Giáo án theo định hướng năng lực
BÀI: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Bước 1: xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Bước 2: xây dựng nội dung chủ đề bài học
Bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tích hợp với bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Bước 3: xác định mục tiêu bài học
Kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Bước 4: xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Các phương diện biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt | Những biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện trong một số ngữ liệu. | Sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt |
Chuẩn phát âm, chữ viết tiếng Việt. | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt phát âm và chữ viết được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt phát âm và chữ viết được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. | Bày tỏ quan điểm về hiện tượng một số bạn trẻ cố tình phát âm và viết chữ tiếng Việt không đúng chuẩn |
Chuẩn dùng từ tiếng Việt | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt dùng từ trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt dùng từ được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. | Viết 1 câu văn, bài thơ, đoạn văn có sử dụng một từ sáng tạo |
Chuẩn câu văn tiếng Việt | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt ngữ pháp trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt ngữ pháp được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. | Viết một câu văn có sự sáng tạo về ngữ pháp |
Thế nào là sử dụng ngôn ngữ lai căng? | Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự lai căng trong ngữ liệu đã chọn. | – Sự vay mượn tiếng nước ngoài trong quá trình sử dụng tiếng Việt có phải là lai căng không? Vì sao? – Đánh giá về hiện tượng chêm xen tiếng nước ngoài trong quá trình sử dụng tiếng Việt. |
Biểu hiện của tính văn hóa, lịch sự của lời nói | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra tính văn hóa, lịch sự của lời nói tiếng Việt trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra tính không văn hóa, lịch sự của lời nói tiếng Việt trong ngữ liệu đã chọn. | Đánh giá về việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh hiện nay. |
Những biểu hiện cụ thể của trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. | – Vì sao phải yêu mến, quý trọng tiếng Việt? – Vì sao phải có những hiểu biết về các chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt? – Vì sao phải có ý thức sử dụng tiếng Việt theo đúng các quy tắc, chuẩn mực? | – Em thấy cha ông mình có yêu mến, quý trọng tiếng Việt không? Vì sao? – Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai? – Em đã thực hiện trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của mình như thế nào? – Nguyên nhân nào dẫn tới việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng? – Để giữ gìn sự trong sáng mỗi người cần làm gì? |
Bước 5: biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện ở những phương diện nào? | Chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện trong một số ngữ liệu. | Tại sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? |
Thế nào là phát âm, chữ viết tiếng Việt chuẩn? | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt phát âm và chữ viết được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt phát âm và chữ viết được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. | Nhận xét về hiện tượng một số bạn trẻ cố tình phát âm và viết chữ tiếng Việt không đúng chuẩn? |
Thế nào là dùng từ tiếng Việt chuẩn? | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt dùng từ trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt dùng từ được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. | Viết 1 câu văn, bài thơ, đoạn văn có sử dụng một từ sáng tạo |
Thế nào là câu văn tiếng Việt chuẩn? | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt ngữ pháp trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt ngữ pháp được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. | Viết một câu văn có sự sáng tạo về ngữ pháp |
Thế nào là sử dụng ngôn ngữ lai căng? | Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự lai căng trong ngữ liệu đã chọn. | – Sự vay mượn tiếng nước ngoài trong quá trình sử dụng tiếng Việt có phải là lai căng không? Vì sao? – Em có đánh giá như thế nào về những người trong quá trình sử dụng tiếng Việt hay chêm xen tiếng nước ngoài? |
Thế nào là biểu hiện của tính văn hóa, lịch sự của lời nói? | – Lấy dẫn chứng và chỉ ra tính văn hóa, lịch sự của lời nói tiếng Việt trong ngữ liệu đã chọn. – Lấy dẫn chứng và chỉ ra tính không văn hóa, lịch sự của lời nói tiếng Việt trong ngữ liệu đã chọn. | Em có nhận xét, đánh giá gì về việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh hiện nay? |
Nêu những biểu hiện cụ thể của trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? | – Vì sao phải yêu mến, quý trọng tiếng Việt? – Vì sao phải có những hiểu biết về các chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt? – Vì sao phải có ý thức sử dụng tiếng Việt theo đúng các quy tắc, chuẩn mực? | – Em thấy cha ông mình có yêu mến, quý trọng tiếng Việt không? Vì sao? – Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai? – Em đã thực hiện trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của mình như thế nào? – Nguyên nhân nào dẫn tới việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng? – Để giữ gìn sự trong sáng mỗi người cần làm gì? |
Bước 6: thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV | Yêu cầu cần đạt |
GV cho HS đọc đoạn sau và trả lời các câu hỏi: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Hỏi: – Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả tiếng Việt trong đoạn thơ trên? – Qua những chi tiết, hình ảnh đó, em có nhận xét gì về tiếng Việt? – Tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt? | -Những chi tiết, hình ảnh miêu tả tiếng Việt – Tiếng Việt giàu đẹp, phong phú, tinh tế. – Yêu mến, ngợi ca |
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV | Yêu cầu cần đạt |
Câu sau sai chỗ nào? Nguyên nhân sai? Sửa lại cho đúng. Núa lếp nà núa lếp nàng Câu trên sai chỗ nào: Nguyên nhân sai? Sửa lại cho đúng? Khi nói về sự thờ ơ của một người nào đó, có người nói: Cô ấy tỏ ra bàng quang với mọi người. Câu văn sau sai ở chỗ nào? Nguyên nhân ? Sửa lại? Nguyễn Đình Chiểu nhà thi sĩ mù của dân tộc. Câu văn sau sai ở chỗ nào? Nguyên nhân ? Sửa lại? Các superstar thích dùng mobil phone loại xịn. GV: Yêu cầu HS phân tích tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói của các nhân vật ở ví dụ trong SGK trang 34 ( cuộc hội thoại giữa hai nhân vật ông giáo và Lão Hạc). Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện ở những phương diện nào? Thế nào là phát âm, chữ viết tiếng Việt chuẩn? Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt phát âm và chữ viết được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt phát âm và chữ viết được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. Thế nào là dùng từ tiếng Việt chuẩn? Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự trong sáng của tiếng Việt về mặt dùng từ trong ngữ liệu đã chọn. Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự không trong sáng của tiếng Việt về mặt dùng từ được biểu hiện trong ngữ liệu đã chọn. Thế nào là sử dụng ngôn ngữ lai căng? Lấy dẫn chứng và chỉ ra sự lai căng trong việc sử dung tiếng Việt trong ngữ liệu đã chọn. Thế nào là biểu hiện của tính văn hóa, lịch sự của lời nói? Lấy dẫn chứng và chỉ ra tính văn hóa, lịch sự của lời nói tiếng Việt trong ngữ liệu đã chọn. Lấy dẫn chứng và chỉ ra tính không văn hóa, lịch sự của lời nói tiếng Việt trong ngữ liệu đã chọn. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai? Nêu những biểu hiện cụ thể của trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?Vì sao phải yêu mến, quý trọng tiếng Việt? Vì sao phải có những hiểu biết về các chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt? – Nguyên nhân nào dẫn tới việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng? – Để giữ gìn sự trong sáng mỗi người cần làm gì? Tích hợp bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm và Thực hành một số phép tu từ ngữ pháp. GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: -Nhóm 1: Làm bài tập 1 T130 -Nhóm 2: làm bài tập 2 T130 -Nhóm 3: Làm bài tập 2 T150 -Nhóm 4: Làm bài tập 1 T151,152 Em thấy cha ông mình có yêu mến, quý trọng tiếng Việt không? Vì sao? – Em đã thực hiện trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của mình như thế nào? | I- SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT ● Chỗ sai: Núa lếp nà núa lếp nàng ● Nguyên nhân: Phát âm không chuẩn, viết sai chính tả ● Sửa lại: Lúa nếp là lúa nếp làng ● Chỗ sai: từ bàng quang ● Nguyên nhân: không hiểu nghĩa từ ● Sửa lại: Cô ấy tỏ ra bàng quan với mọi người ● Chỗ sai: không có phần vị ngữ ● Nguyên nhân: nhầm phần phụ chú là phần vị ngữ ● Sửa lại: Thêm vị ngữ vào cuối câu; thêm từ là vào sau Nguyễn Đình Chiểu. ● Chỗ sai: dùng các từ nước ngoài: supersta thay thế cho từ: ngôi sao, mobil phone thay thế cho điện thoại ● Nguyên nhân: lạm dụng tiếng nước ngoài trong trường hợp không cần thiết. ● Cách sửa: Các ngôi sao thích dùng điện thoại loại xịn Đoạn hội thoại trong SGK tr.34 ● Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử dụng từ ngữ ● Cách xưng hô: Ông giáo: Cụ với tôi, ông với con → Thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần gũi. Lão Hạc: Ông giáo, chúng mình, tôi với ông → Thể hiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối với ông giáo. ● Cách thưa gửi của Lão Hạc với ông giáo: “ Vâng! Ông giáo dạy phải” → Sự trân trọng, tin tưởng và có phần ngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo ● Các từ ngữ: trong sáng, rõ ràng, nhã nhặn, lịch sự Biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt: – Biểu hiện 1: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn… Nguyên tắc: + Tiếng Việt có những chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết. Trong quá trình phát âm và viết chữ cần phải tuân theo đúng các chuẩn mực và quy tắc chung này. Lấy và phân tích được các VD + Dùng từ: đúng nghĩa, đúng phong cách + Cách đặt câu: câu phải có đủ thành phần C- V. – Biểu hiện 2: Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác – Biểu hiện 3: Việc sử dụng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt. Yêu cầu: Cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 1. Có tình yêu sâu sắc với tiếng Việt – Có tình yêu, có ý thức quý trọng mới có thể giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. – Tiếng Việt là di sản quý báu của dân tộc. 2. Cần có những nhận thức, những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt 3. Khi giao tiếp cần: tuân thủ đúng các chuẩn mực và quy tắc ngôn ngữ, có tính lịch sử văn hóa, tránh những cách nói thô tục, kệch cỡm, có ý thức tiếp nhận những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài để cho lời nói đạt mức độ “lời hay ý đẹp” |
Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV | Yêu cầu cần đạt |
Tìm các nhận định về tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt | HS tìm được các nhận định về tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt |
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12