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn.
b) Vẻ đẹp lãng mạn
– Những chàng trai Tây Tiến không chỉ có vẻ đẹp oai hùng cuả con hổ nơi rừng thiêng mà còn có tâm hồn lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Cái nhìn nhiều chiều đã giúp nhà thơ nhìn qua cái dằn dữ mắt trừng của họ là những tâm hồn, trái tim rạo rực yêu thương. Họ chiến đấu trong điều kiện gian khổ nhưng vẫn mơ về Hà Nội. Ở đó có dáng hình của người đẹp “dáng kiều thơm”. Hình bóng người đẹp ở quê hương là động lực tinh thần thúc giục các anh cầm súng tiêu diệt kẻ thù.
c) Vẻ đẹp bi tráng
– Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng:
+ Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biên cương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương.
+ Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.
+ Người lính Tây Tiến khi chết chỉ có manh chiếu (thậm chí không có) quấn thân nhưng tác giả đã thay vào đó tầm áo bào sang trọng. Và khúc nhạc tiễn đưa anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã. Sự thật bi thương vậy mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính Tây Tiến vẫn chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa.
– Tinh thần xả thân của người lính Tây Tiến được diễn đạt bằng những từ Hán Việt hết sức trang trọng: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành… Cách nói giảm nói tránh “về đất” làm mờ đi cái bi thương rồi bị át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
è Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến.
3.4 Đoạn 4: Lời thề và lời hẹn ước
– Nhớ đến Tây Tiến, tác giả nhớ đến tháng ngày đẹp đẽ, hào hùng say mê:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
+ Hình ảnh “người đi không hẹn ước” thể hiện tinh thần chung của Tây Tiến.
– Xa Tây Tiến nhưng tâm hồn, tình cảm nhà thơ vẫn gửi lại nơi ấy, những nơi mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua.
– Nhịp thơ chậm, giọng điệu thơ buồn nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.
– Các địa danh được nói tới tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của thiên nhiên, cuộc sống con người.
è Đoạn kết gợi lại không khí của một thời Tây Tiến một đi không trở lại.






4. Tổng kết- Luyện tập
*Tổng kết:
– Kết hợp giữa chất thơ, chất nhạc, chất họa.Tây Tiến là một bài thơ toàn bích. Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của đoàn quân Tây Tiến. Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với đoàn quân Tây Tiến của tác giả.
– Bài thơ kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật của tác giả: bút pháp tạo hình đa dạng, ngôn ngữ vừa quen thuộc, vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính vừa mới lạ; bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng.










* Luyện tập- củng cố

Trò chơi giải ô chữ.


Ô chữ hàng dọc:
BI TRÁNG
Ô chữ hàng ngang:
– ô số 1: TÂY BẮC
– ô số 2: DỮ DỘI
– ô số 3: LÃNG TỬ
– ô số 4: TRỮ TÌNH
– ô số 5: MƯỜNG LÁT
– ô số 6: HY SINH
– ô số 7: DŨNG CẢM

TÂYBC
DDI
LÃNGT
TRTÌNH
MƯNGLÁT
HYSINH
DŨNGCM


Đây là giáo án sưu tầm, chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Tây Tiến

Bài viết gợi ý: