I. ÁNH SÁNG:
Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
- Cường độ ánh sáng:
- Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.
- Điểm bảo hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại.
- Quang phổ ánh sáng:
-
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, protein tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành carbohidrat).
- Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ ; buổi trưa nhiều tia xanh tím)
II. NỒNG ĐỘ CO2:
-
- Tăng nồng độ CO2 => tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà CO2 .
- Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp)
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
Lời giải
Sự ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2 và đặc trưng sinh thái của loài cây.
Khi CO2 thấp: ánh sáng tăng => quang hợp tăng ít
Khi CO2 cao: ánh sáng tăng => quang hợp tăng mạnh
Khi CO2 thích hợp: quang hợp tăng tỉ lệ thuận với ánh sáng
Khi ánh sáng bão hoà: => quang hợp không tăng
Câu 2. Phân biệt điểm bù CO2 và điểm bão hòa CO2?
Lời giải
Điểm bù CO2 và điểm bão hoà CO2:
- Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau
- Điểm bão hòa CO2 : nồng độ CO2 để cường độ quang hợp cực đại. Điểm bão hòa CO2 tùy thuộc vào loài cây, cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, …
Câu 3. Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?
Lời giải
Nhiệt độ đại ảnh hưởng đến các phản ứng enzime trong quang hợp. Các nhiệt độ cực tiểu, cực thuận và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưởng, phát triển của loài cây. Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10oC thì cường độ quang hợp tăng 2 – 2,5 lần
Câu 4. Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp?
Nước là nguyên liệu của quá trình quang phân li nước trong pha sáng của quang hợp. Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ hoạt động của quá trình quang hợp
Câu 5. Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.
Lời giải
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp pocfirin nhân diệp lục; Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục. Thế nên, khi thiếu các nguyên tố này cây không thể tổng hợp được diệp lục do đó lá cây thường sẽ bị mất màu xanh.
Câu 6. Phân tích mối liên hệ giữa cường độ quang hợp và nồng độ CO2?
Lời giải
Mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2:
- CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp.
- Nồng độ CO2 trong không khí chiếm 0,03%. Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây bắt đầu quang hợp là khoảng 0,008 – 0,01%. Từ mức này nếu tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tăng dần lên đến mức cực đại, quá mức này nếu tiếp tục tăng nồng độ CO2 thì cường độ quá trình không tăng rồi giảm dần
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp
A. lớn hơn cường độ hô hấp.
B. cân bằng với cường độ hô hấp.
C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
Câu 2. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 3. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt
A. cực đại. B. cực tiểu.
C. mức trung bình D. trên mức trung bình.
Câu 4. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
Câu 5. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là
A. 0,01%. B. 0,02%. C. 0,04%. D. 0,03%.
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
Câu 7. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Câu 8. Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (4). B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2), (4) và (5). D. (1), (2), (3), (4) và (5).
Câu 9. Quan sát đồ thị sau:
Trong các nhận định sau:
(1) Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí.
(2) Tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng tới một giới hạn nhất định thì dừng lại, mặc dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng. Lúc này, để tăng tốc độ cố định CO2 phải tăng nồng độ CO2.
(3) Đường a thể hiện phần mà tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh sáng. Đường b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ CO2.
(4) a và b là biểu thị sự phụ thuộc vào nồng độ CO2 của hai loài khác nhau.
Số nhận định đúng với đồ thị trên là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng
A. 35oC - 40oC. B. 40oC - 45oC. C. 30oC - 35oC. D. 45oC - 50oC.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
A
C
D
C
D
C
C
B