I. KHÁI NIỆM:
- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính tốc độ trung bình $(\overline{v})$ của phản ứng:
+ Theo chất tham gia phản ứng: $\overline{v}\,\,=\,\,\frac{-\Delta C}{\Delta t}\,\,=\,\,\frac{{{C}_{1}}\,-\,\,{{C}_{2}}}{{{t}_{2}}\,-\,\,{{t}_{1}}}\,\,mol/(l.s)$
+ Theo chất sản phẩm: $\overline{v}\,\,=\,\,\frac{\Delta C}{\Delta t}\,\,=\,\,\frac{{{C}_{2}}\,-\,\,{{C}_{1}}}{{{t}_{2}}\,-\,\,{{t}_{1}}}\,\,mol/(l.s)$
- Biểu thức tính tốc độ phản ứng : aA + bB → cC
v = k[A]a.[B]b
Với k: hằng số tốc độ của phản ứng
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- Nồng độ: nếu tăng nồng độ thì tốc độ phản ứng tăng.
Ví dụ: khi đun bếp bằng củi, nếu làm thoáng bếp thì lượng khí oxi vào sẽ nhiều (nồng độ oxi tăng) do đó lửa sẽ cháy to hơn.
- Áp suất: (áp dụng với những phản ứng có chất khí tham gia) nếu tăng áp suất thì tốc độ phản ứng tăng.
Ví dụ: nấu thức ăn trong nồi áp suất, thức ăn chín nhanh hơn khi nấu ở nồi thường.
- Nhiệt độ: nếu tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.
${{v}_{{{t}_{2}}}}=\,\,{{v}_{{{t}_{1}}}}.{{k}^{\frac{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}{10}}}$
với : ${{v}_{{{t}_{1}}}},{{v}_{{{t}_{2}}}}$ : tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t1, t2
k : hằng số tốc độ của phản ứng
- Chất xúc tác: một số chất xúc tác có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng.
Ví dụ: Xét phản ứng: 2H2O2 → 2H2O + O2
Nếu thêm chất xúc tác MnO2 vào phản ứng → bọt oxi sẽ thoát ra nhanh hơn.
- Diện tích tiếp xúc: nếu tăng diện tích tiếp xúc thì tốc độ phản ứng tăng.
Ví dụ: chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than để đốt sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của củi, than. Do đó bếp cháy to hơn.
Ví dụ: Xét các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng tổng hợp amoniac:
N2 (k) + 3H2 (k) $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ 2NH3 (k)
+ Nồng độ: nếu tăng nồng độ của N2 hoặc H2 thì tốc độ phản ứng tăng.
+ Áp suất: nếu tăng áp suất chung của hệ thì tốc độ phản ứng tăng.
+ Chất xúc tác: nếu thêm chất xúc tác thì tốc độ phản ứng tăng.
+ Nhiệt độ: khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng.