A. Tóm tắt lý thuyết

1. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng

  • Dưới ánh sáng màu trắng, Vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta, (trừ vật màu đen). Ta gọi là màu của vật.
  • Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

2. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

  • Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
  • Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
  • Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

C3: Hãy rút ra các nhận xét và kết luận khi chiếu ánh sáng xanh lục vào các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng.

  • Dưới ánh sáng màu lục vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém khi gặp ánh sáng màu lục.
  • Dưới ánh sáng màu lục vật có màu lục vẫn có màu lục. Vậy vật màu lục tán xạ tốt khi gặp ánh sáng màu lục.
  • Dưới ánh sáng màu lục vật có màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu lục.
  • Dưới ánh sáng lục vật màu trắng có màu lục. Vậy màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu lục.

Bài tập minh họa

Bài 1. Hãy giải thích tại sao nước biển đựng trong một cái cốc thì không có màu xanh mà biển lại có màu xanh?

Hướng dẫn giải:

  • Pha một ít nước mực xanh loãng rồi đổ vào hai cốc thủy tinh như nhau, đáy trong suốt; một cốc đổ rất vơi, một cốc đổ khá đầy. Đặt hai cốc trên một tờ giấy trắng.
  • Nếu nhìn theo phương ngang thành cốc thì thấy nước trong hai cốc xanh như nhau.
  • Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ta sẽ thấy nước ở trong chiếc cốc đầy sẽ xanh hơn nước ở trong chiếc cốc vơi (hình 55.1)

  • Ta giải thích hiện tượng này như sau. Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu. Ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như truyền qua tấm lọc màu càng dày, nên màu của nó càng thẫm.
  • Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau và ta thấy nước trong hai cốc xanh như nhau.
  • Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng, bị tán xạ trở lại, qua lớp nước rồi vào mắt coi như truyền qua một lớp nước màu có bề dày bằng hai lần bề dày lớp nước trong cốc. Do đó, ở cốc đầy nước thì ánh sáng phải truyền qua một lớp nước rất dày, nên màu của nó thẫm. Ở cốc nước vơi thì ánh sáng truyền qua lớp nước mỏng hơn nhiều, nên màu của nó nhạt.
  • Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm ánh sáng truyền qua nó có màu xanh, coi như không màu. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng kilômet rồi trở lại thì ánh sáng sẽ có màu xanh thẫm. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng ánh sáng truyền qua lớp nước màu mỏng hay dày đựng trong hai cốc trên.

Bài 2

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

                                     (Ca dao)

a. Lúc nào thì ánh trăng màu vàng (vào chập tối hay vào đêm khuya)?

b. Tại sao trong nước lại có ánh trăng?

Hướng dẫn giải:

a. Lúc chập tối thì ánh trăng có màu vàng.

b. Người con gái trong câu ca dao tranh thủ lúc trời mát về chiều tối để tát nước. Người con trai đứng trên bờ nhìn thấy ánh trăng phản xạ trên mặt nước trong gầu nước của cô gái, nên mới có cảm xúc để làm câu thơ nói trên.

B. Hướng dẫn gải tập trong sách giáo khoa

Bài C1 (trang 144 SGK Vật Lý 9): Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.

- Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt ta?

- Nếu thấy vật màu đen thì sao?

Hướng dẫn giải:

- Khi nhìn thây vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đỏ vào mắt.

- Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt

Bài C2 (trang 145 SGK Vật Lý 9): Rút ra nhận xét về màu của các vật màu đỏ, xanh lục, đen và trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng đỏ.

Hướng dẫn giải:

Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.

Bài C3 (trang 145 SGK Vật Lý 9): Hãy rút ra nhận xét và kết luận khi chiếu ánh sáng xanh lục vào các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng.

Hướng dẫn giải:

- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắng có màu xanh. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.

- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng xanh lục.

- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.

- Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục.

Bài C4 (trang 145 SGK Vật Lý 9): Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng của Mặt Trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.

Bài C5 (trang 145 SGK Vật Lý 9): Đặt một tấm kính đỏ (hay một mẩu giấy bóng kính đỏ) trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy nó có màu gì? Tại sao? Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy có màu gì? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng, rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính ta sẽ thấy tờ giấy màu đỏ.

Ta giải thích như sau: Ánh sáng đỏ trong chùm ánh sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tám hình đỏ theo chiều ngược lại, vào mắt ta. Vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ.

Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đen. Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.

Bài C6 (trang 145 SGK Vật Lý 9): Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ, khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh...?

Hướng dẫn giải:

Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh.

C. Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo

Câu 1: Chọn câu đúng.

A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.

B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.

C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.

D. Chiếc bút màu xanh để ở trong phòng tối cũng vẫn thấy màu xanh.

 Câu 2: Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

A. Trắng

B. Đỏ

C. Hồng

D. Tím

Câu 3: Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng màu lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy, dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu:

A. Đỏ

B. Lục

C. Vàng

D. Xanh thấm, tím hoặc đen

Câu 4: Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.

B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục.

C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.

 D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Câu 5: Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ chiếc ôtô, ta thấy: lốp ôtô màu đen, người lái mặc áo trắng, đội mũ xám, đầu ôtô có cắm lá cờ màu đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, Màu chiếc lốp, màu áo, màu mũ, màu cờ đó sẽ có màu lần lượt là:

A. Đỏ, đỏ,đỏ,đỏ

B. Đỏ, đen, đỏ, đen

C. Đen, trắng, xám, đỏ

D. Đen,đen, đen, đen

Bài viết gợi ý: