I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

- Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

- Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

- Các ví dụ về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:

- Nội dung của luật bảo vệ môi trường: gồm 7 chương

+ Chương I: Những qui định chung, xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường các tổ chức và cá nhân

+ Chương II: Bao gồm các qui định về phòng chống suy thoái môi trường như: đất, nước, không khí, các nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái, các nguồn gen, đa dạng sinh học, cảnh quan. Chương này cũng qui định cấm nhập các chất thải vào Việt Nam

+ Chương III: Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp

+ Chương IV: Qui định nội dung quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường từ các cơ quan Trung ương, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài nguyên và môi trường từ các cơ quan trung ương, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài nguyên và môi trường, Thanh tra Nhà nước …

+ Chương V: Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường

+ Chương VI: Khen thưởng và xử lí vi phạm luật

+ Chương VII: Điều khoản thi hành luật

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1. Nội dung chính chương II: phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

- Qui định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

2. Nội dung chương III: khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Mỗi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường.

Bài viết gợi ý: