I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.

1. Đơn vị đo.

- Đơn vị chính để đo khối lượng là ki lô gam, kí hiệu là: kg.

2. Dụng cụ đo:

- Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân: Cân Rôbecvan, cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.

3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.

- GHĐ, ĐCNN của cân (Xem phần GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo phần chủ đề 1)

* Chú ý: Đối với cân GHĐ là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân.

ĐCNN là giá trị của quả cân nhỏ nhất kèm theo cân.

4. Sai số khi đo. ( Xem phần sai số khi đo của dụng cụ đo phần chủ đề 1)

5.Chọn dụng cụ đo thích hợp (Xem phần chọn dụng đo thích hợp phần chủ đề 1).

6. Cách đo.

- Quy tắc đo khối lượng của vật bằng cân Rôbecvan.

+ Ước lượng khối lượng của vật đem cân.

+ Chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

+ Điều chỉnh cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ.

+ Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

+ Tính tổng khối lượng các quả cân ta được khối lượng của vật đem cân.

7. Lực.

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Mỗi lực đều có ba yếu tố: Điểm đặt, hướng (phương, chiều), độ lớn.

- Kết quả tác dụng lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc hoặc làm cho vật bị biến dạng.

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, có cùng phương, nhưng có chiều ngược nhau. Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng yên thì nó vẫn tiếp tục đứng yên.

- Đo lực bằng lực kế.

8.Trọng lực.

- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó.

- Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

* Chú ý: Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên trái đất, chẳng hạn khi lên cao thì trọng lượng của vật giảm, trên mặt trăng trọng lượng của vật giảm gần 6 lần so với ở trái đất.

 

II. BÀI TẬP

A. Một số dạng bài và các ví dụ.

1. Dạng bài đọc và ghi kết quả đo:

       *  Lưu ý: (Xem phần chuyên đề 1)

        *Ví dụ 1: Kết quả đo khối lượng trong một bài báo cáo thực hành được ghi như sau:

a, m= 755g.

b, m= 750 g.

 Hãy cho biết ĐCNN của cân dùng trong bài thực hành.

Giải

        Chữ số cuối cùng của kết quả đo có giá trị cỡ hàng đơn vị của gam nên ĐCNN của bình chia độ cũng có giá trị cỡ hàng đơn vị của gam. Các kết quả đo đều phải chia hết cho ĐCNN. Hai giá trị đo được cùng chia hết cho 1g và 5g  . Vậy ĐCNN của cân dùng trong bài thực hành là 1g hoặc 5g.

2. Dạng bài đo khối lượng.

          Ví dụ 2: Một đĩa cân chứa các quả cân: 20g, 10g, 2g và đĩa bên kia chứa một cái cốc khô và quả cân 5 g thì cân thăng bằng.

a, Tính khối lượng cái cốc khô.

B, Làm thế nào để cân 10g bột ngọt trong khi không còn quả cân nào bên ngoài?

Giải

a, Khối lượng của cái cốc khô là:

                (20+ 10+ 2) - 5 = 27(g)

b, Ta chuyển quả cân 5g từ đĩa cân có cốc khô sang đĩa cân có các quả cân khi đó hai đĩa cân chênh lệch là 10g.

- Cho bột ngọt vào cốc cho đến khi cân thăng bằng. Lượng bột ngọt trong cốc là 10g.

3. Dạng bài nhận biết sự xuất hiện của lực.

 Muốn nhận biết sự xuất hiện của các lực ta phải dựa vào tác dụng của lực: Nếu thấy vật có một trong những thay đổi sau:

- Đang chuyển động thì dừng lại.

- Đang đứng yên thì chuyển động.

- Đang chuyển động thì chuyển động nhanh lên hoặc chậm lại.

- Đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.

- Hình dạng đột nhiên thay đổi.

      * Lưu ý: Mọi vật đều chịu tác dụng của lực hút trái đất (Trọng lực), lực này có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

        *Ví dụ1: Một học sinh đá một quả bóng, quả bóng bay lên theo đường cầu vồng.

a, Sau khi đã rời khỏi chân người học sinh, quả bóng còn chịu tác dụng của lực nào không?

B, Em dựa vào cơ sở nào để trả lời câu hỏi a.

Giải

a, Sau khi đã rời khỏi chân, quả bóng vẫn còn chịu tác dụng của một lực, lực đó là trọng lực.

b, Vì quả bóng đi theo đường cầu vồng nghĩa là chuyển động của nó luôn đổi hướng, do đó quả bóng phải chịu tác dụng của một lực.

          *Ví dụ 2: Hãy giải thích tại sao khi ném một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng thì bao giờ hòn sỏi cũng chỉ lên cao được một đoạn rồi lại rơi xuống.

Giải

Lực ném của tay người chỉ tác dụng lên hòn sỏi trong thời gian rất ngắn khi hòn sỏi còn tiếp xúc với tay. Khi hòn sỏi đã rời khỏi tay, thì lực của tay không còn tác dụng lên hòn sỏi nữa. Lúc này chỉ còn trọng lực tác dụng lên hòn sỏi, trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới. Chính lực này đã làm thay đổi chuyển động của hòn sỏi

4. Dạng bài nhận biết hai lực cân bằng.

Để giải được dạng bài tập này cần nắm vững thế nào là hai lực cân bằng. Có thể dùng hai cách sau:

+Cách 1: Lần lượt tìm hiểu xem chúng có thoả mãn đủ 4 điều kiện:

- Cùng tác dụng lên một vật.

- Cùng cường độ.

- Cùng phương

- Ngược chiều.

+Cách 2: Tìm hiểu xem hai lực tác dụng lên cùng một vật có làm vật đứng yên hoặc không thay đổi chuyển động không. Nếu có thì đó là hai lực cân bằng.

          *Ví dụ 3: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao nó nằm yên?

Giải.

- Quyển sách chịu tác dụng của lực đẩy của mặt bàn và lực hút của trái đất (Trọng lực).

- Quyển sách nằm yên là vì hai lực trên là hai lực cân bằng: Cùng tác dụng lên quyển sách và có cường độ bằng nhau nhưng ngược chiều.

 

B. Bài tập tự luyện.

Bài 1: Trong các cách ghi kết quả đo với cân đòn có độ chia tới 50g sau đây, cách ghi nào là đúng?

Bài 2:  Trên một đĩa cân Rôbécvan có một gói bánh, đĩa bên kia có các quả cân: 50g, 25g, 5g và 2g, lúc này cân mất thăng bằng. Nhưng nếu đem quả cân 2g sang đĩa bên kia thì cân trở lại thăng bằng. Hãy tính khối lượng của gói bánh.

Bài 3: Cân một túi lạc có khối lượng 1637g. ĐCNN của cân đã dùng là:

Bài 4: Dùng cân đòn chia độ tới 50g để cân một vật, cách ghi kết quả đo nào sau đây là đúng?

Bài 5: Một cái cân thăng bằng khi:

a, Ở đĩa cân bên trái có hai gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g, 5g, 2g và 1g.

b, Ở đĩa cân bên trái có bốn gói bánh, ở đĩa cân bên phải có ba gói kẹo.

Hãy xác định khối lượng của một gói bánh và một gói kẹo. Cho biết các gói bánh giống hệt nhau, các gói kẹo giống hệt nhau.

Bài 6: Hãy nêu cách kiểm tra xem một cái cân có chính xác không.

Bài 7: Cho một chiếc cân đĩa tiểu li, một quả cân 20g và một số bao diêm chứa đầy các que diêm có khối lượng rất gần nhau. Hãy xác định khối lượng của một bao diêm.

Bài 8: Đặt lên đĩa cân bên phải của một cái cân tiểu li một quả cân 50g, rồi đổ cát khô lên đĩa cân bên trái cho đến khi cân thăng bằng.

       Bỏ quả cân 50g ra, đặt một cốc rỗng lên đĩa cân bên phải thì muốn cân trở lại thăng bằng cần đặt thêm lên đĩa cân này một quả cân 20g, một quả cân 5g và một quả cân 2g.

a. Hãy xác định khối lượng của cốc.

b. Muốn đổ 10g bột ngọt từ túi vào cốc thì nên làm thế nào?

Bài 9: Một chiếc cân "sai", chỉ thăng bằng khi một đĩa có quả cân 100g, đĩa bên kia có quả cân 100g và quả cân 1g. Với bộ quả cân kèm theo, làm thế nào để xác định khối lượng của một vật bằng chiếc cân này.

Bài 10: Treo một vật nặng bằng một sợi dây.

a. Có những lực nào tác dụng lên vật?

b. Các lực này có phải là các lực cân bằng không? Tại sao?

Bài 11: a. Tại sao khi được treo vào một sợi dây thì vật có thể đứng yên.

b. Khi cắt dây thì có hiện tượng gì sảy ra? Tại sao?

Bài 12: Tại sao khi ta ấn đầu ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút?

Bài 13: Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng lẫn nhau?

Bài 14: Những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc nhau? Câu nói đó có đúng không? Em hãy cho một ví dụ minh hoạ câu trả lời của mình.

Bài 15: Một quả bóng sau khi rơi xuống nền nhà, nó bị nảy lên, còn nền nhà dường như không có gì biến đổi. Như vậy nền nhà tác dụng lực lên quả bóng, còn quả bóng thì không tác dụng lực lên nền nhà. Em có nhận xét gì về câu nói trên?

Bài 16: Một vật chịu tác dụng của nhiều lực thì sẽ không bao giờ đứng yên. Em có nhận xét gì về câu nói trên?

Bài 17: a. Ở mặt đất một người có trọng lượng 600N thì ở mặt trăng người đó có trọng lượng là bao nhiêu?

b. Một người ở trên mặt trăng có trọng lượng là 120 N. Hỏi ở mặt đất người đó có trọng lượng là bao nhiêu?

Bài 18: Hai nhóm học sinh đang kéo co mạnh ngang nhau, bỗng nhiên một học sinh buông sợi dây. Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng sảy ra sau đó.

Bài 19: Quan sát sự rơi của chiếc lá và sự rơi của viên phấn. Em hãy cho biết chiếc lá và viên phấn rơi như thế nào? Sự rơi của chiếc lá có mâu thuẫn với trọng lực tác dụng vào nó không?

C.HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1: Chọn A.

Bài 2: Đáp số: 78g.

Bài 3: Đáp số: A. 1g

Bài 4: Đáp số: B. 500g.

Bài 5: Đáp số:

+ Khối lượng 1 gói bánh là: 99g.

+ Khối lượng 1 gói kẹo là: 132g.

Bài 6:  Hướng dẫn: Dùng cân cân thử một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết.

Bài 7:

-Dùng cân tìm a que diêm cân bằng với quả cân 20g. Tính ra khối lượng của 1 que diêm là: m1= 20: a(gam).

- Đếm số que diêm trong một bao (b que). Tính ra khối lượng của bao diêm:

m = m1 x b (gam).

Bài 8:

a. Khối lượng của chiếc cốc là:

50- 20- 5- 2= 23(g)

b. Bỏ quả cân 5g từ đĩa cân bên phải sang đĩa cân bên trái, rồi từ từ đổ bột ngọt vào cốc cho đến khi cân trở lại thăng bằng.

Bài 9:

Bỏ quả cân 100g ra. Đặt vật cần cân lên đĩa này, rồi đặt thêm lên đó các quả cân trong hộp quả cân cho đến khi thấy cân thăng bằng. Khi đó khối lượng của vật bằng: 100g (Tổng khối lượng của các quả cân vừa đặt lên đĩa cân này).

Bài 10:

- Vật nặng chịu tác dụng của hai lực là: Trọng lực hướng theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống và lực của dây treo hướng theo phương của dây (Phương thẳng đứng) chiều từ dưới lên.

- Hai lực này là hai lực cân bằng vì dưới tác dụng của chúng, vật nặng đứng yên.

Bài 12:

Vì mặt bàn sẽ tác dụng lực vào đầu ngón tay làm đầu ngón tay bị bẹp lại một chút.

Bài 13: Đinh, búa, tay và một phần của bức tường tác dụng lẫn nhau.

Bài 14:

- Không đúng

-Có những vật tác dụng lên nhau ngay cả khi không tiếp xúc nhau.

       Ví dụ: Đặt một cây đinh sắt ở gần một nam châm, chúng sẽ tác dụng lên nhau (ngay cả khi không chạm nhau).

Bài 15: Không đúng. Khi quả bóng va chạm vào nền nhà thì quả bóng và nền nhà tác dụng lẫn nhau. Dưới tác dụng của nền nhà, bóng nhẹ nên đã bị nảy lên, còn nền nhà cứng "Nặng" hơn nên khi quả bóng tác dụng vào nền nhà thì nền nhà thay đổi rất ít, mắt thường khó phát hiện được.

Bài 16: Không đúng vì nếu từng cặp lực cân bằng lẫn nhau thì vật sẽ đứng yên.

Bài 17:

a.Trọng lượng của người đó ở mặt trăng là:

600: 6= 100(N)

b. Trọng lượng của người đó ở mặt đất là:

120 x 6= 720 (N)

Bài 18: -Khi hai nhóm học sinh kéo co mạnh ngang nhau thì họ đã tác dụng lên dây hai lực cân bằng nhau.

- Khi một học sinh buông dây, nghĩa là sợi dây vần còn chịu tác dụng của hai lực, nhưng hai lực này không cân bằng nhau. Lực kéo phía nhóm còn đầy đủ học sinh sẽ lớn hơn nên kết quả sợi dây sẽ chuyển động về phía nhóm đó.

Bài 19: a. Viên phấn rơi thẳng đứng còn chiếc lá rơi chao đảo.

b. Không mâu thuẫn vì khi rơi chiếc lá chịu ảnh hưởng rất nhiều của sức cản không khí nên lực tổng cộng không còn theo phương thẳng đứng mà mỗi lúc sẽ có phương khác nhau làm nó chao đảo.

 

 

Bài viết gợi ý: