I. HẠT VÀ KHẢ NĂNG NẢY MẦM CỦA HẠT

Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ được trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi.

Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm. Tuy nhiên, thời gian nảy mầm của các hạt khác nhau là khác nhau

+ Hạt cà phê chỉ còn khả năng nảy mầm sau vài giờ bảo quản

+ Hạt đỗ, lạc, vừng giữ được khả năng nảy mầm sau 7 – 8 tháng bảo quản

+ Hạt sen có thể giữ được khả năng nảy mầm sau nhiều năm bảo quản

+ Ở Ai Cập, các nhà khoa học tìm thấy hạt của những cây lúa mì có tuổi đời cách đây hàng nghìn năm. Khi đem gieo chúng vẫn có khả năng nảy mầm

II. THÍ NGHIỆM VỀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN NẢY MẦM CỦA HẠT

1. Thí nghiệm 1

Chọn các hạt đỗ tốt, khô bỏ vào cốc thủy tinh (mỗi cốc 10 hạt)

+ Cốc 1: Đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm

+ Cốc 2: lót xuống dưới những hạt đỗ 1 lớp bông ẩm

+ Cốc 3: Không bỏ gì thêm

+ Cả 3 cốc đều để ở chỗ mát

+ Quan sát sự nảy mầm của hạt sau 3 – 4 ngày.

- Kết quả:

+ Hạt ở cốc 1 không nảy mầm: vì hạt bị ngâm ngập trong nước →​ hạt không có không khí.

+ Hạt ở cốc 2 nảy mầm: vì hạt có đủ nước và không khí.

+ Hạt ở cốc 3 không nảy mầm: vì hạt thiếu nước.

2. Thí nghiệm 2:

- Làm 1 cốc thí nghiệm như cốc số 2 ở trên. Sau đó cho cốc thí nghiệm vào hộp xốp đựng nước đá. Để 3 – 4 ngày quan sát hiện tượng nảy mầm của hạt.

- Kết quả: hạt trong cốc thí nghiệm không nảy mầm vì: nhiệt độ trong thùng nước đá thấp → hạt không nảy mầm được

* Kết luận

- Từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cho ta biết điều kiện bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là: nước, không khí và nhiệt độ

- Tuy nhiên, để hạt nảy mầm được còn phụ thuộc vào chất lượng của hạt như: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc thì hạt cũng sẽ khó nảy mầm hoặc không nảy mầm.

* Lưu ý: tất cả các yếu tố trên đều tác động đến sự nảy mầm của hạt. Thiếu bất kì 1 yếu tố nào thì hạt cũng sẽ không nảy mầm.

III. VẬN DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN NẢY MẦM CỦA HẠT TRONG SẢN XUẤT

Bài viết gợi ý: