Giáo án thao giảng , soạn bài Chữ Người tử tù- Nguyễn Tuân
Ngày soạn: 23/10/2016
Tuần : 10
Tiết PPCT: 39-40
Bài dạy :
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Giáo Viên : Dương Diệu Hà
– Nguyễn Tuân-
Mục tiêu cần đạt:
- Về kiến thức :
lãng mạn và nghệ thuật tương phản ; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2.Về kĩ năng : Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3.Về thái độ : yêu thương, trân trọng những truyền thống văn hóa dân tộc
4.Về định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực sáng tạo: Hs xác định và hiểu được những ý tưởng mà NT muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
– Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hđ thảo luận nhóm.
– Năng lực giao tiếp TV:HS giao tiếp cùng tác giả qua vb, nâng cao khả năng sử dụng TV.
– Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học-tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật NT; biết rung động trước cái đẹp và tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm…
Phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp dạy học
– Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
– Tích hợp phân môn: Làm văn, tiếng Việt, làm văn
- Phương tiện dạy học
– Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
Nội dung và tiến trình lên lớp:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ.
3.Tổ chức dạy và học bài mới
3.1. Hoạt động khởi động: Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẫm mĩ”. Phong cách của Nguyễn Tuân là phong cánh tài hoa trong việc sưn tìm cái đẹp cao cả, uyên bác trong việc sử dụng từ ngữ và kiến thức văn hóa, phong cách của một cây bút vừa cổ điển vừa hiện đại. Điều này đã thể hiện rất rõ trong “ Chữ người tử tù” trích “ Vang bóng một thời”.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
Hoạt động của học sinh | Hướng dẫn của giáo viên | Nội dung cần đạt |
– Nêu vài nết về tác giả? – Xuất xứ truyện? – Tình huống truyện có gì đặc biệt? – Tại sao HC bị bắt? Vẻ đẹp của hình tượng HC được thể hiện ở những phưng diện nào? – Tìm những chi tiết trong văn bản dể chứng minh? – Ca ngợi tài củả HC nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng gì? – Là một người viết chữ đẹp nhưng HC chỉ mới cho chữ cho ngững ai?vì sao vậy? – Tại sao HC lại nhận lời cho chữ VQN? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong con người ông? – Nêu cảm nhận về câu nói của HC” thiếu …ha” Có người cho rằng HC không chỉ là một người nghệ sĩ có tâm hồn cao đẹp mà còn là người anh hùng có khí phách hiên ngang?hãy chứng minh? – Qua hình tương nhân vật HC nhà văn muốn thể hiện quan điểm như thế nào về mootj con người nhân cách cao cả? – VQN là người như thế nào: nghề nghiệp? sở thích? – QN có thái đọ như thế nào khi gặp HC?tại sao có thái đọ như vậy? – Đánh giá nhân vật VQN? – Quan niệm nghệ thuật của nhà văn? – Cảnh cho chữ diễn ra lúc nào? ở đâu?tại sao nói đây là cảnh tượng xưa này chưa tứng có? – Nêu ý nghĩa cảnh cho chữ? – Ý nghĩa văn bản? – Đặc sắc nghệ thuật | – GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk – GV hướng dẫn HS trình bày về tiểu sử, sự nghiệp – GV hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời tác phẩm – GV khái quát, hệ thống kiến thức về nội dung đoạn trích – Gợi ý qua sự gặp gỡ giữu hai nhân vật, họ khác nhau như thế nào?và họ có điểm chung nào? – GV hướng dẫn HS nêu nhận xét và chốt ý – Hướng dẫn HS tìm, liệt kê – GV hướng dẫn HS nhận xét – Gợi ý những chi tiết được khắc họa trong sgk – Yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân – Gợi ý HS khái quát, cảm nhận – GV tổ chức hoạt động theo cặp – Gợi ý cho HS qua những chi tiết trong văn bản – Yêu cầu HS cảm nhận – Yêu cầu HS cảm nhận – Yêu cầu HS phát hiện và cảm nhận – Liên kết giữ các phân, rút ra quan niệm nghệ thuật – Liên hệ cảnh cho chữ ngoài đời thực và trong văn chương từ xưa đến nay – Chỉ ra sự đối lập tương phản giữa các vấn đề – Tữ những chi tiết rút ra quan niệm nghệ thuật ẩn sâu – GV hướng dẫn HS tổng kết – Gợi ý cho HS nhận xét | I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả. – Nguyễn Tuân: 1910 – 1987 – Người Hà nội. – Sinh ra trong một gia đình nhà nho. – Ông là một nghệ sĩ tài hoa,uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo – Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. – Sở trường là tuỳ bút. 2. Tác phẩm Chữ người tử tù – Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện :Vang bóng một thời. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Tình huống truyện – Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường : + Viên quản ngục- kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa. + Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến. → Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giữa cái đẹp cái thiên lương>< quyền lực tội ác. → cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế. 2. Nhân vật Huấn Cao a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp – Người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp – Lời ca ngợi, mơ ước cháy bỏng của viên quản ngục Chữ ông Huấn…đời -> Nghệ thuật thư pháp = > + Trân trọng, ngưỡng mộ người tài + Trân trọng nghệ thuật thư pháp ->truyền thống văn hóa dân tộc b. Một nhân cách, một thiên lương cao cả – Tâm hồn trong sáng cao đẹp Không vì…bao giờ ->trọng nghĩa khinh lợi – Khi biết được tấm lòng viên QN : HC nhận lời cho chữ-> chỉ cho những người biết trọng cái tài và quý cái đẹp – Câu nói của HC Thiếu chút nữa…thiên hạ-> Trân trọng những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp c. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất – là thủ lĩnh trong phong trào chống lại triều đình – Ngây khi đặt chân vào ngục : + Không thèm để ý, không thèm chấp câu nói của tên lính + Thản nhiên rũ rệp trên thang gông -> Khí phách, tiết tháo – Khi được VQN biệt đãi Thản nhiên nhận rượu thịt như Việc vẫn làm trong hứng bình sinh -> Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết – Trả lời VQN bằng thái đọ khinh miệt đến điều Ngươi hỏi ta…vào đây -> Không quỵ lụy trước cường quyền => Khí phách của một anh hùng *QNTM NT: – Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời – Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài => – QNTM tiến bộ – Tình cảm yêu nước thầm kín b. Nhân vật Quản ngục. – Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp, say mê chơi chữ đến kì lạ. – Thú chơi chữ Sở nguyện cao quý .Suốt đời chỉ có một ao ước: Có được chữ Huấn Cao mà treo trong nhà … – Là người có tấm lòng Biết giá người, biết trọng người ngay, biết Biệt nhỡn liên tài ->Là Một tấm lòng trong thiên hạ, là Âm thanh trong trẻo…xô bồ =>QNNT: -Trong mỗi con người đều ẩn chứa một con người nghệ sĩ, một tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. – Có khi, có lúc cái đẹp tồn tại trong môi trường của cái ác, cái xấu và nó vẫn phát triển mạnh mẽ và bền bỉ. *Cảnh cho chữ: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có – Hoàn cảnh, địa điểm: Bẩn thỉu, tối tăm, chật hẹp – Tư thế của người cho chữ và nhận chữ -> Nghệ thuật: + Tả cảnh, tả người + Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh => QNTM – Cái đẹp và cái thiện không bao giờ tách rời nhau – Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, tài năng và nhân cách – Cái đẹp có thể nảy sinh trên nền của cái ác nhưng không bao giờ chung sống với cái ác, cái xấu – Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa, cái đẹp là bất tử =>TT – Lòng Yêu nước thầm kín – Hướng con người đến : Chân – thiện – mĩ III.Tổng kết 1.Ý nghĩa văn bản – Khẳng ddinghj sự chiến thắng của cái đẹp,cái thiện, nhân cách cao cả – Bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn 2. Đặc sắc nghệ thuật – Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc – Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản – Xây dựng thành công nhân vật – Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình |
3.3 Hoạt động thực hành ứng dụng
Nghệ thuật độc đáo được thể hiên qua cảnh cho chữ
3.4. Hoạt động bổ sung
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao?
Hướng dẫn soạn bài tiếp theo
Soạn bài mới: Luyện tập thao tác so sánh
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12