BÀI 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP (tiếp theo )

 

III.  NƯỚC:

-        Khi cây thiếu nước từ 40 - 60 % thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.

-        Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.

IV.  NHIỆT ĐỘ:

-        Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau:

+       Thực vật vùng núi cao, ôn đới là - 50oC,

+       Thực vật nhiệt đới là 4 - 8 oC.

-        Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở các loài cũng khác nhau

+       Cây ưa lạnh ngừng quang hợp ở 12oC

+       Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58oC

V.    NGUYÊN TỐ KHOÁNG:

-        Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:

+       N, P, S : tham gia tạo thành enzim quang hợp.

+       N, Mg : tham gia hình thành diệp lục.

+       K : điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.

+       Mn, Cl : liên quan đến quang phân li nước.

VI.  TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:

-        Là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà hay trong phòng.

-        Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh =>  đảm bảo cung cấp rau quả tươi ngay cả khi mùa đông.

-        Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô …

BÀI TẬP VÂN DỤNG

Câu 1.   Phân biệt điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng trong quá trình quang hợp?

Lời giải

-        Điểm bù về ánh sáng: là điểm của cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp của cây bằng nhau

-        Điểm bão hòa về ánh sáng: là điểm của cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại. Điểm bão hòa về ánh sáng của quang hợp thay đổi tùy theo loại thực vật.

Ví dụ: cây ưa bóng có điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.

Câu 2.   Phân tích mối liên hệ giữa cường độ quang hợp với cường độ ánh sáng

Lời giải

Quan hệ giữa quang hợp và cường độ ánh sáng:

-        Ánh sáng là điều kiện cơ bản để cây tiến hành quang hợp.

-        Cây có thể quang hợp ở cường độ ánh sáng tối thiểu rất thấp như ánh sáng vào lúc hoàng hôn, ánh sáng đèn điện yếu,… Từ cường độ ánh sáng tối thiểu, nếu tăng dần cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng dẫn đến điểm bão hòa ánh sáng. Từ điểm bão hòa ánh sáng nếu tiếp tục tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp không tăng rồi giảm dần.

-        Nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh.

 

Câu 3.   Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.

Lời giải

Fe tham gia vào quá trình tổng hợp pocfirin nhân diệp lục; Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục. Thế nên, khi thiếu các nguyên tố này cây không thể tổng hợp được diệp lục do đó lá cây thường sẽ bị mất màu xanh.

Câu 4.   Phân tích mối liên hệ giữa cường độ quang hợp và nồng độ CO2?

Lời giải

Mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2:

-        CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp.

-        Nồng độ CO2 trong không khí chiếm 0,03%. Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây bắt đầu quang hợp là khoảng 0,008 – 0,01%. Từ mức này nếu tăng nồng độ CO­2 thì cường độ quang hợp tăng dần lên đến mức cực đại, quá mức này nếu tiếp tục tăng nồng độ CO­thì cường độ quá trình không tăng rồi giảm dần

Câu 5.   Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?

Lời giải

Nhiệt độ đại ảnh hưởng đến các phản ứng enzime trong quang hợp. Các nhiệt độ cực tiểu, cực thuận và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưởng, phát triển của loài cây. Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10oC thì cường độ quang hợp tăng 2 – 2,5 lần

Câu 6.   Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp?

Lời giải

 

Nước là nguyên liệu của quá trình quang phân li nước trong pha sáng của quang hợp. Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ hoạt động của quá trình quang hợp

 

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật

A. C4.        B. CAM.        C. C3.        D. C4 và thực vật CAM.

Câu 2. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.

Câu 3. Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp )tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.

B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.

D. xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 4. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng

A. 25oC - 30oC.     B. 30oC - 35oC.     C. 20oC - 25oC.    D. 35oC - 40oC.

Câu 5. Chuỗi truyền electron tạo ra

A. 32 ATP.        B. 34 ATP.        C. 36 ATP.       D. 38 ATP.

Câu 6. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?

(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp

(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.

Phương án trả lời đúng là:

A. (3), (4) và (5).     B. (1), (4) và (5).

C. (2), (3) và (6).     D. (1),(4) và (6).

Câu 7. Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

A. chỉ rượu etylic.     B. rượu etylic hoặc axit lactic.

C. chỉ axit lactic.     D. đồng thời rượu etylic và axit lactic.

Câu 8. Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (4).     B. (1), (2) và (4).

C. (1), (2), (4) và (5).     D. (1), (2), (3), (4) và (5).

 

Câu 9. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.

C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

 

Đáp án

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

C

A

D

B

A

A

B

C

D

 

Bài viết gợi ý: