I. THÔNG KHÍ Ở PHỔI
Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào.
- Sự thông khí ở phổi giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
- Bản chất: Là cử động hô hấp
* Cử động hô hấp
- Cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra
→ Khi cơ hô hấp co (giãn) → thể tích lồng ngực tăng (giảm) → gây ra cử động hít vào (thở ra)
* Dung tích khí
Dung tích phổi là sự kết hợp của các thể tích phổi khác nhau, thể tích phổi là các thay đổi về mặt thể tích khi hô hấp.
Các giá trị này phụ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập.
→ Luyện tập thể dục thể thao và thở sâu để tăng dung tích sống
- Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút
II. SỰ TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ TẾ BÀO
* Cơ chế trao đổi khí
- Các chất khí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao (P cao) đến nơi có nồng độ thấp (P thấp)
- Sự trao đổi khí ở phổi
+ O2 khuếch tán từ phế nang → máu
+ CO2 khuếch tán từ máu → phế nang
- Trao đổi khí ở tế bào
+ O2 khuếch tán từ máu → nước mô → tế bào
+ CO2 khuếch tán từ tế bào → nước mô → máu