1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Văn học Việt Nam trong thời kì 1945 đến hết thế kỉ XX phát triển trong điều kiện lịch sử có nhiều biến động.
– Giai đoạn 1945 – 1975 diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
– Giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX, đất nước bước vào thời kì hoà bình, ổn định và hướng tới sự đổi mới toàn diện, sâu sắc: quan niệm văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có những thay đổi (coi văn học không chỉ là công cụ chính trị mà còn là nhu cầu văn hoá – thẩm mĩ thiết yếu của con người). Trong giai đoạn này, nhất là từ thập kỉ 90, Việt Nam có sự tiếp xúc rộng rãi hơn với văn hoá – văn học thế giới theo con đường hội nhập kinh tế – văn hoá.
2. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945 – 1975
a) Văn học phục hưng cách mạng, cổ vũ chiến đấu, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b) Hướng về đại chúng và đậm đà bản sắc dân tộc.
c) Chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3. Những thành tựu cơ bản của văn học Việt Nam 1945 – 1975
a) Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
b) Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc. Đó là:
– Nối tiếp truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
– Nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
– Tiếp nối và phát huy đến một trình độ mới truyền thống nhân đạo của nhân dân ta.
– Phát triển với nhiều thể loại phong phú, bên cạnh thơ (thểloại truyền thống) còn có truyện ngắn, tiểu thuvết, kịch, bút kí, nghị luận…
4. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau 1975
– Vận động theo xu hướng dân chủ hoá.
– Phát triển trên nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo là tinh thần nhân bản và sự ý thức sâu sắc ý thức cá nhân.
– Phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp về khuynh hướng, thể loại… hướng tới tính hiện dại.
5. Những nét đổi mới chủ yếu của văn học Việt Nam từ sau 1975
Nói chung văn học Việt Nam từ sau 1975 có sự đổi mới ý thức nghệ thuật của giới cầm bút, xa dần với khuynh hướng chính trị hoá trong nghệ thuật.
Đổi mới trên tất cả các thể loại:
a) Về văn xuôi
+ Có sự đổi mới trong quan niệm và cách tiếp cận hiện thực.
+ Đổi mới về nghệ thuật trần thuật.
+ Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người dẫn đến sự biến đổi về hệ thống thể loại.
+ Đổi mới về ngôn ngữ.
+ Đổi mới trong cấu trúc các thể loại văn xuôi.
b) Về thơ
+ Tính chất phi sử thi hoá, hướng vào đời sống thế sự và cá nhân đã làm xuất hiện nhiều dạng thức mới của cái tôi trữ tình.
+ Muốn vượt qua khỏi truyền thống “duy cảm” của thơ phương Đông, phát triển theo hai xu hướng: đưa thơ về gần với văn xuôi, với triết học hoặc đưa thơ sang địa hạt của tâm linh, vô thức.
+ Về hình thức, thơ phát triển theo hướng tự do hoá.