Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Chứng minh rằng :

  1. \[AB.AC=AH.BC\]
  2. \[A{{B}^{2}}=BH.BC;A{{C}^{2}}=CH.BC\]
  3. \[A{{H}^{2}}=HB.HC\]
  4. \[\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{A{{C}^{2}}}\]

Bài 2: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, ba đường cao AD,BE,CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:

  1. \[\vartriangle AHF\]đồng dạng với \[\vartriangle ABD\]
  2. \[\vartriangle ACF\]đồng dạng với \[\vartriangle ABE\]
  3. \[\text{AF}\text{.AB=AE}\text{.AC}\]
  4. \[\vartriangle AEF\]đồng dạng với \[\vartriangle ABC\]
  5. \[\vartriangle ADB\]đồng dạng với \[\vartriangle CDH\]
  6. \[\text{BH}\text{.BE+CH}\text{.CF=B}{{\text{C}}^{2}}\]

Bài 3: Cho hình bình hành ABCD với đường chéo \[AC>BD\]. Gọi E,F lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ C đến các đường thẳng AB và AD. Gọi G là chân đường vuông góc kẻ từ B đến AC. Chứng minh rằng:

  1. \[\vartriangle BCG\]đồng dạng với \[\vartriangle C\text{AF}\]
  2. \[\text{AB}\text{.AE+AD}\text{.AF}=A{{C}^{2}}\]

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AD. Biết \[AB=6cm,AC=8cm\]. Từ B kẻ tia phân giác BE của góc ABC cắt AC tại E và cắt AD tahi F.

  1. Tính độ dài đoạn thẳng AB,AD
  2. Chứng minh \[A{{D}^{2}}=BD.DC\]
  3. Chứng minh \[\frac{DF}{FA}=\frac{AE}{EC}\]

Bài 5: Cho t5am giác ABC vuông tại A, \[AB=15cm,AC=20cm\], đường cao AH

  1. Tính độ dài BC, AH
  2. Gọi D là điểm đối xứng với B qua H. Vẽ hình bình hành ADCE. Tứ giác ABCE là hình gì ? Vì sao?
  3. Tính diện tích tứ giác ABCE.

Bài 6: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, ba đường AD,BE,CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:

  1. \[AF.AB=AH.AD\]
  2. \[\vartriangle AHB\]đồng dạng với \[\vartriangle \text{AFD}\]
  3. \[\vartriangle \text{AEF}\] đồng dạng với \[\vartriangle \text{ABC}\]
  4. \[\vartriangle H\text{EF}\]đồng dạng với \[\vartriangle \text{HCB}\]
  5. \[\text{BF}\text{.BA+CE}\text{.CA=B}{{\text{C}}^{2}}\]
  6. \[HE.HB=HF.HC\]
  7. Biết \[BD=2cm,DC=3cm,{{S}_{ABC}}=30c{{m}^{2}}\]. Tính BC;AD;HD và \[{{S}_{HBD}}\]?

Bài 7: Cho tam giác MNP vuông tại \[M\left( MP>MN \right)\]. Kẻ tia phân giác của góc N cắt PM tại I.

Từ P hạ đoạng thẳng PK vuông góc với tia phân giác NI (K thuộc NI)

  1. Chứng minh: \[\vartriangle MNI\]đồng dạng với \[\vartriangle KPI\]
  2. Chứng minh \[INP=IPK\]
  3. Cho \[MN=6cm,MP=8cm\]. Tính IM.

Bài 8: Cho tam giác ABC, \[BC=4cm\]. Trên BC lấy điểm M sao cho \[CM=1cm\]. Qua M kẻ đường thẳng song song với AC cắt AB tại N, Kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC tại Q. Biết \[{{S}_{QMC}}=3c{{m}^{2}}\].

  1. Tính \[{{S}_{ABC}}\]
  2. Tính  \[{{S}_{NBM}}\]

Bài 9: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, phân giác BD cắt AH tại E.

  1. Chứng minh tam giác ADE cân
  2. Chứng minh \[AE.BD=BE.DC\]
  3. Từ D kẻ \[DK\bot BC\] tại K. Tứ giác ADKE là hình gì?

Bài 10: Cho tam giác ABC vuông tại A,M là trung điểm của BC,H là hình chiếu của M trên AC,K là hình chiếu của H trên BC.

  1. Chứng minh \[CH.KM=HK.MH\]
  2. Tính diện tích tam giác ABC biết \[MH=15cm,HK=12cm\]

Bài 11: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi I và K lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC

  1. Tứ giác AIHK là hình gì ?
  2. Chứng minh \[\vartriangle AIK\]đồng dạng với \[\vartriangle ACB\]
  3. Tính \[{{S}_{AIK}}\]biết \[BC=10cm,AH=4cm\].

Bài 12: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Từ  H kẻ \[HE\bot AB,HF\bot AC\]. Chứng minh rằng: \[\vartriangle AEF\] đồng dạng với \[\vartriangle ACB\]

Bài 13: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của BH,AH. Chứng minh rằng:

  1.  \[\vartriangle ABH\]đồng dạng với \[\vartriangle CAH\]
  2. \[\vartriangle ABM\]đồng dạng với \[\vartriangle CAN\]
  3. \[AM\bot CN\]
  4. \[MN\bot AC\]

Bài viết gợi ý: