1. Nội dung bài thơ qua các khổ thơ đã đem đến cho người đọc sự trầm lắng suy ngẫm từ một điều ngỡ như bất chợt.

- Hai khổ thơ đầu: từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành, lúc đi vào bộ đội ở trong rừng sâu, ánh trăng rất gần gũi, thân quen.

- Khổ thứ hai và khổ thứ ba: đất nước thanh bình, sống ở thành phố có đèn điện, cửa kính thì không cần đến trăng.

- Ba khổ thơ cuối: Khi gặp trở ngại (đèn điện tắt) ánh trăng đột ngột hiện lên – nhớ lại quá khứ với những vất vả gian lao.

Hình ảnh ánh trăng hiện ra đột ngột giữa khung cảnh thành phố như một lời tự nhắc nhở của tác giả: đừng vì cuộc sống xa hoa sung sướng mà quên đi những năm tháng gian lao đã qua. Cuộc đời người lính vốn gắn bó với thiên nhiên, đất nước thì dù ở hoàn cảnh nào cũng phải sống ân tình chung thủy. Hình ảnh vầng trăng được lắng đọng sâu sắc qua cách đối lập, “vầng trăng tri kỉ” “vầng trăng như người dưng qua đường”. Vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng gian lao vất vả nên chính nó trở thành “vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa”, ngỡ như không bao giờ quên được. Ay vậy mà cũng có lúc vầng trăng đó trở thành người dưng đi qua đường”.

3. Bài thơ gây được xúc động bởi cách diễn tả như một lời tâm sự chân thành, lời tự nhắc nhở có giọng trầm tĩnh mà sâu lắng. Khổ thơ cuối bài thơ như một chân lý: mặc cho lòng người thay đổi, sớm quên quá khứ - một thời của gian lao vất vả để có được như hôm nay - “Vầng trăng” cứ tròn đầy và lặng lẽ, “kể chi người vô tình”. “Vầng trăng” trong bài thơ là biểu tượng cho những con người có lòng vị tha, bao dung độ lượng, sống có tình có nghĩa thủy chung, sống mà không cần đòi hỏi đền đáp. Chính sự cao đẹp của “vầng trăng” cũng là phẩm chất cao cả của nhân dân đã giúp cho những ai “dễ quên” hoặc “vô tình” trong cuộc sống, sớm “ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng” và “du cho ta giật mình” để xứng đáng làm người hơn.

4/ “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam - Cứ mỗi chặng đường lịch sử của cách mạng, chúng ta thường có dịp dừng lại để suy nghĩ, để nhận đường, để không lạc lối. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ trong bài Việt Bắc, Tố Hữu đã tha thiết tâm sự:

Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.

và đây là lời tự nhắc mình:

Minh về thành thxa xôi

Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa cng?

Phố đông còn nhbản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rng?...

Bài viết gợi ý: