I. XUẤT XỨ BÀI THƠ

Tức cảnh Pắc Bó là một trong hai bài tứ tuyệt về Pắc Bó mở đầu tập Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1970). Nó thuộc loại thơ cảm hứng trữ tình (để phân biệt với một loại khác tạm gọi là thơ tuyên truyền cổ động cách mạng). Loại thơ này, nói chung, có bốn đặc điểm:

- Thường là bài thơ ứng khẩu, nhân lúc cảm hứng, đọc luôn thành bài. Vì thế, từ ý tứ đến lời lẽ hết sức hồn nhiên, tự nhiên.

- Nội dung vui tươi thoải mái phản ánh chủ nghĩa lạc quan cách mạng sáng ngời của Bác, đồng thời biểu lộ niềm vui của một người yêu nước vĩ đại được sống và làm việc trên đất nước mình sau hơn ba mươi năm xa cách.

- Giàu thiên nhiên. Vì tác giả vốn yêu thiên nhiên tha thiết, nay lại trở về sống giữa thiên nhiên tươi đẹp của Tổ quốc mình.

- Ngắn gọn, hàm súc. Phần lớn là thơ tứ tuyệt có dáng dấp cổ điển, dù là thơ chữ Hán hay tiếng Việt.

Tức cảnh Pắc Bó ra đời tháng 2 - 1941, lúc đó còn là mùa xuân tươi đẹp. Nhưng nhớ rằng, điều kiện sinh hoạt và làm việc của Bác hồi này rất thiếu thốn, cực khổ: trời rét, người yếu, phải ở trong một cái hang nhỏ hẹp, khuất kín và ẩm ướt (cũng gọi là hang Cốc Bộ thuộc làng Pắc Bó, xã Tràng Hải, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Ăn uống hết sức kham khổ: hàng tuần chỉ được ăn vài bữa cơm, còn thì toàn cháo ngô, rau măng, đọt bí... Hàng ngày Bác làm việc ngoài trời trên một chiếc bàn thiên tạo bên bờ suối. Công việc của Người lúc này rất khẩn trương, ngoài công tác lãnh đạo chung, Bác trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu, huấn luyện cán bộ, tổ chức phong trào địa phương (Một trong những công việc biên soạn của Bác hồi này là dịch cuốn Lịch sử Đảng cng sản (b) (Liên Xô) từ bản Pháp văn sang tiếng Việt). Tuy nhiên, đây cũng chính là thời kỳ hết sức phấn khởi của Người: được. trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, trong một tình hình lịch sử đang chuẩn bị cho thời cơ lớn của người cách mạng nhằm giành lấy độc lập tự do cho đất nước. Đối với thời cơ và triển vọng ấy, dĩ nhiên Bác là người thấu suốt hơn ai hết. Tháng 6 - 1940, khi Pháp đầu hàng Đức, Bác đang ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) liền quyết định về nước. Tháng 2 - 1941, Bác về Pắc Bó. Tháng 5 - 1941, Bác chủ tọa Hội nghị Trung ương lần thứ tám, thành lập Mặt trận Việt minh, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thành công.

II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT

Bài thơ này quả là một niềm vui. Biểu hiện trên hình tượng là một nụ cười hồn nhiên thoải mái rất tiêu biểu ở Hồ Chủ tịch. Ta nghĩ đến những bài i cho vui, Đi Nam Ninh, Trượt ngã, n xe lửa đi Lai Tân (Nhật ký trong tù), Cảnh rừng Việt Bắc, Sáu mươi tuổi (Thơ). Những bài thơ như thế trước hết chỉ là những câu ứng khẩu để đùa vui, mang phong cách hóm hỉnh rất trẻ trung của Bác Hồ. Nhưng vì thơ Bác là tiếng nói của tâm hồn vĩ đại, cho nên, chúng ta càng đọc càng nghĩ, càng phân tích tìm tòi, lại càng thấy biết bao ý nghĩa sâu xa, phong phú trong đó. Một nghệ thuật hay là một nghệ thuật vừa nhiều màu sắc, lại vừa thống nhất như một cơ thể sống, một gương mặt sinh động. Bài Tức cảnh Pắc Đó là một tác phẩm như thế. Cho nên muốn hiểu biết tất cả ý nghĩa sâu sắc, rộng lớn của bài thơ, chung quy chúng ta cũng phải đi từ niềm vui nói trên, từ nụ cười nói trên để khai thác và lý giải.

1. Vui với cảnh nghèo của cách mạng.

Người ta nói bài thơ này có phong vị thơ cổ điển. Đúng là như vậy. Ngay qua nụ cười hồn nhiên của Bác ở đây, ta cũng cảm thấy điều đó. Chẳng phải các nhân sĩ thanh bạch, khẳng khái ngày xưa vẫn thường sử dụng nghệ thuật thơ hí lộng như vậy sao? Nói nghèo mà hóa ra sang, hay nói sang mà thực ra rất nghèo túng. Để vui đùa, tỏ ý khinh thường cuộc đời thiếu thốn về vật chất, trong bài thơ Bn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến viết:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao u nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đui gà...

Cần phân biệt nụ cười vui của Nguyễn Khuyến ở đây với giọng đùa cợt của Nguyễn Công Trứ trong bài Hàn nho phong vị phí: Ngày ba bữa, vỗ bng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no”. Cũng nói nghèo mà hóa ra sang, nhưng nụ cười của một anh đồ kiết đang hăm hở trên đường công danh này mới cay đắng làm sao! Rõ ràng anh ta không có cái tư thế vượt lên trên cái nghèo, mà trái lại, bị nó dằn vặt, níu chặt xuống sát đất một cách thảm hại: “Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bình bịch...”. Cho nên không bất cứ ai nói sang, là có thể sang thực sự được.

Nụ cười Bác Hồ có chỗ gần gũi với nụ cười Nguyễn Khuyến. Đây là nét truyền thống “lạc đạo vong bần” của những nhân sĩ ở ta có tâm hồn thắng ngay trong sạch, gặp lúc nước nhà rối ren, triều chính thối nát, kẻ tham ác làm mưa làm gió, bèn lui về ẩn dật nơi núi rừng, đồng ruộng, làm bạn với cỏ cây non nước, sẵn sàng đổi cái giàu sang dơ bẩn lấy cái nghèo túng mà trong sạch, hay nói cách khác, đổi cái giàu về vật chất tục tằn lấy cái sang về đạo lý, về tinh thần.

Dĩ nhiên, chí hướng Bác Hồ cao hơn rất nhiều chí hướng các nhân sĩ xưa như Nguyễn Khuyến, cho nên quan niệm về “lạc đạo vong bần” trong thơ Hồ Chủ tịch cần hiểu theo một nội dung khác: đạo lý ở đây là đạo lý cách mạng, bần là cái nghèo của người cách mạng. Như vậy bút pháp truyền thống đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn với nội dung cách mạng: ba câu đầu của bài thơ là ba dòng tự sự, kể về cảnh sinh hoạt của nhà thơ ở Pắc Bó: câu thứ nhất nói về nơi ở, câu thứ hai nói về cái ăn, câu thứ ba nói về điều kiện làm việc hàng ngày. Bài thơ kết thúc bằng một câu trữ tình: tác giả tỏ thái độ đánh giá của mình đối với cảnh sinh hoạt đó. Bác cho thế là sang, nụ cười nở ra một cách thoải mái, vui vẻ. Khi chúng ta phân tích chung như thế, có lẽ chưa có vấn đề gì. Nhưng khi đi vào ý nghĩa từng câu, từng chữ, lại không phải đơn giản. Ba câu tự sự như thế là ba câu kể nỗi gian khổ của Bác chăng? Ở đây cần hiểu cho chính xác: Bác nói sự thật. Bác tả thực, nhưng không hề than khổ, kể khổ. Dĩ nhiên cảnh thực ấy là cảnh khổ sở thiếu thốn, nhưng bản thân những câu thơ kia không nhắm gợi tả sự thật ấy để nói lên cái khổ của người cách mạng. Đấy là ba câu thơ chuẩn bị cho một nụ cười vui - sự thật chúng nói ra chỉ cốt vừa đủ để hạ chữ “sang” ở cuối bài thơ cho thành một lời nói đùa thoải mái, thế thôi. Như vậy, mỗi câu thơ tự sự tuy nói sự thật gian khổ, nhưng thực chất lại chứa đựng một nụ cười còn phong lại, hay chỉ mới hé mở tí chút, đợi đến câu thứ tư kết thúc, mới mở cả ra, tỏa sáng hẳn ra trên “gương mặt chung” của bài tứ tuyệt. Từ tinh thần chung ấy, chúng ta giải quyết một vấn đề đặt ra ở câu 2 và câu 3.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng...

Câu thơ này có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất: Tuy sống kham khổ, ăn toàn cháo bẹ rau măng, nhưng (ta) vẫn sẵn sàng” tràn đầy tinh thần cách mạng. Cách hiểu này chỉ có thể chấp nhận được, nếu ta tách biệt câu thơ ra khỏi kết cấu và tinh thần chung của toàn bài. Bởi vì với nghĩa đó, câu thơ sẽ không ăn nhập gì với không khí đùa vui thoải mái của tác phẩm. Nó thể hiện một tinh thần nghiêm trang, nhưng khắc khổ! Nó không tránh khỏi lạc lõng đối với mạch thơ tự sự từ câu thứ nhất đến câu thứ ba trong kết cấu rất chặt của bài tứ tuyệt. Vậy chỉ có cách hiệu thứ hai là hợp lý hơn: cháo bẹ rau măng lúc nào cũng sẵn có, không thiếu thốn gì cả. Hiểu theo nghĩa này, tự nhiên cảm thấy đằng sau câu thơ, phảng phất nụ cười sảng khoái quen thuộc của Bác Hồ. Ý thơ thật bình dị và như thế, phù hợp biết bao với cái văn cảnh “nói nghèo mà hóa ra sang” của bài thơ. Ý nghĩa thứ hai này càng được khẳng định mạnh mẽ hơn nếu chúng ta phân tích câu thơ về mặt ngữ pháp, dựa theo cách đánh dấu chấm cầu của các văn bản hiện nay: theo nghĩa thứ nhất, câu thơ sẽ gồm có hai vế trong quan hệ đối lập nhượng bộ, giữa hai vế đó, phải đánh dấu phẩy (Cháo bẹ rau măng, vẫn sẵn sàng). Theo ý nghĩa thứ hai, hai vế nói trên sẽ trở thành hai thành phần chủ vị trong một câu đơn giản, và dĩ nhiên phải viết liền với nhau. (Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng). Cho đến nay, chưa có văn bản nào chép theo cách thứ nhất. Nhà thơ Tố Hữu khi đưa tứ tuyệt này vào trường ca Theo chân Bác đã đánh dấu chấm câu lại rất kỹ, và cũng đánh dấu theo ý nghĩa thứ hai đã phân tích ở trên.

Bàn đá chông chênh, dch sử Đảng

Câu 3 có chữ chông chênh cũng cần phải tìm hiểu. Tách rời khỏi văn cảnh, “chông chênh” nghĩa là không bằng phẳng, không vững chãi, chắc chắn. là Nhưng đặt trong văn cảnh của nó thì ý nghĩa lại khác hẳn. Có thể coi đây là chi tiết vui nhất trong bài thơ vui này của Bác Hồ. Hãy tạm diễn đạt cái vui của câu thơ như sau: làm việc, dịch sách trên một phiến đá tự nhiên thiên tạo như thế này, kể cùng thú vị đấy chứ! Có một cái gì rất trẻ trung trong sự thích thú này, khiến ta nghĩ đến tuổi thanh niên thường hay ngồi vắt vẻo trên một chục cây, hay một mỏm đá cheo leo để đọc tiểu thuyết. Dĩ nhiên Bác Hồ vốn bận trăm công nghìn việc, làm gì có thì giờ để đi tìm cái thú vui cầu kỳ như thế. Nhưng cuộc đời cách mạng tình cờ đã đem đến cho Bác hoàn cảnh làm việc đặc biệt như vậy, thì Bác cũng vui, cái vui rất “thanh niên” đó chứ sao? Chúng ta sẽ liên tưởng một cách tự nhiên đến bài Đi Nam Ninh:

Hôm nay xiềng sắt thay dây trói,

Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung.

(Thiết thằng ngạnh thể ma thằng nhuyễn,

Bộ bộ định đang hoàn hội thanh).

Hai chữ “chông chênh” của bài thơ Pắc Bó tuy không hề cất tiếng, mà chúng ta cứ tưởng nó cũng reo lên sự tại chữ “leng keng” (định đang) trong bài thơ tù mà Bác làm sau này trong nhà ngục Quảng Tây.

2. Vui với cảnh thiên nhiên phóng khoáng

Trong vô vàn yếu tố tinh thần truyền thống tạo nên tâm hồn phong phú của Bác Hồ, có một yếu tố này: Vui với cảnh thiên nhiên nơi rừng suối (người xưa gọi là thủ lâm tuyền). Đọc thơ Bác nhiều khi như thấy ẩn hiện thấp thoáng cái bóng dáng ung dung tự tại của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân am vậy. Nhớ lại hồi Cách mạng tháng Tám mới thành công, bọn Việt Nam quốc dân đảng phản động bám gót quân đội Tưởng Giới Thạch, muốn chia ghế với chính phủ cách mạng bèn lu loa, trơ trẽn vu khống Bác Hồ là tham quyền cố vị. Bác phải nói rõ với quốc dân, đại ý rằng “Bác chỉ có một ham muốn là nước nhà độc lập, đồng bào ấm no, còn thú thích riêng của Bác thì chỉ muốn một gian nhà cỏ, cuốc vườn, câu cá...”. Đc Tức cảnh Pắc Bó, ta cảm thấy đúng là Bác Hồ đã hiện ra với cái thích thú riêng đó.

Sáng ra bờ suối, tối nào hang...

Vị “tiên ông thời cách mạng này xuất hiện ở đây từ thuở nào mà “sáng ra tối vào”, dường như đã quen thuộc và nền nếp lắm? Phong thái thật nhàn nhã, thung dung, bước đi khoan thai nhịp nhàng, thoải mái rõ ra là người ấy, cảnh ấy đã hòa hợp với nhau từ lâu rồi. Bàn về câu thơ này, có người đã tìm ra cả một chân trời thơ được mở ra cái phía “sáng ra bờ suối” của nó. Đúng ra, câu thơ này chỉ gợi, chứ không miêu tả hay kể lgì rõ rệt cả. Nhưng chính cái tính chất không xác định ấy, gắn liền với cái dáng điệu nhàn tản kia của nhân vật trữ tình, đã đem lại cho câu thơ cái thi vị riêng của nó. Người đọc có thể tưởng tượng về một vị tiên ông hay một nhà hiền triết ẩn dật nào đó “sáng ra bờ suối” để hái thuốc hoặc để ngồi câu trên một mỏm đá, đến chiều tối lại trở về hang động của mình.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn ng...

Câu thứ hai này, nhìn trên bình diện “thú lâm tuyền” cũng thấy hiện lên những màu sắc thú vị. Có một cái gì dường như là hư hư thực thực, vừa nghiêm chỉnh, vừa đùa vui trong ba chữ “vẫn sẵn sàng”. “Vẫn sẵn sàng đúng nghĩa ở đây là sung túc, đầy đủ. Nhưng sung túc về cháo bẹ với rau măng chăng? Lại một lối nói đùa của Bác chăng? Nhưng chúng ta hãy nghĩ theo một hướng khác: “Cháo bẹ rau măng” chẳng phải vẫn là những mùi vị thanh đạm mà cao quý của những bậc ẩn sĩ chân chính đó sao? Đó chẳng phải là lý do khiến cho những “Nguyễn Bỉnh Khiêm” ngày xưa thường đặc ý tự hào sao?

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao... ...

Trúc biếc nước trong ta sn có,

Phong lưu rất mực dễ ai bì.

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập)

Dĩ nhiên đây là sự phong lưu tinh thần chứ không phải sự giàu sang về vật chất. Nhưng một khi đã mang ý nghĩa ấy thì “cháo bẹ rau măng” không còn là biểu hiện của nghèo nàn kham khổ nữa. Nhưng ai biết được các nhà hiền triết ngày a, trong đời sống thực, đã ăn rau rừng, măng núi như thế nào? Có điều, những thực phẩm đạm bạc ấy từ lâu đã trở thành những ước lệ trong văn học. Vậy, đối với những mùi vị ấy, các cụ xưa có lúc ăn thật, nhưng chắc cũng có nhiều lúc chỉ ăn “ước lệ”, “tượng trưng” ăn trong thơ mà thôi. Còn Bác Hồ thì cứ phải thường xuyên “thưởng thức” trong thực tế. Vậy câu thơ ở đây thực hay hư, nghiêm hay đùa? Người đọc lại thấy đằng sau chữ nghĩa ẩn hiện nụ cười thoải mái của Bác Hồ. Nhưng vui nhất là câu thứ ba:

n đá chông chênh, dch sử Đảng...

Cả bài Tức cảnh bốn câu, hai mươi tám chữ, chỉ có hai chữ “chông chênh” là nh tứ miêu tả mà thôi. Vậy Bác Hồ rất chú ý tới cái hình dáng thiên tạo của tấm bàn đá của mình. Đằng sau hai chữ chông chênh đó, người đọc như thoáng thấy cặp mắt vẫn đang nheo cười của nhà cách mạng. Bác Hồ vốn yêu thiên nhiên tha thiết. Sau này, trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, chân cùm tay xích, Bác vẫn vui với mây gió, trăng hoa: “Mặc dù bị trói chân tay, chim ca rộn núi hương bay ngát rng...”. Vậy thì ở đây, Bác không vui sao được, khi hoàn cảnh cách mạng đặt Bác vào giữa thiên nhiên yêu quý của Tổ quốc mình, để Bác có thể tựa luôn vào đá núi của quê hương mà làm việc, Chúng ta lại nhớ lại những vần thơ của Nguyễn Trãi, viết trong những tháng ngày về ẩn dật nơi suối rừng Côn Sơn:

Côn Sơn có suối nước trong,

Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.

Côn Sơn có đá tận tân,

Mưa tuôn đá sạch ta nằm ta chơi...

Tuy nhiên, chính ở câu thơ thứ ba trong bài Tức cảnh Pắc Bó, ta thấy nổi bật lên hơn đâu hết sự kết hợp tuyệt diệu trong tâm hồn Bác, giữa tinh thần truyền thống và tư tưởng thời đại. Nguyễn Trãi xưa kia và Bác Hồ ngày nay tuy cùng là những anh hùng cứu quốc, những nhà tư tưởng lớn của dân tộc, nhưng mỗi người thuộc về một thời đại khác nhau mà khoảng cách là hàng mấy trăm năm dài dặc của lịch sử. Cho nên, một người lấy đá Côn Sơn để làm giường, một người lấy đá Pắc Bó làm bàn, tuy cùng chung một tình cảm gắn bó, chan hòa đối với tạo vật, nhưng quan điểm xã hội, triết lý nhân sinh, có những chỗ khác nhau xa về căn bản. Nguyễn Trãi tin ở “thiên cơ, thiên mệnh” gặp khi thời thế đảo điên không thể phù đời cứu nước, đành tạm lui về bầu bạn với mây ngàn hạc nội, phách suối đàn thông? Còn Bác nắm chắc quy luật khách quan của lịch sử, đoán trước thời cơ cách mạng, mượn núi rừng làm nơi căn cứ địa để xây dựng lực lượng, nhen nhóm phong trào, chuẩn bị cho những cơn bão táp của lịch sử. Một đằng là triết lý “xuất xứ của kẻ sĩ, trong chế độ phong kiến, từng nếm bao phen vinh nhục, cảm thấy đời người như chiêm bao, như mây nổi muốn dấn mình trong chốn suối rừng, nhập thân vào giữa cái mênh mông vĩnh cửu của tạo vật. Một đằng là triết lý biện chứng duy vật của người chiến sĩ cộng sản trong hệ tư tưởng Mác - Lênin, triết lý cải tạo thế giới để con người hoàn toàn làm chủ thiên nhiên, làm chủ lịch sử, làm chủ vận mệnh của mình. Đó cũng là quan điểm thẩm mỹ của Bác Hồ trong bài Tức cnh Pắc Bó. Chẳng phải trên bức tranh Pắc Bó kia, trung tâm chú ý của nhà họa sĩ vẫn là con người đang hành động đó sao? Một nét đậm duy nhất (tính từ gợi tả “chông chênh”) và gân guốc nhất (“dịch sử Đảng”) đã đưa hẳn nhà hiền triết vô sản bình diện thứ nhất nơi chính giữa của bức tranh, để đẩy lùi lại phía sau cái nền phông chấm phá của suối hang sơn thủy Với nét vẽ quyết định đó, Bác Hồ khống ẩn đi mà hiện lên, không chỉ lạc đạo” mà “hành đạo”, không phải ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Tinh thần chiến sĩ đó, chất thép cách mạng đó xác định tính hiện đại sâu sắc của bài thơ, đúng như quan niệm của Người:

Nay ở trong thơ n có thép,

Nthơ cũng phải biết xung phong

(Nhật kí trong tù)

3. Vui với sự cao sang của cách mạng

Như trên kia đã nói về cảnh nghèo của cách mạng, nay lại nói về sự cao sang của cách mạng? Và sự thật là như vậy. Đây là hai mặt thống nhất biện chứng của hiện thực cách mạng: nghèo là hiện tại, sang là tương lai, hay nói đúng hơn, nghèo là điều kiện sinh hoạt vật chất nhất thời, sang là cái thế tất thắng của cách mạng, cái thể nhanh chóng giành được độc lập tự do lâu dài cho Tổ quốc. Điều ấy, dĩ nhiên Bác Hồ là người nắm vững hơn ai hết. Tinh thần chiến thắng ấy thể hiện trước hết ở cái thế vững chãi chung của bài tứ tuyệt.

Hãy xem xét kết cấu âm thanh và hình tượng của toàn bài. Hai câu đầu và câu thứ tự như mở ra chiều ngang bằng những âm vận có sức vang xa, tỏa rộng (sáng, hang, măng, sàng, mạng, sang) khiến cho bài thơ dù chỉ hạn chế trong khuôn khổ bốn câu ba vần, mà vẫn có cái vẻ đường hoàng rộng lớn. Tính chất bề thế ấy lại được tăng cường gấp bội bằng âm hưởng và hình tượng hết sức gân guốc của câu thứ ba như được dựng lên theo chiều dọc, một đầu vươn hẳn lên nhờ hai thanh đoản bình liên tiếp và đột xuất: chông chênh, một đầu cắm sâu, chôn chặt xuống bằng sức mạnh dồn lại rất khỏe của ba thanh trắc liên tiếp: dịch sử Đảng. Như thế là bốn câu thơ đan vào nhau rất chặt, tạo thành một tổ chức bền vững, kiên cố, toát lên một niềm tin không gì lay chuyển được ở lẽ tất thắng của cách mạng. Đó cũng là tinh thần và tư thế của nhân vật trữ tình Một nhà thờ Đức viết về Bác:

Trong túp lều cùng khổ,

Người tìm thấy sự gu có

Đúng như vậy. Trong cảnh “hàn vi” của đời chiến sĩ, Bác đã nhìn thấy trước sự giàu có, cao sang của cách mạng khi giành được độc lập tự do. Và nếu như nhà thơ Tố Hữu nói: “ở nơi Bác, cần thiết và tự nhiên chỉ là một, thì Hồ Chủ tịch chẳng những là người chiến đấu cho độc lập tự do, mà còn thật sự là người độc lập tự do. Nghĩa là con người có tư thế hoàn toàn làm chủ. Làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước mình:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang...

Cái dáng điệu ung dung thỏa mãn ấy chẳng phải là dáng điệu của con người tự do đi lại trên giang sơn Tổ quốc mình đó sao? Mà đã là đất nước của mình thì sản vật thiên nhiên đó, lúc nào mà chẳng sẵn sàng:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn ng...

Nhưng đường hoàng, sang trọng và có thể nói là hùng vĩ hơn nữa là tư thế của Bác Hồ làm chủ lịch sử, làm chủ tương lai:

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng...

Có lẽ, cần nói thêm về giá trị độc đáo của câu thơ này: đứng về ý nghĩa biểu hiện, về tính chất trữ tình, thì đây là một nụ cười vui hóm hỉnh. Nhưng đứng về ý nghĩa miêu tả, về tính chất tự sự, thì đây lại là những nét chạm khắc có hình có khối, có góc có cạnh về tư thế trang nghiêm lồng lộng của bậc lãnh tụ vĩ đại: Bác đang ngồi tựa bên chiếc bàn đá ở Pắc Bó để làm việc, hay đang theo dõi bước đi của lịch sử hiện đại nơi đầu nguồn của nó?. Người đang dịch cuốn Lch sử Đảng cộng sản (6) Liên Xô, hay đang viết nên những trang sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam những năm bốn mươi của thế kỷ này? Chẳng biết vô tình hay hữu ý, câu thơ tự nó không xác định ý nghĩa cụ thể (“dịch sử Đảng”), khiến người đọc có thể hiểu ra như vậy, xuất phát từ tư thế của nhân vật trữ tình và từ âm hưởng của bài thơ, câu thơ. Và đó cũng là sự thật.

III. KẾT LUẬN

Thơ Bác thường bắt đầu chỉ là một vài nét tả thực đơn sơ, hoặc một thoáng cảm nghĩ nhẹ nhàng giản dị, nhưng bởi là tiếng nói tâm hồn của Bác, nên ý tứ sâu xa rộng lớn, nghệ thuật phong phú độc đáo: Tức cảnh Pắc Bó là một bài thơ như thế. Bác thường nói: Bác có dụng công nghệ thuật gì đâu. Đây chỉ là một lời nói đùa vui giải trí, một nụ cười hồn nhiên thoải mái mà thôi.

- Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Vậy mà đi vào bài thơ, ta cảm thấy như đi mãi cũng không cùng. Ở đây có quá khứ, hiện tại và tương lai, có cả dân tộc, giai cấp và thời đại. Ở đây có thể tìm thấy chất thép kiên cường nhất và chất thơ bay bổng nhất. Và cũng ở đây, ta có thể nhận ra sự hòa hợp độc đáo giữa nhiều bút pháp khác nhau: tự sự và trữ tình, hiện thực và lãng mạn, cổ điển và hiện đại vv.. Tất cả đều gói lại trong một nụ cười vui của Bác Hồ - nụ cười chủ nghĩa nhân đạo của Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Bài viết gợi ý: