Cách làm bài Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

Mục Lục

  • 1 Nhận biết dạng đề Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • 2 Một vài lưu ý về dạng đề Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • 3 Các bước làm bài
  • 4 Vận dụng
  • 4.1 Gợi ý với dạng bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực.
  • 4.2 Gợi ý với dạng bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực.
  • Nhận biết dạng đề Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bên cạnh những nét khác biệt còn rất nhiều điểm tương đồng. Vì vậy học sinh cần nhận diện rõ đề thuộc kiểu bài nào để có cách làm bài phù hợp.
  • Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội như:
  • + Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ lụt…
    + Bạo hành gia đình, Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…
    + Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám…
    + Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp…

    Một vài lưu ý về dạng đề Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống ( qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống.
  • Cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.
  • Ví dụ: Cùng bàn về vấn đề internet nhưng nếu đề yêu cầu rình bày suy nghĩ về vai trò của internet thì cần nhấn mạnh về vai trò, tác dụng. Còn nếu đề yêu cầu trình bày ý kiến trước hiện tượng “nghiện” internet trong thanh niên hiện nay thì cần chú ý nhiều hơn đến mặt hạn chế và tác động tiêu cực của nó.

  • Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội.
  • Các bước làm bài

    Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
    + Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
    + Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)

    + Nhờ đâu em biết những biểu hiện này?Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng/ qua bài giảng của cô giáo/ qua chứng kiến thực tế…( có thể nêu rõ em biết qua đài nào, báo nào )+ Hiện tượng diễn ra trên quy mô nào? Diễn ra quy mô rộng (Hay hẹp) trên địa bàn toàn quốc/ Các tỉnh thành phố/ thôn xóm/ hay nhà trường. ( có thể nêu rõ các số liệu về người, thiệt hại… em biết )+ Mức độ diễn ra?Diễn ra thường xuyên từng ngày từng giờ Hay hạn chế trong thời gian ngắn?+ Đối tượng tham gia thực hiện các hành vi này? Mọi người/ thanh thiếu niên/ ( có thể nêu rõ số liệu về người, vụ việc… em biết )+ Hãy kể hoặc miêu tả một vài thực tế về con người vi phạm những hành vi bị cấm em chứng kiến hoặc biết? Kể 1 chuyện em biết/chứng kiến, theo mẫu : Thời gian địa điểm chứng kiến? nhân vật làm gì? Hậu quả/ kết quả xảy ra.

    Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.

  • Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
  • Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
  • Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.
  • + Hiện tượng làm ảnh hưởng đến đời sống Xh?
    +Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào?
    Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân.
    Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực.

    – Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/ Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng.– Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động đúng trước (vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương tốt.Kết bài :

    – Tóm lược nội dung đã trình bày– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.– Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.Vận dụng Gợi ý với dạng bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực.

    Đề bài:
    Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh ( chị) về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.
    Gợi ý:
    Bước 1: Miêu tả hiện tượng

  • Nạn bạo hành- sự hành hạ xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đếnsức khỏe, tinh thần của người khác.
  • Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội: không chỉ là sự hành hạ thể xác người khác bằng bạo lực mà còn hành hạ về tinh thần.
  • Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, xã hội; phụ nữ, trẻ em thường là nạn nhân của bạo hành.
  • Bước 2: Nêu nguyên nhân của hiện tượng.

  • Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người
  • Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực.
  • Do áp lực cuộc sống.
  • Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
  • Bước 3: Tác hại to lớn của hiện tượng.

  • Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.
  • Làm ảnh hưởng tới tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là cử chỉ.
  • Bước 4: Ý kiến, thái độ của bản thân, đề xuất giải pháp.

  • Cần lên án đối với nạn bạo hành.
  • Cần xử lí nghiêm khắc với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
  • Cần quan tâm giúp đỡ kịp thời với những nạn nhân của bạo hành.
  • Gợi ý với dạng bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực.

    Đề bài: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về nếp sống ấy.
    Bước 1: Miêu tả hiện tượng.

  • Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tam của mình.
  • Sẻ chia: cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần.Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
  • Đồng cảm, sẻ chia là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay.
  • Bước 2: Nguyên nhân của hiện tượng.
    Lối sống đồng cảm, sẻ chia bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta: : “Lá lành đúm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

  • Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lối sống hiện đại được du nhập vào nước ta nhưng nhân dân ta vẫn giữ được lối sống đồng cảm, sẻ chia.
  • Bước 3: Tác dụng của lối sống.

  • Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.
  • Làm cho một dân tộc, một đát nước trở nên vững mạnh.
  • Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay.
  • Bước 4: Liên hệ bản thân
    Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế .
    – Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình.
    (Tài liệu sưu tầm )
    Đây là bài viết cũ, nó chưa đầy đủ, các em có thể đọc bài viết đầy đủ ở link này nhé :Cách làm bài Nghị luận xã hội
    Xem thêm tại đây:
    Các em có thể tham khảo nhiều bài tập nghị luận xã hội 200 chữ ở tags này nhé : Nghị luận xã hội

    Bài viết gợi ý: