I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VNG

1. Số tiếng, số câu trong thơ bảy chữ

Thơ bảy chữ, cũng có nghĩa là thơ mà mỗi dòng thơ có bảy tiếng, gồm một số loại khác nhau:

- Thơ bảy chữ cổ thể (còn gọi là cổ phong) - thất cổ, có hình thức tương đối tự do, có thể có câu không phải bảy tiếng.

- Thơ thất ngôn Đường luật : tám câu bảy chữ – thất ngôn bát cú, và tứ tuyệt : bốn câu bảy chữ – thất ngôn tứ tuyệt, có niêm luật rất chặt chẽ.

– Thơ bảy chữ hiện đại thường tự do, linh hoạt hơn thơ thất ngôn và tứ tuyệt Đường luật.

2. Nhịp trong thơ bảy chữ

Thơ thất ngôn thường ngắt nhịp 4/3, nhưng thơ mới bảy chữ ngắt nhịp có linh hoạt hơn nhưng chủ yếu vẫn thường ngắt nhịp 4/3 truyền thống. Ví dụ :

Thân em vừa trắng / lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm / với nước non.

Rắn nát mặc dầu / tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ / tấm lòng son.

3. Vần trong thơ bảy chữ Trong thơ bảy chữ, vẫn có thể là vần chính, trùng nhau hoàn tn.

Ví dụ :

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm / với nước non.

Rắn nát mặc dầu / tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ / tấm lòng son.

Cũng có thể là vần thông, không trùng nhau hoàn toàn mà chỉ gần đúng.

Ví dụ:

Đi, bạn ơi, đi ! Sống đủ đây,

Sống trào sinh lực, bốc men say.

Vẫn có thể bằng, cũng có thể trắc.

Ví dụ:

Mẹ ơi !

Chiếc áo con đã rách

Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ và giùm ?

Con thấy lạnh

Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

Vần trắc : rách - lạnh

Vẫn bằng : nhà - da.

4. Bố cục trong thơ bảy chữ

- Với thơ thất ngôn bát cú (bảy chữ, tám câu), bố cục bài thơ gồm bốn phần : đề, thực, luận, kết.

+ Phần đề gồm : phá đề, thừa đề. Đây là phần mở bài.

+ Phần thực gồm : hai câu III IV đối nhau. Đây là phần triển khai ý từ câu thừa để, như tả cảnh, tả việc, diễn ý, cắt nghĩa, chuẩn bị cho câu luận.

+ Phần luận gồm : hai câu V và VI đối nhau. Đây là phần có chức năng bình luận, nhận định, thông thường triển khai từ những ý ở hai câu thực.

+ Phần kết gồm : hai cầu VII và VIII. Đây là phần có chức năng khép bài, nhưng thông thường là gợi ý, mở ra một ý mới.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Nhận diện luật thơ

a) Việc gạch nhập và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ như sau :

Chiều hôm thằng bé 7 cưi trâu về,

Nó ngng đầu lên / hớn hở nghe

Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt ánh pha lê.

Quan hệ bằng trắc :

B-B-B-T-/T-B-B T-T-B- B-/T-T-B T-T-B-B-/B-T-T

B-B-B-T-/T-B-B

b) Bài thơ có những chỗ sai luật:

– Dấu phẩy sau “mờ” đã làm cho việc ngắt nhịp bị sai, không phải nhịp 4/3 nữa mà thành 3/4. Phải bỏ dấu phẩy và sửa lại thành :

Ngọn đèn mờ toả 1...

- Chữ “xanh” cuối dòng thơ này không bắt vần với “che” vì chép sai. Phải chữa lại thành :

Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè.

2. Tập làm thơ

a) Làm tiếp hai dòng thơ vào hai câu thơ của Tú Xương.

Chú ý : Hai u thơ làm thêm vào phải theo đúng luật B – T của thể thơ này. thể tham khảo hai câu cuối của Tú Xương :

Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội

Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.

b) Làm tiếp hai dòng thơ vào hai u thơ đã có trong bài tập.

Chú ý : Hai câu thơ làm thêm vào cũng phải theo đúng luật B – T của thể thơ, cụ thể hai câu thêm vào luật B– T như sau:

T-T-B-B-B-T-T

B-B-T-T-T-B-B

Các em tự nghĩ và làm thêm hai câu thơ theo luật B – T như trên.

3. Một số bài thơ tham khảo

Các em tham khảo thêm một số bài thơ thất ngôn ttuyệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây để làm các bài thơ của mình theo thể thơ này :

SÁU MƯƠI TUỔI

Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán,

So vi ông Bành vẫn thiếu niên.

Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,

Trần mà như thế kém gì tiên.

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng hồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài viết gợi ý: