I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH THỰC VẬT HẠT TRẦN

- Thuộc nhóm thực vật bậc cao, đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân.

- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên noãn nên được gọi là hạt trần.

- Chưa có hoa và quả

* Đại diện của cây hạt trần: cây thông (trong bài tìm hiểu về thông nhựa hay thông 2 lá)

II. CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY THÔNG

- Ở nước ta, cây thông khá phổ biến, được trồng ở nhiều nơi có khi thành rừng.

- Cơ quan sinh dưỡng của thông

+ Rễ: to, khỏe, đâm sâu xuống dưới đất

+ Thân gỗ, phân nhiều cành, có vỏ ngoài nâu, xù xì.

+ Lá nhỏ, hình kim, trên cành mọc từ 2 – 3 lá con.

III. CƠ QUAN SINH SẢN

- Cơ quan sinh sản của thông là nón. Có 2 loại nón là: nón đực và nón cái.

* Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm

- Cấu tạo gồm:

+ Trục nón

+ Vảy (nhị) mang túi phấn

+ Túi phấn chứa các hạt phấn (cơ quan sinh sản đực)

* Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ

- Cấu tạo gồm:

+ Trục noãn

+ Vảy (lá noãn) chứa noãn

+ Noãn (cơ quan sinh sản cái)

* So sánh cấu tạo của hoa với nón của thông

- Ở thông chưa có hoa, quả và hạt

- Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn nên chưa được coi là hoa.

- Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần) chưa có quả.

* Sinh sản của thông

IV. GIÁ TRỊ CỦA CÂY HẠT TRẦN

- Cho gỗ tốt, thơm. Ví dụ: thông, pomu, hoàng đàn, kim giao…

- Trồng làm cảnh. Ví dụ: tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre...

Bài viết gợi ý: