BÀI 18: Tuần hoàn máu
- CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1. Cấu tạo chung
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
- Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
- Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
- CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
- Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:
1. Hệ tuần hoàn hở
- Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.
- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm
- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)
2. Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh
- Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống
* Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn hở. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
TRẢ LỜI:
- Hệ tuần hoàn hở ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai …) và chân khớp (côn trùng, tôm …)
Hệ tuần hoàn hở có hai đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây, máu trôn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào sau đó trở về tim.
- Máu chảy trong động mạch dưới ấp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
- Vì có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu, đi vào trong khoang cơ thể
Câu 2. Quá trình trao đổi chất của các động vật chưa có hệ tuần hoàn diễn ra như thế nào?
TRẢ LỜI:
- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
- Những động vật này đa số sống trong môi trường nước và hấp thu trực tiếp các chất dinh dưỡng hoà tan qua màng tế bào (bề mặt cơ thể). Ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, amip…
Câu 3. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn kín. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
TRẢ LỜI:
- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống bạch tuột, giun đốt, và động vật có xương sống.
Hệ tuần hoàn kín có hai đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoạc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Vì máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)
Câu 4. Trình bày cấu tạo và chức năng chung của hệ tuần hoàn.
TRẢ LỜI:
Cấu tạo chung
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
- Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
- Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
Câu 5. Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
TRẢ LỜI:
- Hệ tuần hoàn kín có ưu điểm hơn vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.
Câu 6. So sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.
TRẢ LỜI:
Hệ tuần hoàn kín |
Hệ tuần hoàn hở |
- Gặp ở một số động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống - Máu vào động mạch, tràn vào khoang cơ thể rồi theo tĩnh mạch về tim. Không có mao mạch. - Lượng máu nhiều mà thực chất dịch cơ thể (khoảng 50% khối lượng cơ thể) - Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh. - Sắc tố hô hấp như hemoglobin,… - Hiệu quả cao |
- Gặp ở một số động vật không xương sống có kích thước nhỏ. - Máu được lưu thông liên tục trong mạch kín, có mao mạch. - Lượng máu ít (khoảng 3 – 10 % khối lượng cơ thể). - Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào. - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. - Sắc tố hô hấp như hemoxianin - Hiệu quả thấp |
Câu 7. Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ và ít hoạt động?
TRẢ LỜI:
- Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ vì máu chảy với áp lực thấp, không thể đi xa, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan xa tim.
- Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít di chuyển vì máu chảy chậm, không cung cấp đủ nhu cầu các chất cần thiết và thải chất thải khi cơ thể hoạt động nhiều.
Câu 8. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
TRẢ LỜI:
Hệ tuần hoàn đơn |
Hệ tuần hoàn kép |
- Có 1 vòng tuần hoàn - Tim có 2 ngăn (1 tâm thất, 1tâm nhĩ) - Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình - Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Hiệu quả thấp |
- Có 2 vòng tuần hoàn - Tim có 3 hoặc 4 ngăn (1 hoặc 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ) - Máu chảy trong động mạch với áp lực cao. - Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi. - Hiệu quả cao |
Câu 9. Dùng 3 ngón tay ( trỏ, giữa, áp út) của bàn tay phải đặt nhẹ lên thành động mạch cổ tay trái ta nghe có cảm giác gì đối với 3 ngón tay đó? Giải thích hiện tượng đó?
TRẢ LỜI:
3 ngón tay cảm nhận được sự giao động của thành mạch. Gọi đây là sóng mạch đập.
Giải thích: Trên thành động mạch có nhiều sợi đàn hồi. Sóng mạch đập là giao động sóng trên thành đàn hồi của các động mạch. Dao động này xuất hiện lúc co tim (tấm thất co) => dãn động mạch => lan dần theo thành động mạch => sóng mạch đập phản ánh mạch đập của tim.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
D. tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
Câu 2. Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 3. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 4. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng
A . Vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
Câu 5. Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chị nhờ dịch mô
B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp ( mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu
Câu 6. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. tĩnh mạch và mao mạch
B. mao mạch
C. động mạch và mao mạch
D. động mạch và tĩnh mạch
Câu 7. trong các loài sau đây:
(1)tôm (2) cá (3) ốc sên
(4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt
Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?
A. (1), (3) và (5) B. (1), (2) và (3)
C. (2), (5) và (6) D. (3), (5) và (6)
Câu 8. Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2
A. khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
B. được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
C. còn lưu giữ trong phê nang
D. thải ra trong hô hấp tế bào của phổi
Câu 9. Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì
A. giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối
B. tốc độ máu chảy chậm
C. máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn
D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô
Câu 10. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, tốc độ máu chảy chậm
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Câu 11. Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
(1) Tôm (2) mực ống (3) ốc sên ( 4) ếch
(5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt
A. (1), (3) và (4)
B. (5), (6) và (7)
C. (2), (3) và (5)
D. (2), (4), (6) và (7)
Câu 12. Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn bên và cho biết, đây là hệ tuần hoàn đơn hay kếp? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình
Phương án trả lời đúng là:
A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch phổi ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch
B. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch phổi
C. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch phổi ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch
D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch phổi
Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
D |
B |
B |
D |
C |
B |
A |
A |
A |
D |
A |
C |