I. Tác giả:
Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình anh chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của anh đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Từ 1965 đến 1970 anh nhập ngũ, phục vụ trong Quân Chủng Phòng không-Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.
Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...
Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
Theo lời kể của họa sĩ Doãn Châu, người đã đi cùng ông trên chuyến xe cuối cùng, thì vụ tai nạn được tóm tắt như sau:
"Chiều 29/8, chiếc xe chở hai gia đình về Hà Nội. Dọc đường đến cầu Lai Vu, xe đỗ, mấy phụ nữ xuống mua một rổ ổi. Lúc đó Mí và Vinh ngồi đánh cờ phía băng ghế bên phải. Ông Châu và Lưu Quang Vũ kẻ nằm người ngồi dưới sàn xe còn Xuân Quỳnh và bà Bích Thu ngồi phía băng ghế đối diện. Xe qua cầu Phú Lương, đi trên đường vừa hẹp vừa xuống dốc. Trước mặt có chiếc xe Kamaz đang đi chầm chậm. Đường dốc nên xe nào qua đây cũng phải thận trọng.
Bất chợt, có hai phụ nữ đội nón đèo nhau trên xe đạp, lao từ đê xuống đường, cắt qua mặt xe Kamaz, chiếc xe này phanh khựng lại. Người lái chiếc xe-com-măng-ca đang bám sau định đánh tay lái vượt lên. Và chỉ trong tích tắc ấy, một chiếc xe ben phía sau đã mất phanh đâm sầm vào đuôi chiếc com-măng-ca, đẩy xe này vào gầm xe Kamaz phía trước.
Cả gia đình Lưu Quang Vũ ngồi phía bên phải bị văng xuống đường. Ông Châu xác nhận đó là khoảng 14h40 phút ngày 29/8/1988 (trước đây nhiều nguồn tin nói là 15h30 phút).
Tác phẩm
Thơ
- Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa).
- Mây trắng của đời tôi (1989).
- Bầy ong trong đêm sâu (1993)
- Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập.
Kịch
- Sống mãi tuổi 17
- Nàng Sita
- Hẹn ngày trở lại
- Nếu anh không đốt lửa
- Hồn Trương Ba da Hàng Thịt
- Lời thề thứ 9
- Khoảnh khắc và vô tận
- Bệnh sĩ
- Chữ cuối
- Tôi và chúng ta
- Người tốt nhà số 5
- Ngọc Hân công chúa
- Linh hồn của đá
- Ông vua hóa hổ
- Vắng mặt trong hồ sơ
- Chiếc ô công lý
- Ông không phải là bố tôi
- Điều không thể mất
- Ai là thủ phạm
- Chuyện tình bên dòng sông thu
- Tin ở hoa hồng
- Hoa cúc xanh trên đầm lầy
- Lời nói dối cuối cùng
- Mùa hạ cuối cùng
- II. Tác phẩm:
- 1. Hoàn cảnh sáng tác:
Bối cảnh của giai thoại được cho là ở Thôn Liêu Hạ, Xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Giai thoại này được Cụ Trần Quốc Chính là một nhà thư pháp và học giả uyên thâm biên soạn lại thành một cuốn sách có tên: Dấu ấn làng Đình Sơn, xuất bản 2011. Năm 2012 Đài Truyền hình Tỉnh Hưng Yên đã tổ chức làm phóng sự để nghiên cứu khu di tích này.
Sự tích này là nguồn cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp: "Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm".
-
2. . Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật Trương Ba
-Ông Trương Ba đã chết vô lí do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu – 2 quan nhà trời với lí do : người hạ giới ai mà chả phải chết, không chết trước thì cũng chết sau.
-Họ sửa sai bằng cách cho Trương Ba được sống lại nhưng phải sống nhờ thân xác của người khác để trú ngụ linh hồn.
→ Việc làm đó đã đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh: linh hồn người làm vườn hiền lành phải sống nhờ trong thân xác thô phàm- xác của anh hàng thịt.
-
3. Nhân vật Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác
-
* Kịch tính của vở kịch thể hiện trong những lời thoại, vừa khắc họa tính cách nhân vật, vừa đẩy xung đột ngày càng căng thẳng, thể hiện qua một số nấc:
– Nấc 1:
+ Hồn Trương Ba tỏ thái độ quyết liệt: "Ôm đầu, đứng vụt dậy" quyết định:"ta không muốn sống như thế này mãi".
→Hồn Trương Ba muốn thoát ra khỏi cái xác thô kệch không phải của mình.
+ Xác: lên tiếng giọng điệu mang sắc thái kiêu ngạo: "là không thể", "cái kinh hồn mờ nhạt khốn khổ của ông Trương Ba kia ơi".
– Nấc 2:
+Hồn Trương Ba mắng nhiếc cái Xác "xác thịt âm u đui mù không có tiếng nói".
-
+Xác nhạo báng lại, tuyên bố sức mạnh ghê gớm của mình, có thể át được linh hồn cao khiết.
-Nấc 3:
+ Hồn Trương Ba tiếp tục mắng nhiếc cái xác cho rằng đó chỉ là "cái vỏ bên ngoài,không ý nghĩa, không tư tưởng" với những bản năng tầm thường "thèm ăn ngon", "thèm rượu thịt".
+Xác nhạo báng lại và dồn Hồn Trương Ba vào thế bí.
-Nấc 4:
+ Chẳng hạn Hồn Trương Ba không muốn nhắc lại chuyện đáng buồn suýt sa ngã bên vợ anh hàng thịt →sự chối bỏ, phản bác, hành động bịt tai bất lực : "Im đi,im đi…"
+Xác vẫn mềm mỏng trong giọng điệu ngọt nhạt rằng hồn hãy chấp nhận thân xác và cho rằng: hồn và xác đã hòa vào làm một.
-Nấc 5:
+Hồn Trương Ba vẫn khẳng định rằng mình vẫn giữ được "đời sống riêng", "nguyên vẹn", "trong sạch"…
+ Xác: cười mỉa mai, nó có lí do của nó bởi khi phải sống nhờ vào thân xác của người khác, phải chiều theo những đòi hỏi của thân xác thì không thể có được linh hồn nguyên vẹn trong sạch được.
→Lời thoại của Hồn Trương Ba quyết liệt càng về sau càng đuối lí, tuyệt vọng còn Xác thì ngày càng đắc thắng, bộc lộ tính cách ti tiện, bao biện cho xác phàm.
-
3. Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với người thân
a) Từ khi sống trong thân xác anh hàng thịt, nhân vật Hồn Trương Ba có những thay đổi ngày càng rõ nét
-Theo lời vợ: không còn là người làm vườn chăm chỉ, hết lòng yêu thương vợ con như trước.
-Theo lời cái Gái: ông vụng về thô lỗ chứ không còn khéo léo nhẹ nhàng khi chăm sóc cây.
-Theo lời chị con dâu: vẻ hiền lành ngày xưa không còn nữa.
b) Hồn Trương Ba khi đón nhận thái độ lên án của người thân
-Lúc đầu: Hồn Trương Ba chưa nhận thức được mình, còn bao biện cho mình "Thế mà tôi không biết…", "chỉ tại…".
-Càng về sau thái độ của Hồn Trương Ba thay đổi theo hướng tiếp nhận sự thật một cách đau đớn: "mặt lạnh… ta không… Cám ơn con…"
-Đỉnh điểm: thắp hương gọi Đế Thích cầu xin sự giải thoát cuối cùng, không thể sống mãi trong hoàn cảnh như vậy được.
4. Nhân vật Hồn Trương Ba và cuộc đối thoại với ĐếThích
-Hồn Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết từ chối không chấp nhận cảnh sống trong ngoài bất nhất "Tôi muốn được là tôi toàn vẹn".
-Hồn Trương Ba chỉ ra sai lầm của Đế Thích, rằng lòng tốt hời hợt chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho ai.
-Đế Thích định sửa sai bằng cách Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.
-Hồn Trương Ba phản đối không chấp nhận cảnh sống giả tạo, kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng đó là trả lại linh hồn cho cu Tị.
-Đế Thích cuối cùng cũng làm theo đề nghị của Hồn Trương Ba với lời nhận xét:" người hạ giới thật là kì lạ…".
→Những lời thoại với Đế Thích chứng tỏ Hồn Trương Ba đã ý thức về hoàn cảnh đầy bi kịch khi phải sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.
-Đoạn kết Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt chấp nhận chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào những sự vật thân thương.
III. Tổng kết
-Đoạn trích của vở kịch đặt ra vấn đề: tình trạng con người phải sống giả không được sống là mình và dám sống thật với bản thân mình.
-Góp phần phê phán một số hiện tượng cực đoan trong lối sống đương thời: lối sống chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất và phê phán những kẻ lấy cớ tâm hồn là quý không chăm lo đến đời sống vật chất , không phấn đấu vì hạnh phúc trọn vẹn.
-
Qua đoạn trích tác giả muốn gởi tới người đọc thông điệp:- Được sống làm người quí giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sông trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quí giá hơn.- Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, chạy theo bản năng, lối sống hưởng thụ, phàm phu thô thiển
-
Gía trị nghệ thuật:- Nghệ thuật tạo tình huống, tạo xung đột kịch- Nghệ thuật diễn tả hành động nhân vât, dựng lời thoại: Phù hợp với hoàn cảnh, tính cách nhân vật và sự phat triển của xung đột kịch