1. Luyện tập viết Biên bản Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn

- Rút ra các nhận xét sau khi đã ghi chép nội dung hội nghị, thảo luận:

+ Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì?

+ Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cân sắp xếp lại như thế nào

- Viết biên bản hội nghị theo bố cục sau:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Tên biên bản.

+ Thời gian, địa điểm hội nghị.

+ Thành phần tham dự.

+ Diễn biến và kết quả hội nghị.

+ Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.

2. Thống nhất nội dung chủ yếu của biên bản bàn giao trực tuần.

- Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?

- Nội dung bàn giao như thế nào?

(Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao...)

- Dựa theo kết quả thảo luận, HS viết biên bản thực hành

HỢP ĐỒNG

1. Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở phần I và rút ra các nhận xét:

- Tại sao cần phải có hợp đồng?

- Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì?

- Những yêu cầu về nội dung và hình thức của một bản hợp đồng.

- Từ kết quả nhận xét ở bước 1, HS liên hệ thực tế để kể tên và nêu mục đích, nội dung cơ bản của một số hợp đồng thông dụng trong đời sống.

2. Cách làm hợp đồng.

- Dựa trên bản hợp đồng ở phần 1 trong SGK và các hợp đồng thông dụng được chúng ta có thể thấy:

+ Bản hợp đồng gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao?

+ Cách thức trình bày nội dung như thế nào?

+ Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt?

- Rút ra kết luận chung về cách làm hợp đồng qua các mục ở phần Ghi nhớ trong SGK.

LUYỆN TẬP

Cần lưu ý:

- Các tình huống cần viết hợp đồng, mục đích của việc soạn thảo hợp đồng.

- Căn cứ vào kết quả thảo luận, các em tìm các tình huống cần viết hợp đồng trong các tình huống đã cho trong SGK (b, c, e).

Bài viết gợi ý: