BÀI 16: Tiêu hoá ở động vật ( tiếp theo )

III-ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT

  1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt

 

STT

Bộ phận

Cấu tạo

Chức năng

1.    

Miệng

Răng cửa        

Răng nanh to khỏe   

Răng trước hàm và răng ăn thịt

-        Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương

-        Răng nanh nhọn dài cắm và giữ chặt con mồi

-        Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mãnh nhỏ để dễ nuốt.

-        Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng

2.    

Dạ dày

Dạ dày đơn to, khỏe, có các enzim tiêu hóa           

           

           

-        Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.

-        Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit

3.    

Ruột

Ruột non ngắn

Ruột già         

Ruột tịt           

-        Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật

-        Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu trong ruột non giống như ở người

-        Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn

 

2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật

- Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.

- Dạ dày một ngăn (dạ dày đơn) hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).

• Quá trình tiêu hóa trong dạ dày đơn:

+

 Thức ăn thực vật được tiêu hóa và hấp thụ một phần trong dạ dày và ruột non.

+ Phần còn lại chuyển vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh.

• Quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn của trâu: 

+ Thức ăn được nhai qua loa ở miệng, rồi nuốt vào dạ cỏ.

+ Trong dạ cỏ thức ăn được lên men nhờ vi sinh vật cộng sinh.

+ Sau 30-60 phút thức ăn trong dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và  ợ lên miệng nhai kĩ lại.

+ Thức ăn sau khi nhai lại cùng với lượng lớn vi sinh vật quay trở lại thực quản vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển vào dạ múi khế.

+ Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

+ Ruột non rất dài do thức ăn nghèo chất dinh dưỡng (ruột trâu bò khoảng 50m).

+ Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.

 

 

STT

Bộ phận

Cấu tạo

Chức năng

1.    

Miệng

Tấm sừng       

Răng cửa và răng nanh   

Răng trước hàm, răng hàm        

           

-        Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ

-        Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.

2.    

Dạ dày

Dạ dày thỏ     

 

 

Dạ dày thú nhai lại       

           

-        Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn

-        Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

-        Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại. Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồng cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.

3.    

Ruột

Ruột non dài  

Manh tràng lớn           

Ruột già         

-        Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt

-        Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu giống như trong ruột non người

-        Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

 

 

BÀI TẬP VẬN DỤNG

 

Câu 1.        Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?

TRẢ LỜI:

-        Do thức ăn thực vật có thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulôzơ rất khó tiêu hoá và lại nghèo dinh dưỡng nên ruột non dài giúp thú ăn thực vật có đủ thời gian để tiêu hoá và hấp thụ.

Câu 2.   Cho biết ý nghĩa của nhai lại ở động vật nhai lại.

TRẢ LỜI:

Ý nghĩa của nhai lại ở động vật nhai lại:

-        Khi ăn, động vật này nhai sơ để tiết kiệm thời gian nhằm ăn được nhiều hơn và trốn tránh được kẻ thù ăn thịt chúng.

-        Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ cỏ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh gây nên sự biến đổi sinh học với xenlulôzơ.

-        Thức ăn được ợ lên nhai lại là quá trình biến đổi cơ học chủ yếu và quan trọng đối với xenlulôzơ. Thức ăn được nhai kĩ cùng với lượng nước bọt dồi dào sẽ được chuyển xuống lá sách rồi dạ múi khế. Chính vi sinh vật là nguồn cung cấp prôtêin chủ yêu cho chúng.

Câu 3.        Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật lại rất phát triển?

TRẢ LỜI:

-        Ruột tịt của thú ăn thịt vốn là manh tràng ở các loài tổ tiên ăn thực vật, đây là nơi chứa các vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. Do ngày nay thức ăn của thú ăn thịt chủ yếu là thịt, mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá và hấp thụ nên không cần tiêu hoá vi sinh vật nữa

Câu 4.        Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?

TRẢ LỜI:

-        Ống tiêu hoá của các loài động vật có xương sống không thể tiết ra xenlulaza nên không thể tiêu hoá được xenlulôzơ trong tế bào thực vật. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng có thể tiết ra xenlulaza giúp tiêu hoá xenlulôzơ thành các axit béo. Ngoài ra vi sinh vật còn tiết ra các enzim tiêu hoá các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

-        Vi sinh vật cộng sinh từ dạ cỏ theo thức ăn đi vào dạ múi khế và vào ruột. Tại đây, chúng sẽ bị tiêu hoá và trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.

Câu 5.            Tại sao trong mề của gà hoặc của chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?

TRẢ LỜI:

Có hạt sỏi vì chim không có răng nghiền.

Tác dụng của hạt sỏi:

  •   Giúp nghiền nhỏ thức ăn dễ dàng nhờ lớp cơ dày, khỏe, chắc chắn của mề co bóp.
  •  Chà sát thức ăn được làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều.

Câu 6.        Tại sao nói ruột non là giai đoạn quan trọng nhất trong qua trình tiêu hóa?

TRẢ LỜI:

Lí do để thể hiện tính chất quan trọng nhất của ruột non trong quá trình tiêu hóa là:

-        Ở ruột non, chứa đầy đủ các loại enzim tiêu hóa và có hoạt tính rất mạnh, có khả năng phân cắt hóa học tất cả các loại thức ăn để tạo ra các sản phẩm dinh dưỡng đơn giản nuôi cơ thể.

-        Ruột non có bề mặt hấp thụ rộng, có kênh vận chuyển tích cực. Ruột non là nơi xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu nhất của cơ thể.

Câu 7.   Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn

TRẢ LỜI:

-        Thức ăn thực vật thường nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hoá nên phải ăn số lượng lớn thức ăn mới đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

 

Câu 8.        Trình bày điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về tiêu hóa của động vật ăn cỏ có dạ dày đơn và dạ dày 4 ngăn.

TRẢ LỜI:

-        Giống nhau: đều có cấu tạo thích nghi với thức ăn thực vật như răng nanh giống răng cửa, răng trước hàm và răng hàm phát triển …, ruột dài, đường tiêu hóa có cộng sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ

-        Khác nhau

Động vật ăn cỏ có dạ dạy đơn

Động vật ăn cỏ có dạ dày 4 ngăn

-  Chỉ nhai một lần kĩ

-  Dạ dày: đơn, không cộng sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulozo.

-  Manh tràng phát triển hơn.

-  Manh tràng là nơi cộng sinh với các vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ nên hiệu quả thấp hơn vì khả năng hấp thụ ở manh tràng thấp, vi khuẩn theo phân ra ngoài.

- Nhai 1 lần sơ sài, nhai lần 2 kĩ hơn

- Dạ dày: 4 ngăn, công sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulozo

- Manh tràng vừa phải

- Dạ dày là nơi cộng sinh chủ yếu để tiêu hóa xenlulôzơ nên hiệu quả cao hơn vì khả năng hấp thụ ở ruột non cao

Câu 9.        Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá và quá trình tiêu hoá thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật

TRẢ LỜI:

Về cấu tạo:

-        Khác nhau về sự phân hoá răng, khớp hàm, dạ dày có 4 ngăn, chiều dài ruột và ruột tịt

Khác nhau về quá trình tiêu hoá:

-        Thú ăn thịt xé thịt và nuốt; thú ăn thực vật nhai và nghiền nát thức ăn, một số loài có hiện tượng nhai lại.

-        Thú ăn thực vật nhai kỹ hoặc nhai lại thức ăn, có vi sinh vật trong dạ cỏ và manh tràng cùng tham gia hỗ trợ quá trình tiêu hoá.

   Câu 10.        Trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật hay tụy? Vì sao?

TRẢ LỜI:

 

Cắt bỏ tụy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới quá trình tiêu hóa vì: tụy tiết ra nhiều loại enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn trong khi đó dạ dày chỉ tiết pepsinogen cùng với HCl để biến đổi một phần thức ăn prôtêin hay nếu cắt bỏ túi mật thì mật từ gan có thể chuyển thẳng theo ống dẫn đến tá tràng, ít ảnh hưởng đến tiêu hóa.

 

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

 

Câu 1. Hình bên là bộ phận tiêu hóa nào? Của loài nào (trâu/ngựa/dê/thỏ) ? Chọn chú thích đúng cho hình

A. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ lá sách ; 3- dạ cỏ ; 4- dạ tỏ ong ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

B. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

C. dạ dày của ngựa. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

Câu 2. Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là

A. răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

B. răng cửa giữ thức ăn

C. răng nanh cắn và giữ mồi

D. răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ

Câu 3. Xét các loài sau:

(1) Ngựa        (2) Thỏ        (3) Chuột         (4) Trâu

(5) Bò         (6) Cừu         (7) Dê

Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn?

A. (4), (5), (6) và (7)

B.(1), (3), (4) và (5)

C. (1), (4), (5) và (6)

D. (2), (4), (5) và (7)

Câu 4. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là

A. vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn

B. dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt

C. nhai thức ăn trước khi nuốt

D. chỉ nuốt thức ăn

Câu 5. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào?

A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn

D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?

(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn

(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2), và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (3) và (4)

Câu 7. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là

A. răng cửa giữa và giật cỏ

B. răng nanh nghiền nát cỏ

C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ

D. răng nanh giữ và giật cỏ

Câu 8. Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn

B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn

C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn

D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn

Câu 9. Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ

B. hấp thụ bớt nước trong thức ăn

C. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ

D. thức ăn được ở lên miệng để nhai lại

Câu 10. Trong các phát biểu sau:

(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn

(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển

(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển

(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài

(6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

D. dạ dày của ngựa. 1- tá tràng ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng

Câu 11. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng

A. làm tăng nhu động ruột

B. làm tăng bề mặt hấp thụ

C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học

D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học

 

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Đáp án

B

B

A

B

A

B

B

B

A

C

B

 

Bài viết gợi ý: