I. VỊ TRÍ NHÓM OXI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

– Vị trí: thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH

– Gồm các nguyên tố: Oxi (O), lưu huỳnh (S), selen (Se), Telu (Te) và poloni (Po)

+ Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất, chiếm khoảng 20% thể tích không khí; ở trạng thái đơn chất, là chất khí, không màu.

+ Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng; có nhiều trong lòng đất

+ Selen là chất bán dẫn, màu nâu đỏ. Selen dẫn điện kém trong bóng tối, dẫn điện tốt khi được chiếu sáng.

+ Telu là chất rắn, màu xám, thuộc loại nguyên tố hiếm

+ Poloni là nguyên tố kim loại, có tính phóng xạ

II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NHỮNG NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI

1. Giống nhau

– Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np4 

=> Các nguyên tố trong nhóm oxi có 6 electron lớp ngoài cùng, ở trạng thái cơ bản có 2e độc thân.

– Có khuynh hướng nhận thêm 2e để đạt cấu hình bền giống khí hiếm => Thể hiện tính oxi hoá, có số oxi hoá -2

2. Sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm

– Nguyên tố oxi không có phân lớp d; nguyên tử của các nguyên tố còn lại có phân lớp d còn trống.

– Ở trạng thái cơ bản, oxi và các nguyên tố còn lại có 2 electron độc thân

– Ở trạng thái kích thích, S, Se, Te có thể có 4, 6 electron độc thân (do có phân lớp d còn trống)

– Trong hợp chất:

+ Oxi có số oxi hoá -2 (trừ hợp chất với flo, hợp chất peoxit): do độ âm điện lớn chỉ kém flo và chỉ có 2e độc thân.

+ Các nguyên tố S, Se, Te có thể có các số oxi hoá là -2, +4, +6

III. TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI

1. Tính chất của đơn chất

– So với các nguyên tố khác ở cùng chu kì:

+ Độ âm điện của các nguyên tố trong nhóm oxi (trừ Poloni) chỉ kém các nguyên tố halogen.

+ Bán kính nguyên tử của các nguyên tố (trừ Poloni) chỉ lớn hơn các nguyên tố halogen

=> Các nguyên tố trong nhóm oxi là các phi kim mạnh (trừ nguyên tố Poloni), có tính oxi hoá mạnh (chỉ yếu hơn các nguyên tố halogen ở cũng chu kì)

– Tính phi kim giảm dần từ oxi đến telu

2. Tính chất của hợp chất

- Công thức phân tử các hợp chất của các nguyên tố nhóm oxi với hiđro

    H2O               H2S               H2Se                H2Te

                          H2SO4           H2SeO4            H2TeO4

- Qui luật biến đổi các hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm oxi

                    $\xrightarrow{~~~~~~~~{{H}_{2}}S~~~~~~~~~~{{H}_{2}}Se~~~~~~~~~~~{{H}_{2}}Te}$

                                     Tính axit tăng dần

- Qui luật biến đổi tính axit của các nguyên tố nhóm oxi

                    $\xrightarrow{~~~~~~~~{{H}_{2}}S{{O}_{4}}~~~~~~~~~~{{H}_{2}}Se{{O}_{4}}~~~~~~~~~~~{{H}_{2}}Te{{O}_{4}}}$

                                     Tính axit giảm dần

Giải thích: Từ S đến Te: bán kính nguyên tử tăng dần => khoảng cách từ tâm nguyên tử của các nguyên tử đến tâm nguyên tử H tăng => độ bền liên kết H-R giảm => H càng dễ bị tách ra => tính axit tăng dần

TÓM TẮT CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI

 

Bài viết gợi ý: