Hệ thống câu hỏi và hướng dẫn trả lời bài Vợ chồng A phủ- Tô Hoài. Soạn bài Vợ Chồng A Phủ Ngữ văn 12
MÔ HÌNH CÂU HỎI TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ -Tô Hoài
Mục Lục
1-Kiến thức:
2-Kĩ năng:
Đọc hiểu và phân tích một truyện ngắn.
3-Thái độ:
Trong mỗi con người đều tiềm tàng một sức sống mãnh liệt,phải tự cứu lấy mình khi gặp bước đường cùng.Hãy yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn.
- Đặt vấn đề:
Tổ chức học sinh tìm hiểu tiểu dẫn.
-Xem ảnh Tô Hoài.
Câu hỏi:Dựa vào sách giáo khoa và tư liệu tham khảo, học sinh nêu ngắn gọn những điều em biết về cuộc đời, đặc điểm nhà văn Tô Hoài?
Câu hỏi:Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”?
Từ năm1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Sáng tác của Tô Hoài thiên về những sự thật của đời thường. ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng đất khác nhau và có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động hấp dẫn người đọc.
Hoàn cảnh ra đời:
Nội dung cốt truyện của tác phẩm:
Câu hỏi: Từ nội dung cốt truyện của Vợ chồng Aphủ, em hãy cho biết chủ đề của tác phẩm?
Câu hỏi: Các sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả điều gì?
Các sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
Câu hỏi: Vì sao tác phẩm của ông thu hút người đọc?
Tác phẩm của ông thu hút người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
*HĐ 1: Học sinh đọc thầm truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
*HĐ 2: Nhân vật Mị.
– Nhân vật tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ nghèo khổ.
– Chịu ách nặng của đồng tiền nghèo đói.
– Chịu ách nặng của cường quyền bạo lực.
– Chịu ách nặng của thần quyền.
Câu hỏi: Trước khi về nhà thống lí Pá – Tra , Mị là con người như thế nào?
– Mị là người con gái trẻ đẹp, khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc.
– Tài hoa “thổi lá hay như thổi sáo”
– Chăm chỉ lao động, không tham giàu “con nay đã đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.”
– Hiếu thảo: không nỡ chết khi chưa trả hết nợ thay cho bố.
Mị tiêu biều cho vẻ đẹp của người con gái miền núi, xứng đáng hưởng hạnh phúc. Nhưng “bông hoa ban tinh khiết” của núi rừng Tây Bắc ấy lại bị nhấn chìm trong kiếp sống tôi đòi-khổ nhục.
Câu hỏi: Vì sao Mị phải làm con dâu nhà thống lí Pá – Tra?
Vì bố mẹ Mị không trả nổi món tiền vay nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, Mị phải chịu bán mình, chịu cảnh làm con dâu gạt nợ, bị cha con thống lí chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc và cả cuộc đời ngưười con gái. Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất cô làm nô lệ. Sống trong nhà thống lí, Mị phải cam nhận tôi đòi, làm lụng vất vả suốt ngày đêm không bằng con trâu, con ngựa.
Câu hỏi: Cuộc sống và tinh thần của Mị như thế nào khi trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá – Tra?
Danh nghĩa là con dâu nhưng thật sự là nô lệ, danh nghĩa là vợ chồng vớ A Sử nhưng không hạnh phúc. Mị bị bốc lột sức lao động một cách tàn nhẫn, làm việc cả ngày lẫn đêm.
Về tinh thần: Cô không có một niềm vui nào trên mặt, lúc nào cũng buồn rười rượi, lặng câm “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Căn buồng của Mị nằm diễn tả tuyệt hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhưng nó tách li Mị với cuộc đời, nó cầm cố tuổi xuân và ước mơ của Mị.
Câu hỏi: Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết, vì sao lại như vậy? Đến lúc cô có thể chết nhưng cô lại không chết, hãy làm rõ điều đó?
à Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết vì món nợ của cha vẫn còn. Nhưng đến lúc cô có thể chết, vì cha cô không còn nữa thì Mị lại buông xuôi, kéo dài mãi một sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này Mị mới đáng thương hơn vì đã không thiết chết thì có nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó Mị chỉ là cái xác không hồn.
Câu hỏi: Sức sống của Mị trỗi dậy khi nào?
Phải chăng cuộc sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Bên trong “con rùa lùi lũi” kia đang có một con người, người con gái bất hạnh này vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao, khi gặp cơ hội thuận lợi, sức sống đó lại trỗi dậy mạnh mẽ.
Mùa xuân đến với sự thay đổi và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, đất trời thay đổi, không khí đón tết náo nức, đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị khiến sức sống của Mị trỗi dậy.
Câu hỏi: Để quên đi cuộc sống thực tại Mị đã làm gì?
Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã lén lút uống rượu “uống ừng ực từng bát”, rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về cõi nhớ: lãng quên thực tại; nhớ về ngày trước và quan trọng là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền sống của một con người.
Câu hỏi: Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị đã làm gì để chuẩn bị đi chơi?
Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rồi rút thêm cái áo để chuẩn bị đi chơi hội. Nhưng A Sử đã trói đứng cô vào cột nhà.
– Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, bồi hồi… , tiếng sáo ấy, sức sống trỗi dậy của mùa xuân ấy mạnh đến nỗi cô bị trói mà vẫn không biết mình đang bị trói.
– Khi rượu tan, trở lại thực tại, Mị lại là con rùa lặng câm, còn lặng câm hơn cả trước.
Câu hỏi: Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình xuân?
-Mùa xuân ở vùng núi cao, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức tâm hồn ham yêu, ham sống của Mị.
-Qúa khứ êm đẹp, hiện tại phũ phàng => Mỵ thấy cô đơn, cay đắng => cô muốn chết.
-Nhưng tiếng sáo gọi bạn cứ réo rắt, mời goị … => Mị muốn đi chơi.
-Bị Asử trói đứng, đau đớn
-tủi nhục, nhưng tâm hồn Mị vẫn vượt qua khỏi vòng dây trói để đi theo tiếng sáo
=>Bạo lực và dây trói chỉ có thể trói buộc thể xác MỊ chứ không trói buộc được tình yêu và sự sống của Mị.
Câu hỏi tích hợp: Qua hành động Mị cởi trói cho A Phủ đã gợi cho em nhận ra điều gì nơi con người của Mị?
+ niềm khát khao sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.
+ Thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình.
+ Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung
*HĐ 3: Nhân vật A Phủ.
– Nhân vật A Phủ góp phần làm nổi bật số phận đau khổ của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của thực dân – phong kiến.
Câu hỏi: A Phủ có một quá khứ như thế nào?
– Là một chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi, thạo công việc, cần cù, chịu khó, gan dạ, có bản lĩnh.
– Con gái trong làng nhiều người mê, nhưng “không có ruộng không có bạc không lấy được vợ”.
Câu hỏi: Vì sao A Phủ lại trở thành người ở nợ cho nhà thống lí Pá Tra?
-Chính vì gan dạ mà A Phủ dám đánh A Sử- con nhà quan, anh bị bắt và bị phạt vạ.
– A Phủ đã trở thành người ở nợ, làm nô lệ, quanh năm A Phủ một mình rong ruổi ngoài rừng làm nương, rẫy, chăn bò, ngựa, bẫy nhím, hổ…
Câu hỏi: Tai hoạ đến với A Phủ do sự kiện gì?
Tai hoạ đến với A Phủ: do mải mê bẫy nhím, do vẫn chưa hết lòng ham sống phóng khoáng, hồn nhiên – A Phủ lỡ để hổ đói vồ mất một con bò. Vì thế anh bị Pá Tra trói đứng vào chân cột.
Câu hỏi: A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, Mị có để ý gì đến A Phủ không? Vì sao vậy?
Cuộc đời Mị như tắt dần trong đêm tối. Mị không còn niềm vui nào ngoài việc đêm đêm ra sưởi lửa ngoài bếp. Ngọn lửa như người bạn duy nhất đem lại cho Mị chút niềm vui.
A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, những đêm trước Mị vẫn thản nhiên như không có sự tồn tại của A Phủ. Vì nỗi đau khổ của Mị quá lớn làm mất đi sự quan tâm của cô đối với người khác, Mị như bị tê liệt về tinh thần.
Câu hỏi: Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa, nhưng Mị đã đổi thay, Mị đổi thay nhờ gì?
Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay. Mị nhìn thấy A Phủ khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại”, dòng nước mắt đau đớn, dòng nước mắt của sự tuyệt vọng. Dòng nước mắt đã đưa Mị ra khỏi cõi vô cảm, khiến Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ… Mị nhớ ra mình, xót cho mình. Từ xót thương cho mình, Mị mới xót thương cho A Phủ- người cùng cảnh ngộ.
Câu hỏi: Diễn biến tâm lí của Mị ra sao? Vì sao Mị quyết định cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ?
Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảnh ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.
– Mị nhớ lại “Đêm năm trước A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ. Không biết lau đi được.”
– Nhớ tới cảnh: Người đàn bà ngày trước bị trói đến chết.
– Mị càng hiểu hơn sự độc ác của cha con nhà thống lí Pá – Tra.
– Thấy rõ sự nguy khốn vô lí đang ập xuống với A Phủ.
– Mị nghĩ đến việc A Phủ chạy trốn và hậu quả của việc này là Mị sẽ là người trói thay vào cái cột đấy.
=> Tình thương cứ lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết, những cơ sở tâm lí ấy đã thúc đẩy Mị hành động: cô đã mạnh dạn cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Câu hỏi sáng tạo: Tại sao câu văn “Mị đứng lặng trong bóng tối”, được tách thành dòng riêng?
Câu văn được tách thành một dòng riêng, nó như cái bản lề khép lại một quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc.
Câu hỏi: Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên điều gì?
Việc Mị giải thoát cho A Phủ và chạy theo A Phủ ở đây có sự thúc bách của tình cảm, nhưng cũng có sự thúc bách của hoàn cảnh. Mị biết ở đây thì chết, muốn sống chỉ có con đường duy nhất là chạy cùng A Phủ. Như vậy tình thương đã giúp Mị cứu được A Phủ, lòng thương mình đã giúp cô giải thoát được chính bản thân mình, điều mà trước đây Mị chưa bao giờ nghĩ đến.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên sức sống mạnh mẽ, quết liệt không có gì có thể làm mai một của người dân để dành lại cuộc sống tự do.
Câu hỏi: Sức sống và khát vọng tự do của A Phủ được thể hiện qua những chi tiết nào trong tác phẩm?
-A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh, lao động giỏi như“con trâu tốt” của núi rừng Tây Bắc.
-A Phủ có khát vọng tự do, sẵn sàng phản kháng đánh lại con nhà giàu .
-Bị phạt vạ một cách tàn nhẫn, A Phủ vẫn gan lì chịu đựng. Bị trói đứng, A Phủ dùng hàm răng to khỏe cắn đứt dây trói…
=>A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, táo bạo ,có ý thức phản kháng mãnh lịêt và tự phát.
Câu hỏi khám phá: Sự gặp gỡ giữa Mị và A Phủ nói lên điều gì?
Có thể nói A Phủ gặp Mị chính là cuộc gặp lịch sử giữa những người lao động, mặc dù khác nhau về hoàn cảnh cũng như sự xuất thân nhưng đều có chung một kẻ thù, đó chính là giai cấp thống trị.
*HĐ 4: Nghệ thuật.
Câu hỏi: Em có nhận xét về nghệ thuật xây dựng tác phẩm của nhà văn?
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc ( A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm trạng).
– Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động có cá tính đậm nét.
– Trần thuật uyển chuyển linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khóe léo.
– Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi ( cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ,…).
– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên sinh động hấp dẫn.
– Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét gì về nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài khi miêu tả nhân vật Mị?
-Cách tạo ra những nghịch lý trong cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị.
-Nghệ thuật so sánh( vừa tương đồng-vừa đòn bẩy); thủ pháp vật hóa để cực tả nỗi đau : kiếp người là kiếp vật của Mị.
-Cách dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo(căn buồng của Mị) gây cảm giác ngột ngạt,bức bối về một nhà tù rùng rợn à đó là hình tượng hóa giàu sức khái quát về địa ngục cuộc sống của Mị –tê buốt một kiếp người.
*HĐ 5: Củng cố.
Câu hỏi: qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ hãy phát biểu ý kiến về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?
Câu hỏi gợi mở: nêu khái niệm “nhân đạo”?
+ Niềm cảm thông thương xót những con người bất hạnh, bị chà đạp, bị lăng nhục bởi xã hội hoặc một tầng lớp thống trị nào đó.
+ Thái độ thấu hiểu trân trọng những đức tín cao quí của con người trong nghịch cảnh.
– Giá trị hiện thực: phản ánh cuộc sống cơ cực tăm tối của nhân dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân và chúa đất.
– Giá trị nhân đạo:
+ Niềm cảm thông, thương xót của tác giả đối với số phận bất hạnh của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến qua:
++ Nhân vật Mị: cuộc sống tủi cực của Mị khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá – Tra: bị bốc lột sức lao động, bị hủy hoại về đời sống tinh thần.
++ Nhân vật A Phủ: tuổi thơ bất hạnh; tủi cực khi ở đợ cho nhà thống lí; nạn nhân của chế độ xử kiện bất công.
+ Thấu hiểu trân trọng và ca ngợi tinh thần phảng kháng, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua: đêm tình mủa xuân; chứng kiến cảnh A Phủ bị trói và cắt dây trói cứu A Phủ.
Câu hỏi: Giữa Mị và A Phủ có điểm gì chung?
Mị và A Phủ đều là nạn nhân của gia đình thống lí Pá Tra (Mị là con dâu gạt nợ, A Phủ là người ở nợ).
Câu hỏi ghi nhớ: Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A Phủ gợi cho em nhớ đến những nhân vật nào mà em đã được học của các nhà văn khác?
Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A phủ ít nhiều gợi cho ta nhớ đến Chí phèo của Nam Cao, chị Dậu của Ngô Tất Tố, hay anh Pha trong “ Bước đường cùng”.
Câu hỏi tư duy: Ở cuối tác phẩm, Tô Hoài có miêu tả không gian tối mịt, vậy cảnh tối ở tác phẩm này có gì khác so với “đêm tối như mực” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố?
Với tác phẩm Tắt đèn thì đó là màn đêm thăm thẳm vô biên của sự bế tắc, thì khi đến với Vợ chồng A Phủ màn đêm đã có chút ánh sáng tuy còn lu mờ, nhưng về sau Mị đã tìm ra nguồn sáng từ đó giác ngộ và đi theo con đường Cách mạng để chống lại sự bóc lột của giai cấp phong kiến.
Bằng ngòi bút tài tình của mình, Tô Hoài đã dựng lên “Vợ chồng A Phủ”- một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài miền núi. Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hoà quện trong một chất thơ trong sáng, chắc chắn đây sẽ mãi là một tác phẩm có giá trị trong nền văn học dân tộc.
—— Hết ——
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Tuyển tập đề thi, những bài văn hay về tác phẩm Vợ Chồng A Phủ- Tô Hoài : Vợ Chồng A Phủ