HOÀN THÀNH PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

LÍ THUYẾT

I. CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

1. PHƯƠNG PHÁP THĂNG BẰNG ELECTRON

B1. Xác định số oxi hoá các nguyên tố. Tìm ra nguyên tố có số oxi hoá thay đổi .

B2. Viết các quá trình làm thay đổi số oxi hoá

Chất có oxi hoá tăng : Chất khử - ne số oxi hoá tăng

Chất  có số oxi hoá giảm: Chất oxi hoá + me số oxi hoá giảm       

B3. Xác định hệ số cân bằng sao cho số e cho = số e nhận

B4. Đưa hệ số cân bằng vào phương trình, đúng chất (Nên đưa hệ số vào bên phải của pt trước) và kiểm tra lại theo trật tự : kim loại – phi kim – hidro – oxi

            VD: Lập pt pứ oxh-k sau: Al + HNO3   Al(NO3)3 +  N2O + H2O.

         

 

 

2. MỘT SỐ VÍ DỤ VẬN DỤNG

DẠNG 1: PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG CÓ MỘT CHẤT OXI HOÁ VÀ MỘT CHẤT KHỬ

Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                             Fe2O3   +     CO         →              Fe       +       CO2

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

 Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hoá :                                           

                            Fe+3 2O3   +     C+2O          →       Fe0       +       C+4 O2

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            

   Trước khi cân bằng mỗi quá trình để thuận tiện cho các phương trình ta nên dùng một kỹ xảo là cân bằng số nguyên tử thuộc 2 vế phương trình sau đó nhân số lượng các nguyên tử với số electron nhường hoặc nhận.  

                        2 Fe+3   +     2x 3e                 →            2 Fe0     

                           C+2                                    →             C+4      +      2e       

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận                            

                     1    2 Fe+3   +     2x 3e                →             2 Fe0     

                  3        C+2                                       →         C+4      +      2e       

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình  hoá học                                                  

                    Fe2O3   +    3CO              →        2 Fe       +      3CO2

Ví dụ 2: Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                  MnO2       +        HCl          →          MnCl2     +      Cl2      +      H2O

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

 Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hoá :                                           

                  Mn+4 O2       +        HCl-1        →            Mn+2Cl2     +      Cl02      +      H2O        

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            

                          Mn+4   +     2e               →               Mn+2     

                         2 Cl-1                              →             Cl2     +      2e       

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận                            

                    1      Mn+4   +     2e                 →             Mn+2     

                   1    2 Cl-1                               →           Cl2     +      2e       

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học                                                  

                  MnO2       +       4 HCl         →           MnCl2     +      Cl2      +      2H2O

Ví dụ 3: Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

       Fe3 O4   +     HNO3 loãng                →           Fe(NO3)3       +       NO       +         H2O

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

    Fe3+8/3O4   +   HN+5O3 loãng               →           Fe+3(NO3)3     +     N+2O       +       H2O

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            

  Điền trước Fe+8/3 và Fe+3  hệ số 3 trước khi cân bằng mỗi quá trình.

                         3Fe+8/3   +    3x(3- 8/3) e            →                  3 Fe+3     

                          N+5                                           →              N+2     +      3e       

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận                            

                 3        3Fe+8/3   + 3x(3- 8/3) e               →               3 Fe+3     

                 1        N+5                                            →                  N+2     +      3e        

 Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học      

        3Fe3 O4   +  28HNO3 loãng          →         9 Fe(NO3)3       +       NO       +     14 H2O

Ví dụ 4 : Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

  FeSO4  +  K2Cr2O7    +  H2SO4        →         Fe2(SO4)3   +  K2SO4  +   Cr2(SO4)3  +  H2O

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

  Fe+2SO4  +  K2Cr+62O7   + H2SO4            Fe+32(SO4)3  + K2SO4  + Cr+32(SO4)3  +  H2O

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            

  Điền trước Fe+2 và Fe+3  hệ số 2. Điền trước Cr+6 và Cr+3 hệ số 2 trước  khi cân bằng mỗi quá trình.

                         2Fe +2   +    2 x 1e            →                  2 Fe+3     

                          2Cr+6                               →                2Cr+3     +     2x3e       

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận                            

                 3    2Fe +2                           →         2 Fe+3   +    2 x 1e 

                 1    2 Cr+6   +   2x3e         →         2Cr+3     

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học      

6FeSO4  +  K2Cr2O7   + 7 H2SO4        →    3Fe2(SO4)3   +  K2SO4  +   Cr2(SO4)3  + 7H2O

Ví dụ 5:Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                     Al     +   Fe3O4                                  Al2O3          +       Fe

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

                  Al0     +   Fe3+8/3O4                            Al2+3O3          +       Fe0

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            

  Điền trước Fe+8/3 và Fe0  hệ số 3. Điền trước Al0 và Al+3 hệ số 2 trước  khi cân bằng mỗi quá trình.

                         3Fe +8/3   +    3 x  8/3e              →                3 Fe0     

                             2 Al0                                    →                   2Al+3     +     2x3e       

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                    3       3Fe +8/3   +    3 x 8/3e               →               3 Fe0     

                    4       2 Al0                                      →               2Al+3     +     2x3e          

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học      

                        8 Al     +  3Fe3O4                                      4Al2O3          +      9Fe

Ví dụ 6:Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                     Fe(OH)2   +   O2   +    H2O        →               Fe(OH)3

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

                    Fe+2(OH)2   +   O02   +    H2O        →               Fe+3(O-2H)3

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            

  Điền trước  O-2  hệ số 2.  trước  khi cân bằng mỗi quá trình.

 

                         Fe +2                             →                Fe+3  +     1e    

                         O02   +     2x2e            →             2O- 2    

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                 4        Fe +2                          →                   Fe+3  +     1e    

                  1       O02   +    2x2e            →              2O- 2    

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học                                         

                 4 Fe(OH)2   +   O2   +   2 H2O        →                 4 Fe(OH)3

Ví dụ 7:Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                    KClO4          +     Al             →             KCl        +    Al2O3

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

                  KCl+7O4          +     Al0          →                KCl-1        +    Al+32O3

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.            

  Điền trước  Al0 và Al+3  hệ số 2.  trước  khi cân bằng mỗi quá trình.

                         2Al 0                             →               2Al+3  +     2x3e    

                         Cl+7   +     8e                →           Cl-      

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                    4      2Al 0                           →                 2Al+3  +     2x3e    

                 3       Cl+7   +     8e                →           Cl-      

 Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học         

                 3  KCl+7O4     +    8 Al0            →             3 KCl-1        +   4 Al+32O3

        Như vậy cân bằng số nguyên tử bằng số ion hoặc số ion bằng số ion trước khi cân bằng các quá trình oxi hoá và quá trình khử  giúp người làm thuận tiện hơn rất nhiều lần, cho kết quả nhanh hơn và đỡ phức tạp hơn.

DẠNG 2: PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG TỰ OXI HOÁ VÀ TỰ KHỬ

Ví dụ 1:Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                  Cl2    +     NaOH          →          NaCl         +      NaClO    +  H2O

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

                  Cl02    +     NaOH         →           NaCl-1         +      NaCl+1O    +  H2O

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

  Điền trước Cl- và Cl+ của các quá trình hệ số 2 trước khi cân bằng.                     

                          Cl02      +  2x1e        →              2Cl-

                             Cl02                       →                2Cl+    + 2x 1e

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                     1     Cl02      +  2x1e         →             2Cl-

                  1    Cl02                              →          2Cl+    + 2x 1e

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học         

            2 Cl2    +   4  NaOH                           2  NaCl      +    2  NaClO    + 2 H2O

Rút gọn các hệ số  để thu được phương trình với hệ số tối giản

 Cl2    +   2  NaOH               →              NaCl      +      NaClO    +  H2O

Ví dụ 2:Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                  Cl2    +     NaOH          →          NaCl         +      NaClO3    +  H2O

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

                  Cl02    +     NaOH           →         NaCl-1       +      NaCl+5O3    +  H2O

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

  Điền trước Cl- và Cl+5 của các quá trình hệ số 2 trước khi cân bằng.                    

                          Cl02      +  2x1e       →               2Cl-

                             Cl02                        →               2Cl+5    + 2x 5e

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                           5      Cl02      +  2x1e      →                2Cl-

                       1     Cl02                             →          2Cl+5    + 2x 5e

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học         

           6 Cl2    +   12  NaOH           →                10 NaCl      +    2NaClO3    + 6 H2O

Rút gọn các hệ số  để thu được phương trình với hệ số tối giản

3 Cl2    +   6 NaOH                →            5 NaCl      +      NaClO    +  3H2O

DẠNG 3 : PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG CÓ MỘT CHẤT OXI HOÁ VÀ HAI CHẤT KHỬ

Ví dụ 1:Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

                  FeS2     +       O2                                        Fe2O3       +       SO2

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

                   Fe+2S-12     +     O02                                 Fe+32O-23       +      S+4O-22

 Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

  Trước tiên ta viết các quá trình oxi hoá, tổng hợp các quá trình oxi hoá sao cho là số nguyên lần chất khử. Thêm hệ số 2 vào trước Fe+2 và Fe+3 , thêm hệ số 4 vào trước S-2 và S+4 để được số nguyên lần FeS2

Quá trình oxi hoá:                                  

                          2Fe+2                    →                2 Fe+3      +  2x1e

                             4S-1                      →                4 S+4    +   4x 5e

                         2 FeS2                     →                 2  Fe+3    +  4 S+4   +  22e

  Sau đó cân bằng quá trình khử:

      Điền hệ số 2 vào trước O-2 :    

                           O02     +  2x 2e         →         2 O-2        

Tổng hợp 2 quá trình oxi hoá và quá trình khử:

                       2 FeS2                       →           2  Fe+3    +  4 S+4   +  22e

                        O02   +  2x 2e           →           2 O-2        

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                       2      2 FeS2              →                2  Fe+3    +  4 S+4   +  22e

                  11     O02    +  2x 2e         →         2 O-2        

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học         

           4 FeS2     +      11 O2                                       2Fe2O3       +              8 SO2

Ví dụ 2:Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

       Fe S2     +       HNO3                                  Fe(NO3)3   +    H2SO4   +   NO2   +   H2O

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

     Fe+2S-12   +    HN+5O3         →            Fe+3(NO3)3   +    H2S+6O4   +   N+4O2   +   H2O

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

  Trước tiên ta viết các quá trình oxi hoá, tổng hợp các quá trình oxi hoá sao cho là số nguyên lần chất khử. Thêm hệ số 2 vào trước S-1 và S+6 ,để được số nguyên lần FeS2

Quá trình oxi hoá:                                  

                          Fe+2              →               Fe+3      +  1e

                             2S-1            →              2 S+6    + 2x 7e

                            FeS2              →              Fe+3    +  2 S+4   +  15e

Sau đó cân bằng quá trình khử:   

                           N+5     +    1e        →              N+4        

Tổng hợp 2 quá trình oxi hoá và quá trình khử:

                        FeS2                     →              Fe+3    +  2 S+4   +  15e

                        N+5   +   1e           →              N+4        

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                  1     FeS2                 →               Fe+3    +  2 S+4   +  15e

              15    N+5   +  1e           →           N+4        

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học        

   Fe S2     +    18 HNO3                                        Fe(NO3)3   +   2 H2SO4   + 15 NO2   +  7 H2O

DẠNG 4 : PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG CÓ HAI CHẤT OXI HOÁ VÀ MỘT CHẤT KHỬ

Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

       Fe  +  HNO3                          Fe(NO3)3  +  NO  +  NO2   +  H2O    ( tỉ lệ NO:NO2=1:2)

Bước 1: Xác định số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi.

     Fe0  +   HN+5O3                                          Fe+3(NO3)3  +  N+2O  +  N+4O2   +  H2O   

Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

  Trước tiên ta viết các quá trình khử, tổng hợp các quá trình khử sao cho đúng tỉ lệ với yêu cầu đề bài. Thêm hệ số 2 vào trước N+4 

Quá trình Khử:                                       

                          N+5    +  3e                →                   N+2   

                            2N+5   + 2x 1e          →                2 N+4     

                            3N+5    +  5e                 →               N+2      +       2 N+4     

  Sau đó cân bằng quá trình oxi hoá :   

                           Fe0             →          Fe+3     +    3e        

Tổng hợp 2 quá trình oxi hoá và quá trình khử:

                      3N+5    +  5e               →                    N+2      +       2 N+4       

                        Fe0                           →                    Fe+3     +    3e       

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho tổng số electron cho chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận

                3      3N+5    +  5e              →                     N+2      +       2 N+4       

                5        Fe0                          →                     Fe+3     +    3e       

 

Bước 4: Đặt hệ số của các oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học        

5Fe  + 24 HNO3                        5Fe(NO3)3 +3NO +  6NO2  + 12H2O    ( tỉ lệ NO:NO2=1:2)

II. HOÀN THÀNH PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Để viết được các phản ứng oxi hóa khử thì chúng ta cần biết một số chất oxi hóa và một số chất khử thường gặp. Chất oxi hóa sau khi bị khử thì tạo thành chất khử liên hợp (chất khử tương ứng); Cũng như chất khử sau khi bị oxi hóa thì tạo thành chất khử liên hợp (chất khử tương ứng). Ta phải biết các chất khử và chất oxi hóa tương ứng thì mới viết được phản ứng oxi hóa khử.

1. CÁC CHẤT OXI HÓA THƯỜNG GẶP

a.   Các hợp chất của mangan: KMnO4, K2MnO4, MnO2 (MnO4-, MnO42-, MnO2)

-   KMnO4, K2MnO4, MnO2 trong môi trường axit (H+) thường bị khử thành muối Mn2+

VD:     2KMnO4 +  10FeSO4   +  8H2SO4  →2MnSO4   +  5Fe2(SO4)3   +  K2SO4   +  8H2O

2KMnO4    +   5KNO2    +   3H2SO4 → 2MnSO4    +   5KNO3    +   K2SO4    +   3H2O

K2MnO4    +   4FeSO4    +   4H2SO4 → MnSO4    +   2Fe2(SO4)3     +   K2SO4    +   4H2O

MnO2 + 4HCl(đ) → MnCl2    +          Cl2    +   2H2O

MnO2 + 2FeSO4        +   2H2SO4→MnSO4 +          Fe2(SO4)3         +   2H2O

2KMnO4   +  10NaCl   +  8H2SO4 → 2MnSO4  + 5Cl2   + K2SO 4 +  5Na2SO4  +  8H2O

- KMnO4 trong môi trường trung tính (H2O) thường bị khử thành mangan đioxit (MnO2)

VD:     2KMnO4 + 4K2SO3    + H2O → MnO2 + K2SO4       +  KOH

2KMnO4 + 3MnSO4 + 2H2O → 5MnO2 + K2SO4  +  2H2SO4

2KMnO4 + 3H2O2 → 2MnO2 +   3O2 + 2KOH +  2H2O

- KMnO4 trong môi trường bazơ (OH-) thường bị khử tạo K2MnO4

VD:     2KMnO4 + K2SO3 + 2KOH → 2K2MnO4 + K2SO4   +  H2O

Lưu ý:

- KMnO4  trong môi trường axit (thường là H2SO4) có tính oxi hóa rất mạnh, nên nó dễ bị mất màu tím bởi nhiều chất khử như: Fe2+; FeO; Fe3O4; SO2; SO32-; H2S; S2-; NaCl; HCl; KBr, HBr, HI; KI; Cl-; Br-; I-; NO2-; Anken; Ankin; Ankađien; Aren đồng đẳng benzen; …

- KMnO4  có thể đóng vai trò chất oxi hóa trong môi trường axit (H+), bazơ (OH-) hoặc trung tính (H2O). Còn K2MnO4, MnO2  chỉ có thể đóng vai trò chất oxi hóa trong môi trường axit

 

b. Hợp chất của crom: K2Cr2O7; K2CrO4 (Cr2O72-; CrO42-)

- K2Cr2O7  (Kali đicromat; Kali bicromat), K2CrO4  (Kali cromat) trong môi trường axit (H+) thường bị khử thành muối crom (III) (Cr3+)

VD:     K2Cr2O7    +   6FeSO4   +  7H2SO4 → Cr2(SO4)3     +  3Fe2(SO4)3   +  K2SO4   +  7H2O

K2Cr2O7    +   3K2SO3   +  4H2SO4 → Cr2(SO4)3       +          4K2SO4   +  4H2O

- Trong môi trường trung tính, muối cromat (CrO42-) thường bị khử tạo crom (III) hiđroxit (Cr(OH)3)

VD:     2KCrO4 + 3(NH4)2S   +  2H2O → 2Cr(OH)3   +  3S  +  6NH3   +  4KOH

 

c. Axit nitric (HNO3), muối nitrat trong môi trường axit (NO3-/H+)

- HNO3 đậm đặc thường bị khử tạo khí màu nâu nitơ đioxit NO2. Các chất khử thường bị HNO3  oxi hóa là: các kim loại, các oxit kim loại có số oxi hóa trung gian (FeO, Fe3O4), một số phi kim (C, S, P), một số hợp chất của phi kim có số oxi hóa thấp nhất hay trung gian (H2S, SO2, SO32-, HI), một số hợp chất của kim loại trong đó kim loại có số oxi hóa trung gian (Fe2+, Fe(OH)2)

VD:     Fe +   6HNO3 (đ, nóng) → Fe(NO3)3 + 3NO2 +   3H2O

FeO + 4HNO3(đ) → Fe(NO3)3    +   NO2    +   2H2O

Fe3O4    +   10HNO3(đ) → 3Fe(NO3)3    +   NO2    +   5H2O

Fe(OH)2    +   4HNO3(đ) → Fe(NO3)3    +   NO2    +   3H2O

C + 4HNO3(đ) → CO2 + 4NO2 +   2H2O

S + 6HNO3(đ) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

P + 5HNO3(đ) → H3PO4   +   5NO2   +   H2O

Al + 6HNO3(đ, nóng) → Al(NO3)3    + 3NO2 + 3H2O

- HNO3 loãng thường bị khử thành NO (khí nitơ oxit). Các chất khử thường gặp là: các kim loại, các oxit kim loại hay hợp chất kim loại có số oxi hóa trung gian (FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2+), một số phi kim (S, C, P), một số hợp chất của phi kim trong đó phi kim có số oxi hoá thấp nhất hoặc có số oxi hóa trung gian (NO2-, SO3   ).

VD:     3Fe(OH)2 + 10HNO3(l) → 3Fe(NO3)3 + NO             + 8H2O

3FeO   + 10HNO3(l) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

3Fe3O4 + 28HNO3(l) → 9Fe(NO3)3    + NO   + 14H2O

Cr +     4HNO3(l) → Cr(NO3)3 + NO             + 2H2O

3P +     5HNO3(l) + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO

- Muối nitrat trong môi trường axit (NO3-/H+) giống như HNO3 loãng, nên nó oxi hóa được các kim loại tạo muối, NO3- bị khử tạo khí NO, đồng thời có sự tạo nước (H2O)

VD:     3Cu + 2NaNO3 + 8HCl → 3CuCl2    + 2NO + 2NaCl +   4H2O

3Cu     + Cu(NO3)2     + 8HCl → 4CuCl2 +   2NO    + 4H2O

- Ba kim loại sắt (Fe), nhôm (Al) và crom (Cr) không bị hòa tan trong dung dịch axit nitric đậm đặc nguội (HNO3 đ, nguội) cũng như trong dung dịch axit sunfuric đậm đặc nguội (H2SO4 đ, nguội) (bị thụ động hóa, bị trơ).

- Các  kim  loại  mạnh như  magie (Mg),  nhôm (Al),  kẽm (Zn)  không  những  khử HNO3  tạo NO2, NO, mà có thể tạo N2O, N2, NH4NO3. Dung dịch HNO3  càng loãng thì bị khử tạo hợp chất của N hay đơn chất của N có số oxi hóa càng thấp.

VD:     8Al      + 30HNO3(khá loãng) → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

10Al    + 36HNO3(rất loãng) → 10Al(NO3)3 + 3N2   + 18H2O

8Al      + 30HNO3(quá loãng) → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3     + 9H2O

Lưu ý: - thường bài tập không viết rõ là khá loãng, rất loãng, quá loãng mà chỉ viết loãng. Nếu đề viết loãng mà tạo sản phẩm khử N2O, N2, NH4NO3 thì ta vẫn viết phản ứng bình thường như trên chứ không được nói là không thể tạo ra N2O, N2, NH4NO3

- Một kim loại tác dụng dung dịch HNO3  tạo các khí khác nhau, tổng quát mỗi khí ứng với một phản ứng riêng. Chỉ khi nào biết tỉ lệ số mol các khí này thì mới viết chung các khí trong cùng một phản ứng với tỉ lệ số mol khí tương ứng.

d. Axit sunfuric đậm đặc nóng, H2SO4(đ, nóng)

- H2SO4(đ, nóng) thường bị khử tạo khí SO2. Các chất khử thường tác dụng với H2SO4(đ, nóng) là: các kim loại, các hợp chất của kim loại số oxi hóa trung gian (như FeO, Fe3O4), một số phi kim (như C, S, P), một số hợp chất của phi kim (như HI, HBr, H2S)

VD:     2Fe      + 6H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 +     3SO2    + 6H2O

2FeO   + 4H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 +     SO2 +   4H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4(đ, nóng) → 3Fe2(SO4)3    + SO2 + 10H2O

Fe2O3   + 3H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 +   3H2O  (phản ứng trao đổi)

S + 2H2SO4(đ, nóng) → 3SO2 + 2H2O

C + 2H2SO4(đ, nóng) → CO2 + 2SO2 + 2H2O

2P + 5H2SO4(đ, nóng) → 2H3PO4 + 5SO2    +2H2O

            2HBr   + H2SO4(đ, nóng) → Br2 +     SO2      + 2H2O

- Các kim loại mạnh như Mg, Al, Zn không những khử H2SO4 đậm đặc, nóng thành SO2 mà còn thành S, H2S. H2SO4  đậm đặc nhưng nếu loãng bớt thì sẽ bị khử tạo lưu huỳnh (S) hay hợp chất của lưu huỳnh có số oxi hóa thấp hơn (H2S). Nguyên nhân của tính chất trên là do kim loại mạnh nên dễ cho điện tử (để H2SO4 nhận nhiều điện tử) và do H2SO4 ít đậm đặc nên nó không oxi hóa tiếp S, H2S.

VD:     2Al + 6H2SO4(đ, nóng) → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

            8Al + 15H2SO4(hơi đặc, nóng) → 4Al2(SO4)3 + 3H2S +   12H2O

            2Al + 3H2SO4(loãng) → Al2(SO4)3    + 3H2

- Khác với HNO3, dung dịch H2SO4 loãng là a xit thông thường (tác nhân oxi hóa là H+), chỉ dung dịch H2SO4  đậm đặc, nóng mới là axit có tính oxi hóa mạnh (tác nhân oxi hóa là SO42-). Trong khi dung dịch HNO3 kể cả đậm đặc lẫn loãng đều là axit có tính o xi hóa mạnh (tác nhân oxi hóa là NO3-)

2. CÁC CHẤT KHỬ THƯỜNG GẶP

a. Kim loại

- Tất cả kim loại đều là chất khử. Kim loại bị khử tạo thành hợp chất của kim loại trong đó kim loại có số oxi hóa dương. Phản ứng nào có kim loại tham gia thì đó là phản ứng oxi hóa khử và kim loại luôn luôn đóng vai trò chất khử. Kim loại có thể khử các phi kim, axit thông thường, nước, axit có tính oxi hóa mạnh, muối của kim loại yếu hơn, oxit của kim loại yếu hơn, dung dịch kiềm,…

- Kim loại khử phi kim (F2, Cl2, Br2, I2, O2, S, N2, P, C, Si, H2) tạo muối hay oxit

VD:     2Fe +  3Cl2 → 2FeCl3

            Fe + S → FeS

            3Fe + 2O2 → Fe3O4

- Kim loại khử ion H+ của axit thông thường, tạo muối và khí hiđro.

Kim loại đứng trước H trong dãy thế điện hoá khử được ion H+  của axit thông thường tạo khí hiđro (H2), còn kim loại bị oxi hoá tạo muối:          K Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb  H Cu Ag Hg Pt Au

VD:     Fe + H2SO4(l) → FeSO4 + H2

            2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

            Cu + HCl → không phản ứng

- Kim loại kiềm, kiềm thổ khử được nước ở nhiệt độ thường, tạo hiđroxit kim loại và khí hiđro.

Kim loại kiềm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr

Kim loại kiềm thổ: Ca, Sr, Ba, Ra

VD:     Na + H2O → NaOH + ½ H2

            Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

- Kim loại (trừ vàng, bạch kim) khử được axit có tính oxi hoá mạnh [HNO3, H2SO4(đặc, nóng)] tạo muối, khí NO2, NO hay SO2 và H2O.

- Kim loại mạnh (trừ kim loại kiềm, kiềm thổ) khử được ion kim loại yếu hơn trong dung dịch muối.

K Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Pt Au

- Các kim loại có oxit lưỡng tính (trừ Cr, gồm Al, Zn, Be, Sn, Pb) khử được dung dịch kiềm, tạo muối và khí hiđro.

b. Hợp chất của kim loại trong đó kim loại có số oxi hóa trung gian, mà thường gặp là Fe(II) [như FeO, Fe(OH)2, FeSO4, FeCl2, Fe(NO3)2,  Fe2+, FeS, FeS2], Fe3O4, Cr(II), Cu2O. Các chất khử này bị oxi hóa tạo thành hợp chất của kim loại đó có số oxi hóa cao hơn.

VD:     2FeO   + 1/2O2 → Fe2O3

            3FeO   + 10HNO3(l) → 3Fe(NO3)3    + NO   +   5H2O

            4Fe(OH)2 +     O2   → 2Fe2O3 + 4H2O

            3Fe(OH)2 +     10HNO3(l) → 3Fe(NO3)3 +    NO      + 8H2O

            10FeSO4 + 2KMnO4   +  8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 +  2MnSO4   + K2SO4   +   8H2O

            FeCO3             + 4HNO3(đ) → Fe(NO3)3 +    NO2     + CO2    +   2H2O

            FeS2     + 18HNO3(đ) → Fe(NO3)3     + 2H2SO4    + 15NO2    +   7H2O

            2FeS2    + 14H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3     +   15SO2    +   14H2O

c. Một số phi kim, như H2, C, S, P, Si, N2, Cl2. Các phi kim này bị oxi hóa tạo thành hợp chất của phi kim, trong đó phi kim có số oxi hóa dương. Các chất  oxi hóa thường dùng để oxi hóa các phi kim là oxit kim loại, oxi, HNO3, H2SO4(đặc, nóng).

d. Một số hợp chất của phi kim, trong đó phi kim có số oxi hóa trung gian, như CO, NO, NO2, NO2, SO2, SO32−, Na2S2O3, FeS2, P2O3, C2H4, C2H2,…Các hợp chất này bị oxi hóa tạo thành hợp chất của phi kim trong đó phi kim có số oxi hóa cao hơn.

e. Các hợp chất của phi kim, trong đó phi kim có số oxi hóa thấp nhất (cực tiểu), như X (Cl, Br, I, HCl, HBr, HI), S2−, H2S, NH3, PH3, CH4, NaH, CaH2, …Các hợp chất bị oxi hóa tạo phi kim đơn chất hay hợp chất của phi kim có số oxi hóa cao hơn.

 

Lưu ý: - Phân tử nào chỉ cần chứa một nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng thì có thể kết luận phân tử đó là chất oxi hóa; Cũng phân tử nào chỉ cần chứa một nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng thì có thể kết luận phân tử chất đó là chất khử.

- Nguyên tố nào có số oxi hóa tối đa (trong hợp chất) nếu tham gia phản ứng oxi hóa khử thì nguyên tố này chỉ có thể đóng vai trò chất oxi hóa, vì số oxi hóa của nguyên tố này chỉ có thể giảm, chứ không tăng được nữa.

VD: Fe3+ ; KMnO4 ; K2Cr2O7 ; HNO3 ; H2SO4(đ, nóng) ; CuO ; H+ ; Ag+ ;  Au3+ ; Zn2+

- Nguyên tố nào có số oxi hóa thấp nhất (trong đơn chất kim loại, trong hợp chất của phi kim) nếu tham gia phản ứng oxi hóa khử thì sẽ đóng vai trò chất khử, vì số oxi hóa của nguyên tố này chỉ có thể tăng chứ không giảm được nữa.

VD: Tất cả các kim loại, như: Na ; Mg ; Al ; Ag ; Hg ; Au ; Các hợp chất của phi kim,

như: X (F, Cl , Br , I) ; HCl ; HBr ; HI ; H2S ; S2− ; H ; NaH ; CaH2 ; NH3 ; PH3 ; CH4; SiH4 ; O2−.

- Còn nguyên tố nào có số oxi hóa trung gian (trong đơn chất phi kim, các hợp chất của kim loại hay phi kim trong đó kim loại hay phi kim có số oxi hóa trung gian) nếu tham gia phản ứng oxi hóa khử thì tùy trường hợp (tùy theo tác chất mà chúng phản ứng) mà có thể đóng vai trò chất oxi hóa hoặc đóng vai trò chất khử.

VD: H2 ; C ; Si ; O2 ; S ; Cl2 ; Br2 ; I2 ; Fe2+ ; FeO ; Fe3O4 ; FeCl2 ; FeSO4 ; Cu2O ; SO2 ;Na2S2O3 ; NO2.

- Có phân tử mà trong phân tử có chứa cả nguyên tố có oxi hóa cao nhất lẫn nguyên tố có số oxi hóa thấp nhất, do đó tùy trường hợp mà phân tử này hoặc là chất oxi hóa hoặc là chất khử hoặc là chất trao đổi (không là chất oxi hóa, không là chất khử).

VD: HCl, H2S, KMnO4, K2Cr2O7, Fe2O3, KClO3

CÂU HỎI

Câu 1: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 10.                          B. 9.                            C. 8.                            D. 11.

Câu 2: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A. nhận 13 electron.                                        B. nhận 12 electron.   

C. nhường 13 electron.                                   D. nhường 12 electron.

Câu 3: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 →  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

            A. 23x - 9y.                 B. 45x - 18y.               C. 13x - 9y.                 D. 46x - 18y.

Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.                     (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.              (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.       (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là

            A. 3.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 5: Cho các phản ứng sau:

a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) →          b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) →

c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) →        d) Cu + dung dịch FeCl3 →

e) CH3CHO + H2                             f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3

g) C2H4 + Br2 →                                 h) Glixerol + Cu(OH)2

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:

A. a, b, c, d, e, h.         B. a, b, c, d, e, g.         C. a, b, d, e, f, h.         D. a, b, d, e, f, g.

Câu 6: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 3.                            B. 5.                            C. 4                             D. 6.

Câu 7: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 5.                            B. 6.                            C. 7.                            D. 8.

Câu 8: Trong phản ứng: K2Cr2O7  + HCl → CrCl3   + Cl2  + KCl  +  H2O

Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị

của k là

            A. 1/7.                         B. 4/7.                         C. 3/7.                         D. 3/14.

Câu 9: Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là

            A. 5.                            B. 4.                            C. 6.                            D. 3.

Câu 10: Cho phản ứng:

Na2SO3    + KMnO4   + NaHSO4  → Na2SO4  + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

            A. 27.               B. 47.                           C. 31.                           D. 23.

Câu 11: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:

A. Cu, Fe, Al.                         B. Fe, Al, Cr.              C. Cu, Pb, Ag.                        D. Fe, Mg, Al.

Câu 12: Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là

A. 4.                            B. 5.                            C. 7.                            D. 6.

Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):

(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).

(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).

(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).

(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá là

A. (c).                          B. (a).                          C. (d).                         D. (b).

Câu 14: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom.          B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.

C. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.          D. H2S, O2, nước brom.

Câu 15: Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3  tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là

A. 6.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 16: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hoà tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là

A. Fe3O4.                     B. Fe(OH)2.                 C. FeS.                        D. FeCO3.

Câu 17.Câu 42-B12-359: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):

aFeSO4 + bCl2  →  cFe2(SO4)3 + dFeCl3

Tỉ lệ a : c là

A. 4 : 1.                       B. 3 : 2.                       C. 2 : 1.                       D. 3 : 1.

Câu 18: Hoà tan Au bằng nước cường toan thì sản phẩm khử là NO; hoà tan Ag trong dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm khử là NO2. Để số mol NO2 bằng số mol NO thì tỉ lệ số mol Ag và Au tương ứng là

A. 1 : 2.                       B. 3 : 1.                       C. 1 : 1.                       D. 1 : 3.

Câu 19. Câu 29-CD12-169: Cho phản ứng hóa học: Cl2+ KOH → KCl + KClO3 + H2O

Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử

trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là

A. 1 : 5.           B. 5 : 1.           C. 3 : 1.           D. 1 : 3.

Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.

(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.

(c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.

(d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.

(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 21: Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O

Tỉ lệ a: b là

            A. 1 : 3                        B. 2 : 3                                    C. 2 : 5                                    D. 1 : 4

Câu 22: Cho phương trình phản ứng

aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 → dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O

Tỉ lệ a : b là

A. 6 : 1.           B. 2 : 3.           C. 3 : 2.           D. 1 : 6.

Câu 23: Cho phản ứng: FeO + HNO3  → Fe(NO3)3 + NO + H2O.

Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là

A. 6.                            B. 8.                            C. 4.                            D. 10.

Câu 24: Cho các phương trình phản ứng:

(a) 2Fe + 3Cl2  →  2FeCl3.                             (b) NaOH + HCl →  NaCl + H2O.

(c) Fe3O4 + 4CO →  3Fe + 4CO2.                 (d) AgNO3 + NaCl →  AgCl + NaNO3.

Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là

A. 3.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

šŸ›

Bài viết gợi ý: