BÀI 18: Tuần hoàn máu ( tiếp theo )

3. Hoạt động của tim

3.1. Tính tự động của tim

– Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.

 – Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

3.2. Chu kì hoạt động của tim

– Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.

– Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây.

4. Hoạt động của hệ mạch

4.1. Cấu trúc của hệ mạch

– Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

4.2. Huyết áp

– Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

– Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).
– Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

– Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.

                              Bảng chỉ số huyết áp theo chỉ số WHO

4.3. Vận tốc máu

– Là tốc độ máu chảy trong một giây.

– Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

– Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

 

BÀI TẬP VẬN DỤNG

 

Câu 1.   Trình bày những đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?

TRẢ LỜI:

-        Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch

-        Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh

-        Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống

-        Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi

Câu 2.   Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

TRẢ LỜI:

-        Sức co bóp của tim và nhịp tim - sức cản (ma sát) trong mạch máu: càng ra khỏi tim, càng xa động mạch chủ thì sức co bóp của tim giảm dần, đồng thời sức cản trong mạch tăng do tiết diện của động mạch ngày càng giảm dần  huyết áp giảm. Khi máu được thu về tĩnh mạch chủ thì huyết áp = 0

Câu 3.   Cho biết mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể. Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

TRẢ LỜI:

-        Động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì tim đập càng chậm.

-        Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn (tỉ lệ giữa diện tích cơ thể và thể tích cơ thể). Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hoá tăng lên, tim phải đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu ôxi và chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình chuyển hoá.

Câu 4.   Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch?

TRẢ LỜI:

Ta thấy vận tốc máu ở động mạch và tĩnh mạch cao, cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất tại các mao mạch

-        Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện của mạch, tiết diện càng lớn thì vận tốc càng lớn (nguyên lý động lực học chất lỏng). Do đó, ở động mạch chủ có lực phát động lớn nhất và tiết diện lớn nhất nên vận tốc là lớn nhất. Tĩnh mạch cũng có tiết diện lớn nhưng do ma sát nên lực co bóp của tim đã giảm  vận tốc máu giảm. Tại các mao mạch do tiết diện rất nhỏ nên vận tốc máu cũng rất nhỏ.

Câu 5.   Huyết áp là gì? Huyết áp tâm thu và tâm trương có ý nghĩa như thế nào?

TRẢ LỜI:

-        Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch.

-        Khi tim co bóp đẩy một lượng máu vào động mạch chủ gây ra huyết áp cực đại (huyết áp tâm thu). Khi tim nghỉ (pha dãn), máu không được bơm lên động mạch, áp lực lên động mạch giảm, ứng với huyết áp cực tiểu (huyết áp tâm trương).

Câu 6.   Nêu trình tự thời gian hoạt động và nghỉ ngơi của tim trong một chu kì tim ở người?

TRẢ LỜI:

-        Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

-        Tâm nhĩ co hết 0,1s và nghỉ 0,7s. khi tâm nhĩ ngừng co thì tâm thất co, tâm thất co 0,3s và nghỉ 0,5s. Như vậy thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi, nhờ đó tim có thể hoạt động liên tục trong một thời gian rất dài. Nếu tính chung thời gian hoạt động của cả tâm nhỉ và tâm thất thì thời gian tim co là 0,4s và thời gian dãn nghỉ chung là 0,4s.

Câu 7.   Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

TRẢ LỜI:

-        Đó là nhờ tính tự động của tim: Là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập họp sợi đặc biệt có trong thành tim gồm: nút xong nhỉ, nút nhỉ thất, bó His và mạng puốckin

Câu 8.   Tại sao khi tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm? Tại sao cơ thể bị mất máu làm huyết áp giảm?

TRẢ LỜI:

-        Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng lớn máu vào động mạch. Lượng máu lớn gây ra áp lực mạnh lên động mạch, kết quả là huyết áp tăng lên.

-        Tim đập châm và yếu thì lượng máu được đẩy vào động mạch sẽ ít hơn. Lượng máu ít nên áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm.

-        Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm.

Câu 9.      Tại sao ăn nhiều mỡ động vật  làm tăng huyết áp, dẫn đến suy tim?

TRẢ LỜI:

-    Mỡ động vật chứa nhiều cholesterol tích tụ dần trong động mạch làm cho đường kính động mạch ngày càng hẹp, cản trở dòng máu, nên tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến tăng huyết áp.

-  Cholesterol tích tụ ở các động mạch vành tim, nghẽn động mạch vành, máu cung cấp cho tim giảm dẫn đến suy tim.

 

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

 

Câu 1. Động mạch là nhưng mạch máu

A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan

C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan

D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

Câu 2. Mao mạch là những

A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào

B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào

C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào

D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào

Câu 3. Tĩnh mạch là những mạch máu từ

A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim

B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim

C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim

D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim

Câu 4. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài

A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây

B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây

C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây

D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây

Câu 5. Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là

A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”

B. Tự động

C. Theo chu kỳ

D. Cần năng lượng

Câu 6. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng

A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa

B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa

C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường

D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp

Câu 7. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:

A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co

B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co

C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co

D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co

Câu 8. Huyết áp là lực co bóp của

A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch

B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch

C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch

D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

Câu 9. Xét các đặc điểm sau:

1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô

3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim

5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

A. 2       B. 3        C. 4        D. 5

Câu10. Trong các phát biểu sau:

1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn

2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa

3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào

4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh

5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao

Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A. 1        B. 3        C. 4       D. 5

Câu 11 Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn dưới đây và cho biết, đây là hệ tuần hoàn đơn hay kép? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình

Phương án trả lời đúng là:

A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm thất ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm nhĩ

B. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm nhĩ

C. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm nhĩ ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm thất

D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất ; 2 - tĩnh mạch ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - động mạch mang ; 7 - tâm nhĩ

 

Câu 12. Ở Hhệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?

A. máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan

B. máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan

C. máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan

D. máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan

Câu 13. Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là

A. Tim hoạt động ít tốn năng lượng

B. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình

C. máu đến các cơ quan ngang nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

D. tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa

Câu 14. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự

A. Tim → Động mạch giàu O→ mao mạch → tĩnh mạch giàu CO→ tim

B. Tim → động mạch giàu CO→ mao mạch→ tĩnh mạch giàu O→ tim

C. Tim → động mạch ít O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim

D. Tim → động mạch giàu O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim

Câu 15. Trong hệ tuần hoàn kín

A. máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)

B. tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được

C. máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình

D. màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

Câu 16. Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở

A. lưỡng cư và bò sát

B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú

C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu

D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá

Câu 17. Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự

A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ

B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm thất

C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ

D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

D

B

D

A

A

C

C

C

 

Câu

11

12

13

14

15

16

17

Đáp án

D

A

A

A

A

B

A

 

Bài viết gợi ý: