A - Kiến thức cần nhớ
I. Canxi oxit (CaO)
1.Tính chất vật lí
Canxi oxit là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ cao.
2.Tính chất hóa học
Có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ
a)Tác dụng với nước
- PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
- Ca(OH)2 (vôi tôi) tan ít trong nước, phần tan tạo dung dịch bazơ
- CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng làm khô nhiều chất.
b) Tác dụng với axit
- Thí dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
=> CaO có thể khử tính chua của đất trồng trọt, xử lí nước.
c) Tác dụng với oxit axit
- Thí dụ: CaO + CO2 → CaCO3
2. Ứng dụng của canxi oxit
- Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
- Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…
3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp
- Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi. Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…
- Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung vôi:
- Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt: C + O2 → CO2
- Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 9000C: CaCO3 → CaO + CO2
II. Lưu huỳnh dioxit
Tính chất hóa học của Lưu huỳnh dioxit
Bài tập minh họa: Nêu phương pháp hóa học nhận biết từng nhóm chất sau:
a) Hai chất rắn màu trắng là: CaO và P2O5
b) Hai chất khí không màu là SO2 và O2
Hướng dẫn giải:
a) Cho mỗi chất tác dụng với nước, sau đó thử dung dịch thu được bằng quỳ tím, dung dịch nào làm quỳ chuyển sang màu xanh là dung dịch Ca(OH)2 ⇒ Chất rắn là CaO, dung dịch làm quỳ chuyên sang màu đỏ là dung dịch H3PO4 => chất rắn là P2O5.
Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2 P2O5 + H2O → H3PO4
b) Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch nước vôi trong, khí nào làm đục nước vôi trong ⇒ khí đó là SO2, khí O2 không làm đục nước vôi trong.
Phương trình hóa học: SO2 +Ca(OH)2→CaSO4+H2O
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1.(Trang 9 SGK)
Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau?
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.
Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
a)Nhận biết hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch :NaOH và Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch:
- Nếu ở dung dịch nào xuất hiện vẩn đục thì đó là dung dịch Ca(OH)2 =>chất ban đầu là CaO
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)
- Nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.
2NaOH + CO2 → H2O + Na2CO3 (tan trong nước)
b) Nhận biết hai chất khí không màu là CO2 và O2.
Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)
Bài 2. (Trang 9 SGK)
Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.
a) CaO, CaCO3;
b) CaO, MgO.
Viết phương trình hóa học
Hướng dẫn giải
a) Nhận biết CaO, CaCO3
Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước,
- Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Ở ống nghiệm nào không thấy chất rắn tan và không nóng lên, chất cho vào là CaCO3
b) Nhận biết CaO, MgO
Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước
- Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Ở ống nghiệm nào không thấy chất rắn tan và không nóng lên, chất cho vào là MgO
Bài 3.(Trang 9 SGK)
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3
a) Viết các phương trình hóa học
b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn giải
Ta có nHCl = 3,5 . 0,2 = 0,7 mol
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3
a) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
(mol) x → 2x x (mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
(mol) y 6y
b) Theo bài ra tổng khối lượng của hỗn hợp CuO và Fe2O3 là 20g
=>mCu + mFe2O3 = 20 (g) =>80x + 160y = 20 (3)
Từ phương trình (1) (2) => nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (4)
Giải 2 phương trình (2) và (4) ta được x = 0,05 ; y = 0,1
Trong hỗn hợp ban đầu
mCuO = 0,05 . 160 = 4 g
mFe2O3 = 20 – 4 = 16 g
Bài 4. (Trang 9 SGK)
Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
Hướng dẫn giải
nCO2 =\[\frac{2,24}{22,4}\]= 0,1 mol
a) PTHH: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Phản ứng: 0,1 → 0,1 0,1
b) Từ phương trình phản ứng =>nCO2 = nBa(OH)2 = 0,1 mol
Nồng độ mol của Ba(OH)2
CM Ba(OH)2 = 0,10,20,10,2 = 0,5 M
c) Chất kết tủa thu được sau phản ứng là BaCO3 có số mol là 0,1
m BaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:
A. CaO tác dụng với O2
B. CaO tác dụng với CO2
C. CaO dụng với nước
D. Cả B và C
Câu 2: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO ?
A. Tác dụng với axit
B. Tác dụng với bazơ
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với muối
Câu 3: Sử dụng chất thử nào để phân biệt hai chất rắn màu trắng : CaO và P2O5
A. Dung dịch phenolphtalein
B. Giấy quỳ ẩm
C. Dung dịch axit clohiđric
D. A , B và C đèu đúng