Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây( tiếp theo )
II. DÒNG MẠCH RÂY:
1. Cấu tạo của mạch rây:
-. Mạch rây gồm các tế bào sống là tế bào ống rây và tế bào kèm.
*) Hình thái cấu tạo:
-Tế bào ống rây: là các tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh
=> Nhiệm vụ: tham gia trực tiếp vận chuyển dịch mạch rây
-Tế bào kèm: là các tế bào nằm cạnh tế bào ống rây với đặc điêm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ
=> Nhiệm vụ: cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây
*)Cách sắp xếp của các tế bào ống rây và tế bào kèm :
-Các tế bào ống rây nối với nhau qua các bản rây tạo thành ống xuyên suất từ các tế bào quang hợp tới cơ quan dự trữ
-Các tế bào kèm nằm sát, xung quanh các tế bào ống rây
2. Thành phần của dịch mạch rây:
- Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
3. Động lực của dòng mạch rây:
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)
- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp
III- BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1:So sánh mạch gỗ và mạch rây thông qua các tiêu chí: Cấu tạo, thành phần và động lực?
Lời giải :
|
mạch gỗ |
mạch rây |
Cấu tạo |
Là những tế bào chết. Thành tế bào có chứa linhin. Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá.
|
Là những tế bào sống. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ |
thành phần |
Nước, muối khoáng được hấp thụ ở rễ và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ |
Thành phần dịch Là các sản phẩm đổng hóa ở lá: Saccarozo, aa, vitamin… Một số ion khoáng được sử dụng lại |
động lực |
Là sự phối hợp của 3 lực : Áp suất rễ. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ |
Động lực Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. |
Câu 2. Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Lời giải :
Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.
Động lực của dòng mạch rây chủ yếu dựa vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt, quả…)
Câu 3. Cho biết vai trò chính của dòng mạch gỗ và mạch rây đối với thực vật
Lời giải :
Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước, các ion khoáng từ đất vào rễ, theo mạch gỗ dẫn lên thân và lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …
Câu 4. Quá trình thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể thực vật?
Lời giải :
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.
- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá
- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.
hững số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?
+ Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Câu 5. Trình bày vai trò của các yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ?
Lời giải :
Lực đẩy (áp suất rễ) – giúp đẩy nước và muối khoáng vào trong mạch gỗ, áp suất rễ sinh ra do cơ chế hấp thu chủ động và thụ động ở rễ.
Lực hút do thoát hơi nước ở lá – quá trình thoát hơi nước ở lá có vai trò như cái “máy bơm” tạo ra sự chênh lệch áp suất kéo cột nước lên trên.
Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ - giúp duy trì liên tục dòng vận chuyển từ rễ lên lá hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy.
Câu 6. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ có thể tiếp tục đi lên đươc không? Vì sao?
Lời giải :
Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên.
IV- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN :
Câu 1. Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. lá và rễ. B. cành và lá.
C. rễ và thân. D. thân và lá.
Câu 2. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là
A. fructôzơ. B. glucôzơ.
C. saccarôzơ. D. ion khoáng.
Câu 3. Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
Câu 4. Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là
A. hoocmôn thực vật.
B. axit amin, vitamin và ion kali.
C. saccarôzơ.
D. cả A, B và C.
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?
- Tham gia vào quá trình trao đổi chất.
- Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
- Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể
- Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.
Câu 6: Nước liên kết có vai trò:
- Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
- Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước
- Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.
- Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
Câu 7: Nhiệt độ có ảnh hưởng:
- Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.
- Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rể.
- Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá.
-
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
A
C
C
D
B
D
D