Không phải ngẫu nhiên mà bài Mùa xuân nho nhlại được phổ nhạc để nó trở thành một bài hát được nhiều người ưa thích. Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ giàu nhạc điệu, có những hình tượng đep, khi trở thành bài hát, nó lại là một bài hát giàu chất thơ – Cái chất thơ đằm thắm, dịu dàng tươi mát của xứ Huế và cũng có phần phóng khoáng, bay bổng như được cất lên từ chính cuộc sống vốn “Vất vả và gian lao” đang hối hả “đi lên phía trước của cả dân tộc.

Cũng như nhiều nhà thơ khác, thoạt mới đọc qua, chúng ta dễ dàng nhận thấy. Ở bài Mùa xuân nho nh, nhà thơ cũng có tả và kể về tiếng chim hót, về cánh đồng xanh, tức là về ngoại cảnh, một ngoại cảnh đã được chọn lọc qua con mắt tinh tế của mình. Điều đáng chú ý hơn là, trong mạch kể và tả tự nhiên ấy, nhân vật trữ tình - tức cái “tôi” của nhà thơ cũng được bộc lộ một cách thoải mái dung dị. Nhân vật ấy có những ý nghĩ khái quát về thực tiễn đấu tranh và lao động cùng tư thế, tâm trạng con người Việt Nam trong trường kì lịch sử (khổ 2, khổ 3).

Từ thể xưng “Tôi” (tôi đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim hót), nhà thơ chuyển sang xưng “ta”. Lúc xưng “tôi”, thấy dịu nhẹ, khiêm nhường, lúc xưng “ta” thấy hào hứng, sảng khoái mà không gợn một chút gì là lên gân. Để rồi từ sự chuyển đổi ấy mà viết tiếp.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Đến đây, nhà thơ không tự xưng là “tôi” hay “ta” nữa. Cái việc “Lặng lẽ dâng cho đời” “Một mùa xuân nho nhỏ” kia có thể là của ông - Nhà thơ Thanh Hải đáng mến, cũng có thể là ý nghĩ của chính tối, chính bạn, những người đọc bài thơ này.

Mùa xuân nho nhlà bài thơ hay, vì nó nói được những xúc động, những ý nghĩ của chính tác giả và của cả nhiều người đọc đối với Tô quốc và quê hương.

Bài viết gợi ý: