BÀI 6: DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT ( TIẾP THEO )

III.  NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TỰ NHIÊN CHO CÂY: 

1.     Nitơ trong không khí:

-        Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N2, còn NO và NO2trong khí quyển là độc hại với thực vật. Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2với hidro của NH3 thì cây mới đồng hoá được.

2.     Nitơ trong đất:

-             Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ  cơ (nitơ khoáng) vànitơ hữu cơ (trong xác SV) ,

-              Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4và NO3_

-        Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác SV mà phải nhờ các VSV trong đất khoáng hoá thành: NH4và NO3_

IV- QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ NITƠ VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ TRONG ĐẤT:

1-Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất:

  1. 2.     Quá trình cố định nitơ phân tử:

    -        Là quá trình liên kết N2 với H2 => NH3 (trong môi trường nước NH3 => NH4+).

    Con đường vật lí, hoá học: xảy ra khi  môi trường có sấm sét hoặc tia lửa điện

    .

    Con đường sinh học: do VSV thực hiện (các VK này có enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hoá trị của nitơ để liên kết với hidro tạo ra NH3),

    gồm 2 nhóm:

    Nhóm VSV sống tự do như VK lam có nhiều ở ruộng lúa.

    Nhóm VSV sống cộng sinh với thực vật như VK nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

    V. PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG:

    1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng:

    * Đúng lượng

    * Đúng loại

    * Đúng lúc

    * Đúng cách

    2.     Các phương pháp bón phân:

    -        Bón phân qua rễ: bón vào đất (bón lót và bón thúc)

    -        Bón phân qua lá: phun lên lá (khi trời không mưa và nắng không gay gắt)

    3.     Phân bón và môi trường:

    -        Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.

     

    BÀI TẬP VẬN DỤNG

    Câu 1: Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

    Lời giải:

     Quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học là biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển nhưng thực vật không hấp thụ được thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) để cây dễ dàng hấp thụ. Nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học xảy ra ở điều kiện bình thường tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại, đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.

    Câu 2.   Trình bày vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật

    Lời giải

    Nitơ có vai trò rất quan trọng đối với thực vật, không có nitơ cây xanh sẽ không phát triển được.

    Về cấu trúc: nitơ là thành phần không thể thiếu của prôtêin, axit nuclêic, chất diệp lục, … Nếu thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin nên sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, lá có màu vàng.

    Trong điều tiết các hoạt động: nitơ là thành phần cấu tạo của enzim, coenzim và ATP. Do đó nitơ điều tiết quá trình trao đổi chất thông qua sự xúc tác, cung cấp năng lượng và trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.

    Câu 3.   Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

    Lời giải

    Vì nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu (không chỉ đối với cây lúa mà với tất cả các loài cây khác). Do đó, khi thiếu nitơ cây lúa sẽ không thể hoàn thành được chu trình sống do không tổng hợp được một số hợp chất quan trong như: prôtêin, axit nuclêic…

    Câu 4.   Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

    Lời giải

    Trong khí quyển có rất nhiều khí nitơ tồn tại ở dạng phân tử N2 nhưng dạng này thực vật không hấp thụ được. Quá trình cố định nitơ biến đổi nitơ phân tử sẵn có trong khí quyển thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ.

    Nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ bình thường của cây.

    Câu 5.   Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat?

    Lời giải

    Vì trong 2 dạng nitơ mà cây hấp thụ được từ ngoài môi trường   là dạng ôxi hóa, nhưng trong cơ thể thực vật nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử do đó nitrát cần được khử thành amôni để tiếp tục đồng hoá thành axit amin, amit và prôtêin

    Câu 6.   Để sử dụng nitơ phân tử (N2) và nitơ từ xác sinh vật, cây xanh phải nhờ quá trình nào?

    Lời giải

    Để sử dụng nitơ phân tử (N2) cây xanh phải cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm hoạc nhờ các vi khuẩn cố định đạm có tự do trong đất biến đổi nitơ phân tử thành NH3. Các vi khuẩn này có emzym nitrôgenaza, nhờ đó N2 mới kết hợp được với H2 thành NH3

    Nitơ từ xác sinh vật được các sinh vật trong đất khoáng hóa thành NH4và NO

    Câu 7.   Thế nào là bón phân hợp lí, vai trò của biện pháp đó đối với năng suất cây trồng và môi trường?

    Lời giải

    Bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây, theo pha sinh trưởng và phát triển, theo đặc điểm lí, hoá tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ thành phần dinh dưỡng hợp lí.

    Bón phân không đúng thì năng suất sẽ thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.

    Câu 8.   Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.

    Lời giải

     

    Nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (vi sinh vật, động vật, thực vật). Dạng nitơ mà cây hấp thụ được là dạng nitơ khoáng 

    Câu 9.   Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng  đầu độc?

    Lời giải

    Khi lượng nitơ đưa vào cơ thể nhiều mà cây chưa có nhu cầu sử dụng, để tránh gây ngộ độc, ngay tại các tế bào đã diễn ra quá trình hình thành amit, một mặt là để dụ trữ lượng nitơ dư thừa, mặt khác là để bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng đầu độc.

     

     

    BÀI TẬP TỰ LUYỆN :

     

    Câu 1. Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng

    A. thấp và chỉ bón khi trời không mưa.

    B. thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.

    C. cao và chỉ bón khi trời không mưa.

    D. cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.

    Câu 2: Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ

    A. rễ lên lá theo mạch gỗ

    B. lá xuống rễ theo mạch gỗ

    C. rễ lên lá theo mạch rây

    D. lá xuống rễ theo mạch rây

    Câu 3: Phần lớn các chất khoáng hấp thụ vào cây theo cơ chế

    A. khuyếch tán và hút bám.

     B. chủ động.

    C. hoà tan.

    D. chủ động và thụ động.

    Câu 4: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:

     1. Gây độc hại đối với cây.

     2. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

    3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết

    . 4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

     

  2. 1, 2, 3, 4
  3. . 1, 2, 3.
  4. C. 1, 2.
  5. 1, 2, 4.
  6. Câu 5. Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây

        

    Chú thích từ (1) đến (4) lần lượt là :

    A. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N; (4). Chất hữu cơ.

    B. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N; (4). Chất hữu cơ.

    C. (1). NO3- ; (2). N; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ.

    D. (1). NH4+ ; (2). N; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ.

     

     

     

    Câu 6. Trong các trường hợp sau:

    (1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa Nthành nitrat.

    (2) Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.

    (3) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

    (4) Nguồn nitơ trong nhan thạch do núi lửa phun.

    Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên?

    A. 1.        B. 2.       C. 3.       D. 4.

    Câu 7. Trong các điều kiện sau:

    (1) Có các lực khử mạnh.

    (2) Được cung cấp ATP.

    (3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

    (4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

    Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là:

    A. (1), (2) và (3).   B. (2), (3) và (4).

    C. (1), (2) và (4).    D. (1), (3) và (4).

    Câu 8. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

    A. quả non.    B. thân cây.    C. hoa.    D. lá cây.

     Câu 9: Nguyên nhhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là gì?

     A. Các ion khoáng là độc hại đối với cây.

     B. Thế năng nước của đất là quá thấp

    C. Hàm lượng oxi trong đất là quá thấp.

    D. Các tinh thể muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất

     

    Đáp án

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Đáp án

    A

    A

    D

    D

    B

    A

    A

    D

    A

     

Bài viết gợi ý: